Thứ Ba, 28 tháng 2, 2017

Yếu tố then chốt của năng lực cạnh tranh


Khi mua một sản phẩm, như ô tô chẳng hạn. Những tiêu chí làm cơ sở để chúng ta quyết định mua sẽ là gì? Dĩ nhiên là có rất nhiều yếu tố, nhưng chúng ta không thể bỏ qua bốn yếu tố: Chất lượng, giá cả, thời gian giao hàng và dịch vụ chăm sóc khách hàng

Một số người sẽ cho là yếu tố giá cả, nhưng theo bản thân tôi khi luôn lấy chất lượng làm hàng đầu. Điều này gồm các yếu tố hoạt động như tốc độ gia tốc, khả năng thích ứng với địa hình, mức độ tiêu hao nhiên liệu, độ bền.

Yếu tố tiếp theo là giá cả, ở đây không chỉ ám chỉ cái giá niêm yết mà ta phải trả, mà giá tiền ta phải trả sau bất cứ việc chiết khấu hoặc các giá trị đổi, bù nào...

Tiếp theo là vấn đề giao hàng, không có lý do gì khi tiền xe thì đã thanh toán, nhưng phải đợi ba đến sáu tháng mới có xe (ngoại trừ trường hợp có những mẫu xe có ở nước ngoài nhưng ở Việt Nam mình rất ít sử dụng, phải đặt từ nước ngoài)

Một yếu tố nữa là điều kiện thanh toán. Đây cũng chính là lợi thế cạnh tranh, là yếu tố để thúc đẩy khách hàng mua hàng. Như đại lý hay công ty bán ô tô đó có chấp nhận cà thẻ tín dụng hay không, có cho trả góp hay không và nếu cho thì lãi suất sẽ được tính như thế nào?

Yếu tố cuối cùng là hậu mãi và chăm sóc khách hàng. Nhiều đại lý ô tô gần đây cạnh tranh bằng cách không bán kèm nội thất, mà là tặng, hoặc là tăng bảo hiểm cho xe, tăng thời gian bảo hành
(Sưu tầm)

Thứ Tư, 22 tháng 2, 2017

Tôi đã giảm 50% thời gian làm việc như thế nào?



Trong suy nghĩ của phần lớn mọi người, hình ảnh của nhà quản lý doanh nghiệp luôn gắn liền với sự bận rộn. Tôi từng chứng kiến nhiều người bạn, khi còn đi làm thuê trông họ thật thảnh thơi và vui vẻ, họ có những kỳ nghỉ trọn vẹn, có cơ hội chăm lo cho gia đình. Nhưng kể từ khi mở một doanh nghiệp riêng, họ trở nên vô cùng tất bật, không còn thời gian cho gia đình, bạn bè hay bất cứ sở thích cá nhân nào.

Có lẽ đó không phải là mong muốn của những người quản lý, hay các ông chủ doanh nghiệp khi mới khởi nghiệp. Nhưng theo thời gian, do áp lực của công việc, họ phải dành thời gian cho công việc ngày càng nhiều và mặc nhiên chấp nhận sự thật đó. Cá nhân tôi cũng từng rất vất vả khi phải điều hành hai doanh nghiệp cùng một lúc. Tôi làm việc 7 ngày mỗi tuần, đôi khi là cả các buổi tối. Cơ thể tôi gần như kiệt sức, tôi luôn ở trong tình trạng mệt mỏi và không thể sáng tạo được.

Cho đến khi tôi nhận ra sự thật là có những người đang giải quyết khối lượng công việc lớn hơn mình rất nhiều, nhưng họ cũng như tôi, chỉ c ó 24 tiếng mỗi ngày. Tôi nghĩ mình cần phải thay đổi cashc làm việc. Tôi đã lập kế hoạch cắt giảm 50% thời gian làm việc, cụ thể mỗi ngày chỉ làm việc 4 tiếng thay vì 8-12 tiếng như trước. Và sau đó 2 tháng, tôi vui mừng nhận ra mình đã ở trong trạng thái khỏe mạnh hơn, vui vẻ hơn và quan trọng là công việc cũng hiệu quả hơn hẳn lúc trước.

