Thứ Tư, 26 tháng 7, 2017

KAIROS về thời gian

Ai trong chúng ta cũng vội vã và tha thiết muốn tậu thêm cho mình một chút thời gian. "Tôi không có thời gian. Tôi rất bận. Một ngày sao ngắn quá..." Đó là những câu cửa miệng của người đời, Vậy có bao giờ bạn hỏi mình thời gian là gì?
Người Hy Lạp cổ có 2 khái niệm về thời gian. Chronos là khái niệm thờ igian được đo bằng kim đồng hồ. Đó là thời gian ta sử dụng để hoàn thành deadline, hẹn giờ họp, đi ngủ, thức dậy. Chronos được tính bằng con số 8:15 sáng, 5:45 chiều.
Khái niệm thời gian thứ 2 là Kairos. Đây là khái niệm thời gian của tinh thần, là cảm giác về giá trị và ý nghĩa. Thời gian được thể hiện bằng thước đo "in the moment- hiện diện trong hiện tại", dành hết tâm trí cho giây phút đó, và cảm nhận mọi thứ mà giây phút này mang lại. Khi sống trong khái niệm kairos. Bạn thật sự có mặt ở đó, và chẳng hề vội vãn lướt qua để đi đến bất kỳ thứ gì đó tiếp theo.
Bạn đang sống trong trục thời gian nào, chronos hay kairos?
Ai trong chúng ta cũng đều bị chronos chi phối. Ta phải có sự sắp xếp, sự chuẩn bị, có deadline, có quy định giờ giấc hàng ngày. Và đôi khi ta trôi theo lịch thời gian chronos mà chẳng hiểu tại sao. Phải chăng ta cần thời gian để hỏi tại sao. Phải chăng ta cần thời gian để phản tư sao ta lại làm điều ta đang làm? Mục đích ta nằm ở đâu? Giá trị ta mang lại là gì? Phải chăng ta cần một khái niệm thời gian khác, kairos để cho phép mình sống trong hiện tại, có mặt trong chính cuộc đời mình, và tận hưởng giá trị mà thời gian mang lại.
Bạn có thể thử sống với kairos xe msao bằng những cách sau đây:
- Dừng lại để suy nghĩ trong ngày về mục đích sống, mục đích của việc bạn đang làm
- Dành cho mình thời gian kairos trong lịch trình hàng ngày, chỉ để suy nghĩ, phản tư, mơ mộng và tạo cho mình cảm hứng. Đây là thời gian bạn dành cho mình sự tự do. Bạn tự do suy nghĩ, đọc một cái gì đó chẳng liên quan, hay đi lang thang, hay quan sát một việc gì đó lạ... Đó là thời gian bạn chỉ dành cho bản thân mình.
- Ngắt kết nối trong thời gian kairos. Gạch vào lịch là thời gian đó bận, không tiếp khách, không nghe điện thoại, không làm việc. Chỉ khi bạn thật sự ngắt kết nối với thế giới lao xao, bạn mới có thể quay về và sống với chính mình.
Bạn có thể rất bận, nhưng Kairos mới thật sự giúp ta phát triển hiệu quả và đạt được mục đích đặt ra cho bản thân mình, giúp ta cân bằng, giữ lửa đam mê

Chủ Nhật, 23 tháng 7, 2017

Nhà quản lý, hãy học cách giao việc

Giao việc là chuyện dễ như bỡn đối với một nhà quản lý? Ai mà chẳng biết giao việc! Nhận và làm thì mới khó chứ giao thì khó gì! Thật vậy không?
Tôi cho rằng, giao việc cũng khó không kém gì nhận việc; thậm chí còn khó hơn, vì đòi hỏi kỹ năng cao hơn!
Thường, khi nói đến giao việc, nhiều người chỉ nghĩ đến việc gọi nhân viên lên, bảo phải làm gì là xong. Tôi thì hay giao việc theo quy trình... 12 bước. Vâng, 12 bước! Ai tin thì nghe, không tin thì thôi. Nhưng tôi thấy rất hiệu quả. Các anh chị và các bạn có thể thử xem! Chú ý đừng bỏ qua mục 5, 6, 9 (hay bị bỏ qua)!
1. Chọn người phù hợp (có năng lực và có đam mê, hoặc chí ít cũng phải yêu thích công việc được giao).
2. Chọn thời điểm phù hợp để giao việc (không chọn lúc căng thẳng, buồn phiền, mệt mỏi...)
3. Chọn không gian phù hợp (không chọn nơi quá ồn ào, nóng bức, có quá đông người chẳng hạn).
4. Giải thích cụ thể để giao việc (không chọn lúc căng thẳng, buồn phiền, mệt mỏi...)
5. NÓI RÕ KỲ VỌNG (mục tiêu cần đặt, kết quả mong muốn...) - bước quan trọng này hay bị bỏ qua.
6. KIỂM TRA LẠI THÔNG TIN (người nhận xác nhận lại những gì mình được nghe)- bước này cũng hay bị bỏ qua!
7. Hướng dẫn sơ bộ cách làm việc (tùy theo đối townjg, có thể bỏ qua khâu này)
8. Động viên tinh thần người nhận việc.
9. NHẮC LẠI MỤC TIÊU VÀ THỜI GIAN (DEADLINE)- bước này cũng hay bị bỏ qua.
10. Yêu cầu người nhận trình bày kế hoạch/ lộ trình thực hiện (bằng miệng hoặc bằng văn bản tùy theo mức độ phức tạp, tầm quan trọng, tính khẩn cấp của công việc của công việc)
11. Tự mình hoặc cử người theo dõi, giám sát, chấn chỉnh, nhắc nhở, hỗ trợ khi cần
12. Kiểm tra, đánh giá kết quả và khen thưởng, kỷ luật (bước này có thể tách làm 2, 3 bước nữa)

Giao việc cho cấp dưới càng đòi hỏi phải tỉ mỉ hơn. Thà mất thêm một tí thời gian để giao việc còn hơn giao cẩu thả để rồi kết quả như là "thả cẩu"