Thứ Năm, 17 tháng 9, 2015

Cloud Hosting- hiện nay có những loại nào?

Gần đây Cloud hosting ngày càng nhiều doanh nghiệp lựa chọn sử dụng và phổ biến vì tính ổn định của dịch vụ khi loại bỏ được những lo lắng về hư hỏng thiết bị phần cứng bên dưới.

Hiện nay có các loại cloud hosting sau

1. Windows hosting: Dịch vụ Windows hosting sử dụng hệ điều hành Windows Server 2008 được cài đặt các ứng dụng mã nguồn lập trình ASP hoặc ASP.NET với hệ thống cơ sở dữ liệu MSSQL (2008), tương thích với các mã nguồn phổ biến hiện nay, ngoài ra dịch vụ Windows hosting được sử dụng bản quyền phần mềm Paraleels Plesk Control giúp bạn có thể dễ dàng quản lý hosting và sử dụng nhiều tiện ích như quản lý lượng truy cập, dữ liệu. Khi sử dụng Windows hosting, bạn cần mua bản quyền phần mềm Windows Server 2009 và Paralles Plesk

2. Linux hosting: thích hợp các đối tượng khách hàng đang có nhu cầu sử dụng dịch vụ lưu trữ website PHP/MySQL trong giai đoạn đầu phát triển, bạn có thể chủ động nâng cấp lên các gói dịch vụ cao hơn khi cần thiết mà không làm ảnh hưởng đến dữ liệu và thời gian hoạt động của website một cách nhanh chóng, ngoài ra dịch vụ Linux hosting hỗ trợ tối đa các mã nguồn mở thông dụng hiện nay.

3. Email hosting: Hệ thống máy chủ mail hosting là giải pháp tối ưu cho nhu cầu sử dụng số lượng mail lớn với mức độ liên tục. Đảm bảo khả năng gửi nhận email offline và online giữa hai hệ thống được liên tục, không bị gián đoạn mà vẫn an toàn.

4. Storage Host: là gói dịch vụ web hosting chuyên nghiệp với đường truyền tốc độ cao, đảm bảo cho việc lưu trữ và chai sẻ các dữ liệu thông tin. Storage hosting được tích hợp với việc xây dựng hệ thống lưu trữ và chia sẻ thông tin dùng riêng hoặc truyền tải file dữ liệu gữi các chi nhánh với nhau nhanh chóng mà vẫn đảm bảo không bị rò rỉ. Storage hosting phù hợp cho các cá nhân hoặc doanh nghiệp nhỏ muốn có hệ thống lưu trữ và chia sẻ dữ liệu lớn nhưng lại tiết kiệm được chi phí

#Cloudserver#Backup@CDN

Thứ Bảy, 5 tháng 9, 2015

Đầu tư IT trong doanh nghiệp

Sau một buổi chia sẻ, mình nghi nhận được những thông tin về việc tại sao doanh nghiệp nên đầu tư vào IT.

Tại sao doanh nghiệp phải đầu tư cho IT
- Dữ liệu tập trung, đưa ra kết quả nhanh nhất, giảm giấy tờ, tiết kiệm chi phí, thời gian => Quản lý thông tin hiệu quả, giúp doanh nghiệp có được những báo cáo kịp thời để đưa ra những quyết định phù hợp.
- Quy trình làm việc xuyên suốt, thông tin chi tiết nhanh hơn.
- Phục vụ mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp để tạo ra giá trị cho doanh nghiệp: tài chính, khách hàng, quy trình quản lý hoạt động trong công ty, con người và phát triển
- Tuyển dụng, đào tạo nhân sự tốt, tối ưu hóa điều hành doanh nghiệp, tạo ra sản phẩm tốt. Những người làm việc hiệu quả, chất lượng và có năng lực sẽ làm ra sản phẩm tốt
- Mang lại giá trị cho khách hàng: tạo ra những sản phẩm tốt hơn kỳ vọng của khách hàng
- Tài chính hạn chế rủi ro, thông tin tài chính minh bạch, rõ ràng.
- Khách hàng: tạo ra văn hóa hướng tới khách hàng, đảm bảo sự sẵn sàng của dịch vụ để phục vụ kịp thời, thay đổi nhanh chóng theo yêu cầu hoạt động kinh doanh, ra các quyết định chính xác dựa trên dữ liệu, tối ưu hóa chi phí phục vụ cung cấp cho khách hàng => Khách hàng là người quan trọng nhất. Văn hóa là thứ rất xa xỉ.
- Internal Business Process: Tối ưu hóa chi phí hoạt động theo chức năng, tối ưu hóa chi phí theo quy định vận hành, quản lý được các chương trình thay đổi trong tổ chức, tạo ra sự tuân thủ trong nội bộ công ty.
- Doanh nghiệp đầu tư các nguồn lực cần thiết cho hoạt động IT: Cơ sở hạ tầng, cơ sở hạ tầng IT, phần mềm, ứng dụng, thông tin, quy trình, con người và cấu trúc tổ chức.
Các hoạt động đầu tư tài chính: Xây dựng cơ sở hạ tầng: Trung tâm dữ liệu, máy phát điện, máy lạnh. Mua sắm thiết bị IT: máy chủ, máy tính, thiết bị mạng... Mua sắm phần mềm: CRM, ERP, HRM, Email MS Office. Phát triển quy trình ISO 27001, ITTL, PMP, CMM, Agile. Tuyển dụng và đào tạo nhân lực: Hard & Soft skill

Xác định mục tiêu và lợi ích
1. Xác định mục tiêu kinh doanh
Về mặt tài chính
- Gia trị cổ phiếu của doanh nghiệp đối với nhà đầu tư
- Danh mục các sản phẩm/ dịch vụ cạnh tranh
- Quản lý và hạn chế các rủi ro trong kinh doanh
- Tuân thủ các quy định của pháp luật
- Thông tin tài chính minh bạch, rõ ràng
Về mặt Internal Business Process
- Tối ưu hóa chi phí hoạt động theo chức năng
- Tối ưu hóa chi phí theo quy trình vận hành
- Quản lý các chương trình

2. Xác định chỉ số đo lượng mục tiêu
- Tài chính: Tang doanh số, giảm chi phí, giảm rủi ro
- Khách hàng: Tăng mức độ gắn bó, hài lòng của khách hàng, nhận dạng thương hiệu tốt hơn
- Internal: Chất lượng sản phẩm/ dịch vụ hiệu quả
- Learning & Group: Phát triển nguồn nhân lực, nguồn lực chuyên gia

3. Đo lường mục tiêu
- Thiết lập các biện pháp thu thập dữ liệu cho các Metrics,
- Tính chỉ số ROI, IRR và PAYBACK PERIOD

4. Cách tính chi phí đầu tư:
- Total cost of ownership (TCO): Là ước tính về mặt tài chính giúp người mua hoặc chủ sở hữu xác định các chi phí trực tiếp hoặc gián tiếp cần thiết cho một sản phẩm, dịch vụ hoặc một hệ thống
- Phần lớn các chi phí đều tính được ra thành tiền
- Chi phí nhân lực partime được tính theo công thức FTE (Full Time Equivalent)

Còn nhiều nữa, những ghi chép trên chưa hẳn đã hiểu hết nhưng vẫn muốn ghi lại. Biết đâu sau một thời gian nữa sẽ có mức độ hiểu sâu sắc hơn ^^

Ngày 5/9/2015