Nếu bạn là một mẫu "sếp" bận rộn và bạn cũng muốn có nhiều thời gian hơn cho bản thân, gia đình thì hãy tham khảo những kinh nghiệm mà tôi đã đúc rút và áp dụng cho công việc của mình dưới đây.
1. THAY ĐỔI TƯ DUY LÀM VIÊC
Khi được khuyên cắt giảm thời gian làm việc, phần lớn các nhà quản lý đều cho rằng đó là điều bất khả thi. Làm sao có thể làm việc ít đi trong khi hiện tại họ đang cố hết sức mà vẫn chưa giải quyết hết "núi công việc" mỗi ngày.
Đây là một loại bẫy tư duy nhà quản lý phải vượt qua. Thử tưởng tượng bạn muốn đến một nơi rất xa nhưng hiện tại bạn chỉ có một chú lạc đà. Lạc đà tuy chăm chỉ nhưng đi chậm hơn ngựa rất nhiều. Vậy giải pháp là bạn sẽ đi kiếm một chú ngựa hay bắt chú lạc đà đi suốt đêm?
Mỗi khi bạn bị quá tải trong công việc thì đó là dấu hiệu cho thấy bạn cần làm một cách "thông minh hơn" thay vì "chăm chỉ hơn". Là một nhà quản lý, bạn cần hiểu mục tiêu của doanh nghiệp là đạt được kết quả cao nhất với nguồn lực ít nhất. Thực tế cho thấy các doanh nghiệp thành công không bao giờ phát triển bằng cách yêu cầu mọi người làm việc nhiều hơn, vì sức lực của mỗi người đều có hạn. Thay vào đó, họ sẽ xây dựng một phương pháp làm việc khoa học, hợp lý và tạo ra môi trường thoải mái cho tất cả mọi người.

Tôi rất thích một câu nói của Bill Gates, ông nói "Tôi thường giao việc khó cho những người lười vì người lười sẽ tìm ra một cách đơn giản nhất để giải quyết việc đó". Ở đây, bạn cũng nên thử "lười" một cách khôn ngoan. Chăm chỉ là một đức tính tốt, nhưng nếu nhà quản lý chỉ tập trung vào sự chăm chỉ, nó sẽ là kẻ thù của hiệu suất. Vì vậy, thử lật ngược vấn đề và đặt câu hỏi "tại sao không phải là 4 tiếng thay cho 8 tiếng". Tôi in rằng bạn sẽ thấy câu trả lời không ở quá xa.

2. NÓI KHÔNG VỚI NHỮNG NHIỆM VỤ KHÔNG QUAN TRỌNG.
Bước đầu tiên trong hành trình cắt giảm thời gian làm việc là nói không với những nhiệm vụ không quan trọng. Nguyên nhân chủ yếu khiến các nhà quản lý bận rộn là vì họ ôm đồm quá nhiều thứ và đặt ra quá nhiều nhiệm vụ cho chính mình.
Thông thường, bạn nghĩ rằng đó đều là những việc quan trọng và tôi phải tự làm, nếu không công việc sẽ đổ bể. Có thể bạn đang quá tự tin vào bản thân hoặc đánh giá thấp nhân viên của mình đấy. Nếu nghiêm túc nhìn nhận lại, bạn sẽ thấy có đến hàng tá công việc bạn đang làm là không cần thiết. Hãy tập trung vào những nhiệm vụ quan trọng nhất, chia bơt việc còn lại cho người khác, tìm kiếm đối tác hoặc các dịch vụ thuê ngoài, thậm chí là bỏ hẳn ra khỏi kế hoạch kinh doanh nếu nó không quá quan trọng.
Hãy nhớ rằng thời gian của ban là rất quý, đừng lãng phí nó cho những việc mà người khác có thể làm thay bạn. Có câu nói "việc quan trọng nhất của cái đầu là để làm cái đầu". Nếu bạn cứ ôm hết mọi việc thì bạn chỉ là một "nhân viên cao cấp" chứ không phải là thủ lĩnh thực sự của doanh nghiệp.
Hãy hình dung doanh nghiệp của bạn là một chiếc máy bay Boeing, và bạn là cơ trưởng. Bên cạnh bạn có đội ngũ nhân viên (phi hành đoàn) và phía sau là khách hàng của doanh nghiệp (hành khách đi máy bay). Nhiệm vụ của bạn là đưa cả chiếc máy bay đến đích an toàn và nhanh chóng. Nếu bạn cứ chạy tới chạy lui thay nhiệm vụ của tiếp viên, nhân viên kỹ thuật mà không tập trung vào nhiệm vụ của cơ trưởng, máy bay sẽ chẳng bao giờ đến đích được.

3. TẬP TRUNG CAO NHẤT CHO THỜI GIAN LÀM VIÊC
Việc chỉ còn lại 4 tiếng làm việc mỗi ngày (tương đương với một buổi sáng hoặc chiều) tự nhiên sẽ đặt bạn trước áp lực phải tập trung cao cho khoảng thời gian này nếu muốn công việc suôn sẻ.
Cá nhân tôi thấy rằng đó là một sự thay đổi tuyệt vời. Nếu như trước khia, bạn thường bắt đầu ngày mới một cách khá chậm rãi, có thể bạn tự cho nửa tiếng dầu tiên để nhấm nháp ly cà phê, hoặc nghỉ giữa giờ một lúc để nghe nhạc thì bây giờ hẳn bạn sẽ thay đổi hoàn toàn.
Kể từ khi làm việc 4 tiếng mỗi ngày, tôi mới nhận ra 8 tiếng trước kia của mình không hề được khai thác triệt để. Tôi bị xao lãng và phân tán bởi nhiều yếu tố, đôi khi là trì hoãn công việc và tự nhủ "mình còn cả ngày mai để giải quyết công việc kia mà". Nhưng với lịch làm việc mới, tôi thường thấy bắt tay ráo riết ngay từ phút đầu tiên.
Thông thường, tôi sẽ dành 3 phút để liệt kê tất cả những công việc cần làm trong ngày hôm đó. Bạn đầu, tôi khá vất vả, nhưng sau tháng đầu tiên, mọi việc bắt đầu trôi chảy hơn, tôi thường kết thúc vào khoảng 11h sáng. Tôi có thể yên tâm rời khỏi bàn làm việc và cảm thấy mình đã có một ngày thật tuyệt vời.

4. TỪ CHỐI LÀM VIỆC THÊM GIỜ
Có một số "sếp" rất thích làm việc thêm giờ, thậm chí là nghiệm làm việc ngoài giờ. Thông thường, họ chỉ kết thúc công việc lúc 18h hoặc 19h hàng ngày. Họ thích gửi email và nhắn tin cho nhân viên vào buổi tối, khoảng thời gian lẽ ra nên được dành cho gia đình. Tôi hoàn toàn cảm thông với suy nghĩ đó vì tôi cũng đã từng như vậy. Việc làm ngoài giờ cho tôi một cảm giác tự hào, giống như mình đang nỗ lực và hy sinh tất cả cho công việc này.
Dù vậy, không thể phủ nhận làm việc ngoài giờ là một thói quan thiếu khoa học và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và tâm lý. Tệ hơn, nó không phải những không giúp hiệu quả công việc tăng lên mà còn giảm đi rất nhiều.
Nếu đã chọn làm việc 4 tiếng mỗi ngày, bạn cần kiên quyết từ chối làm "thêm một chút" và sẵn sàng để công việc còn dư lại hôm qua, trừ những việc thực sự khẩn cấp. Khi công việc phát sinh, bạn hãy tự nhắc nhở bản thân "luôn có cách dễ hơn để giải quyết vụ này". Chỉ cần bạn sáng tạo một chut,s và đừng thỏa hiệp với con ong chăm chỉ bên trong bạn, giải pháp sẽ đến rất sớm. Đôi khi chỉ với một cú điện thoại cho đúng người, bạn sẽ giải quyết xong công việc mà bạn cần cả ngày trước đó.

5. DÀNH THỜI GIAN PHÁT TRIỂN NHÂN VIÊN
Nếu đã nghiêm túc vói kế hoạch cắt giảm thời gian làm việc, chắc hẳn bạn sẽ có ngay một khoảng thời gian "dư thừa" mỗi ngày (4 tiếng buổi chiều chẳng hạn). Bây giờ là lúc bạn nghĩ xem nên làm gì với khoảng thời gian đó.
Tất nhiên bạn không nên lãng phí nó để ngủ hay đi chơi một cách không mục đích. Người ta thường nói thời gian là vàng bạc. Chúng ta hãy lấy chuyện tiền bạc làm ví dụ. Giả sử trước kia, bạn luôn sống trong sự nghèo khó, túng thiếu, dù làm việc cật lực vẫn không đủ chi tiêu. Bây giờ, nhờ khéo léo tiết kiệm và kiếm tiền, bạn đã có một khoản thu nhập dư dả mỗi tháng, nhất định bạn không bao giờ được phung phí nó, mà phải tích cực đầu tư số tiền này để có thêm nhiều tiền hơn nữa.
Với thời gian cũng như vậy. Khi có thời gian rảnh, hãy nghĩ cách tái đầu tư nó vào công việc, bạn sẽ lại có nhiều thời gian hơn, và hiệu quả công việc lại tăng lên gấp bội.
Một trong những cách đầu tư khôn ngon nhất bạn nên áp dụng là đầu tư cho nhân viên. Bạn hãy dành 1-2 buổi trao đổi mỗi tuần để huấn luyện kỹ năng làm việc cho họ. Hãy nhớ xem lần gần nhất bạn tổ chức một buổi huấn luyện cho nhân viên là khi nào, và sau mỗi năm, nhân viên của bạn có tiến bộ nhiều không?
Đầu tư vào nhân viên giúp cải thiện hiệu suất làm việc của tổ chức. Bạn sẽ rất ngạc nhiên khi thấy tình trạng nhân viên yếu kém, chậm tiến ngày càng giảm đi. Đồng thời, được cấp trên trực tiếp đào tạo cũng sẽ khiến nhân viên cảm thấy gắn bó và yêu mến môi trường doanh nghiệp hơn.

6. TÌM KIẾM Ý TƯỞNG CẢI TIẾN CÔNG VIỆC
Bên cạnh đầu tư vào nhân viên thì đầu tư cho chính mình cũng là điều rất quan trọng. Có rất nhiều cách để đầu tư cho bản thân như
- Đọc sách
- Tham gia các khóa học hoặc hội thảo
- Gặp gỡ những người thành đạt hoặc có kinh nghiệm
- Giao lưu với những người bạn mới để mở rộng mối quan hệ
- Đi tham khảo thị trường và tìm kiếm ý tưởng kinh doanh
- Học hỏi đối thủ cạnh tranh trên tinh thần tôn trọng và cầu thị
- Gọi điện hoặc đến thăm khách hàng để lắng nghe ý kiến của họ
Tất cả những cách làm trên sẽ khiến bạn luôn tràn đầy ý tưởng, năng lượng và nhiệt huyết với công việc mỗi ngày. Có nhiều nhà quản lý không hề áp dụng một ý tưởng cải tiến công việc nào trong suốt một năm, thậm chí lâu hơn. Có thể do họ lười thay đổi, nhưng phần lớn vì họ có quá ít thời gian để nghĩ về những ý tưởng mới.
Các cụ ta có câu "Một người lo bằng kho người làm", nếu bạn có 4 tiếng để nghĩ ý tưởng mới mỗi ngày trong khi các nhà quản lý khác chỉ có 4 tiếng mỗi tháng thì tôi không hề nghi ngờ rằng doanh nghiệp cuarb ạn có những bước tiến thần kỳ mà các doanh nghiệp khác không thể theo kịp.
Tất cả, chỉ cần bắt đầu với một suy nghĩ đơn giản ngay từ hôm nay: hãy cắt đi 50% thời gian, bớt siêng năng, tăng hiệu quả.
Nguồn: Chu Ngọc Cường

Thứ Sáu, 3 tháng 2, 2017

Ứng dụng điện toán đám mây vào vận chuyển nông sản


Xuất phát từ việc nông sản hư hại trong quá trình vận chuyển hoặc xuất khẩu, một công ty ở Trà Vinh đã đưa ra giải pháp dùng bộ cảm biến nhiệt- ổ khóa thông minh để điều chỉnh mức nhiệt phù hợp áp dụng công nghệ điện toán đám mây

"Tôi còn quá trẻ để nghỉ ngơi", đó là câu nói của ông Nguyễn Thanh Mỹ, nguyên Chủ tịch Tập đoàn Mãy Lan ở Trà Vinh. Thế nên, ở tuổi 61, ông khởi nghiệp lại ở ngành nông nghiệp, không phải 1 mà là 3 công ty khởi nghiệp. Và những sản phẩm của ông Mỹ được áp dụng công nghệ điện toán đám mây, được thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhắc tới trong việc giải bài toán nông nghiệp.

Sản phẩm ứng dụng công nghệ điện toán đám mây
Các sản phẩm của ông Mỹ hiện được áp dụng công nghệ điện toán đám mây trong vận chuyển nông sản rất hiệu quả.
Một trong số các sản phẩm của ông là bộ cảm biến nhiệt độ trong xe và ổ khóa thông minh ngoài xe giúp thu và truyền tín hiệu lên hệ thống đám mây, giúp chủ hàng kiểm soát được nhiệt độ trong xe, tránh được việc hoa quả, thủy sản bị hư hỏng trong quá trình vận chuyển.

Cụ thể, cảm biến được cài đặt trong thùng xe còn ổ khóa thông minh đặt ngoài xe. Dữ liệu về nhiệt độ sẽ chuyển đến ổ khóa, dữ liệu từ ổ khóa gửi lên điện toán đám mây. Container đi đến đâu, nhiệt độ bao nhiêu trong container đó là người bán và người chở đều biết.
Người bán hàng và người vận chuyển sẽ thỏa thuận với nhau về mức nhiệt cụ thể trong xe trong suốt quá trình vận chuyển. Và vì vậy, họ có thể theo dõi được nhiệt độ trong thùng xe để đảm bảo nông sảm, thủy sản không bị hư.

"Rất nhiều hàng nông sản, thủy sản của Việt Nam khi vận chuyển được sang nước ngoài bị trả về. Quá trình vận chuyển có thể qua đường biển hàng tháng trời và cuối cùng không bán được gây thiệt hại lớn nhưng khó tìm ra nguyên nhân. Có thể do va đập hay nhiệt độ trong thùng quá cao. Bộ cảm biến nhiệt độ và ổ khóa thông minh sẽ giải quyết vấn đề này". Anh Cường, trợ lý của ông Mỹ, giải thích cho chúng tôi.

Việt Nam là nước nông nghiệp nhưng quá trình vận chuyển nông nghiệp đang làm hư hại khoảng 40% sản phẩm nông sản, gây thiệt hại lớn về kinh tế. Xuất phát từ trực trạng này, RYLAN Technologies của ông Nguyễn Thanh Mỹ, Việt kiểu Canada, đã đưa ra giải pháp để giải quyết vấn đề này trong khâu vận chuyển nông sản.

Tiến sĩ Nguyễn Thanh Mỹ là người sáng lập Tập đoàn Mỹ Lan, một cộng trình đồ sộ tại vùng đất nghèo Trà Vinh. Ông Mỹ đã chuyển giao quyền điều hành Mỹ Lan cho vợ vào cuối năm 2015 để khởi nghiệp lại ở tuổi 60. Ba công ty Startup của ông Mỹ đều tập trung vào các giải pháp nông nghiệp, trong đó có RYLAN Technologies

Làm nông nghiệp "thông minh"
Có đền Trà Vinh, chúng tôi mới hiểu được những sản phẩm mà ông Mỹ đang làm. Ngoài công ty Mỹ Lan, công trình đồ sộ như một khu nghỉ dưỡng ở một huyện nghèo ở tỉnh Trà Vinh, bên kia con sông là cù lao. Nơi ấy chính là tổ ấm của gia đình ông và cũng là nơi thành viên công ty khởi nghiệp của ông đang say mê lao động.

Khu vực hoạt động của các công ty khởi nghiệp nằm dưới lòng đất, phía trên là gia đình ông ở. Bên ngoài là hồ bơi, vườn tược, sông nước. Ông dí dỏm " Đây là thung lũng Silicon thu nhỏ đó, thấp hơn so với mặt đất giống như valley (thung lũng)"

Khi nói về các công ty khởi nghiệp, ánh mắt của người đàn ông có mái tóc hoa râm lại sáng lên. Những trăn trở về thực phẩm bẩn về cái đang sai. Quê hương mình tôm cá đầy đồng, rau cỏ tươi tốt, sao người dân lại phải ăn đồ bẩn và ông Mỹ thấy được những cái sai trong nông nghiệp.

Cả ở 5 phân khúc của chuỗi giá trị nông nghiệp là vật tư đầu vào, canh tác, chế biến, phân phối và tiêu thụ đều có cái sai. Và ông muốn làm đúng nhưng cái đó đang sai đó. Thế là các công ty khởi nghiệp về nông nghiệp ra đời.

Bên cạnh bộ cảm biến nhiệt độ và khóa thông minh cho xe chở nông sản, ông Mỹ còn có nhiều sản phẩm công nghệ cao cho nông nghiệp như phân bón thông minh chỉ cần bón một lần, bao bì thông minh giúp giữ nông sản trong thời gian dài mà không cần hóa chất; đồng hồ  nước thông minh giúp phát hiện rò rỉ nước và giảm nhân lực trong ngành...

Theo ICTNEWS