Thứ Ba, 19 tháng 9, 2017

Những quy luật, công thức cơ bản người làm kinh doanh phải biết

Ngay cả người bán hàng rong cũng biết tính làm sao để thu phải nhiều hơn chi. Vì vậy, đừng ra kinh doanh nếu không biết các quy luật, công thức cơ bản, cho dù không phải là chuyên gia tài chính

Quy luật cung- cầu
Cho dù làm ngành nghề gì thì muốn thành công phải có sự nhạy bén trong kinh doanh (busines sense). Ngành nghề gì cũng thế, càng có nhiều cầu thì càng hấp dẫn, ai cũng muốn nhảy  vào, tạo nên sự cạnh tranh khiến cung đôi khi vượt quá cầu
Để giành giật khách hàng, số đông doanh nghiệp hay chọn chiến lược cạnh tranh về giá thay vì tạo sự khác biệt, vì giảm giá thì dễ làm hơn, đỡ phải đau đầu suy nghĩ cách làm sao để khác biệt. Thế nên mới có nhiều "đại dương đỏ" với lượng cá có hạn nhưng quá nhiều người câu, dẫn đến cuộc chiến phá giá gay gắt.
Không có loại sản phẩm hay dịch vụ nào dễ làm, ít tốn công sức hay đem lại thành công cho tất cả mọi người. Không nắm quy luật cung- cầu thì cũng như ra trận mà không có vũ khí
Ví dụ về việc cho thuê nhà kiểu Airbnb: Nếu trong khu vực bạn muốn đầu tư có nhiều khách tìm thuê nhà (cầu nhiều) mà chưa nhiều người cho thuê (cung ít) thì đây là cơ hội tốt cho bạn. Nhưng nếu đã có nhiều đối thủ cạnh tranh trong cùng khu vực thì bạn nên cân nhắc và tính toán xem lượng khách hàng tiềm năng có đủ nhiều cho tất cả mọi người hay không

Tuy nhiên, néu bạn tự tin về gu thẩm mỹ (biết trang trí nhà mình cho bắt mắt để hút khách) cũng như dịch vụ khách hàng siêu tốt của mình thì cơ hội dành vẫn dành cho bạn - khách vẫn sẽ tìm đến bạn nếu bạn đưa ra mức giá thuê hợp lý

Công thức ROI và chi phí cơ hội
Đối với doanh nghiệp siêu nhỏ và quyết định đơn giản thì chênh lệch thu- chi là đủ dùng. Tuy nhiên công thức này bị hạn chế khi đụng đến các quyết định có liên quan đến máy móc, công nghệ, những tài sản có thể khấu hao, vì chi phí ban đầu để mua những thư này thường không rẻ và chỉ tính được hiệu quả kinh tế về lâu dài

ROI (Return On Investment), còn gọi là tỷ suất hoàn vốn, là chỉ số mà bất cứ người kinh doanh nào cũng cần biết. Nói một cách dễ hiểu, tìm chỉ số ROI là việc trả lời câu hỏi nếu bỏ ra 1 đồng thì tôi sẽ có thể có thêm mấy đồng nữa. Ví dụ, lãi suất tiết kiệm ngân hàng cũng là một chỉ số ROI
ROI  giúp bạn ra những quyết định về đầu tư, chi tiêu. Khi bạn muốn chi cái gì mà chưa biết cái đó sẽ mang lại cho bạn bao nhiêu thì hãy dành ít phút ngồi tính ROI trước đã. Ví dụ như dứng trước quyết định có nên đầu tư vào hệ thống camera và khóa thông minh hay không, tôi tính ROI và htấy nó giúp tôi hoàn vốn nhanh hơn so với việc thuê tiếp tân hay bảo vệ hàng tháng

Công thức tính: ROI = lợi nhuận ròng/ chi phí đầu tư (%). Trong trường hợp chi quá nhiều, thu không đủ bù chi thì lợi nhuận bị âm, lúc đó ROI cũng sẽ âm.
Ví dụ: Nếu ROI là 20% nghĩa là 100 đồng tôi bỏ ra sẽ mang lại cho tôi thêm 20 đồng. Nếu ROI là -20% nghĩa là 100 đồng tôi bỏ ra đầu tư sẽ khiến tôi mất thêm 20 đồng nữa vì kinh doanh kém.

Để tính lợi nhuận ròng trong công thức ROI, cần biết doanh thu dự kiến và chi phí đầu tư là bao nhiêu.

Ví dụ trong việc cho thuê nhà Airbnb: Chi phí đầu tư là tổng chi phí mặt bằng (nếu là nhà thuê lại), nội thất, trang thiết bị (TV, máy lạnh, tủ lạnh...), cơ sở vật chất (dầu gội, sữa tắm, giấy vệ sinh...), điện nước, phí vệ sinh, phí bảo vệ, phí quản lý, thuế... Nói chung có bao nhiêu chi phí phải tính hết vào và chọn mức khấu hao hợp lý. Về doanh thu dự kiến thì chỉ nên chọn tỉ lệ kín phòng (occupancy rate) khoảng 66% (2/3) là mức trung bình an toàn, vì ngành du lịch bị ảnh hưởng bởi yếu tố mùa vụ (seasonality), luôn có mùa cao điểm và thấp điểm. Như vậy, doanh thu dự kiến cả năm của bạn sẽ xấp xỉ bằng giá thuê 1 đêm x 20 ngày/ tháng (66% số ngày của một tháng) x 12 tháng. Sau đó, bạn chỉ cần áp dụng công thức ROI ở trên để cân nhắc  và quyết định đầu tư của mình

Tuy nhiên, doanh thu thực tế sẽ khác doanh thu dự kiến, do 2 yếu tố trong công thức: Giá thuê 1 đêm và tỷ lệ kín phòng. Khi đang mùa thấp điểm hoặc mới bắt đầu kinh doanh Airbnb, bạn nên giảm giá để tăng tỷ lệ kín phòng và kiếm được càng nhiều "bình luận" (review) càng tốt. Khi đã trở thành "điểm được ưa thích" (superhost) hoặc đến mùa cao điểm, khi mà tỷ lệ kín phòng đã tương đối tốt (>80%), bạn có thể tăng giá đê cải thiện doanh thu

Nhưng giá là con dao 2 lưỡi, bạn phải luôn giữ nó ở mức ngang giá thị trường hoặc thấp hơn nếu không muốn tỷ lệ kín phòng bị suy giảm. Vì cho dù nhà bạn có tuyệt vời thế nào, số đông vẫn sẽ không chấp nhận trả cao hơn mức giá trị trường chung. Tăng giá (cao hơn thị trường) mùa cao điểm hoặc giữ nguyên mức giá trong mùa thấp điểm đều đưa đến nguy cơ mất khách hàng, Ở đây, bạn cần biết và hiểu khái nhiệm chi phí cơ hội, đó là giá trị kin htế mà bạn bị mất khi không giảm giá kịp thời, vì khách không thuê phòng thì bạn vẫn phải trả tiền mặt bằng (nếu là nhà thuê lại) và những chi phí cố định khác.

Bên cạn ROI, chi phí cơ hội cũng là một khái niệm hữu ích được sử dụng trong lý thuyết lựa chọn. Chi phí cơ hội của một lựa chọn thay thế được định nghĩa như chi phí do đã không lựa chọn cái hay thế "tốt nhất kế tiếp"

Với vai trò là "superhost" trong cho thuê nhà qua Airbnb, người viết chia sẻ ví dụ minh hoạt cho các định nghĩa và công thức như sau
Bạn thuê một căn nhà có 10 phòng, giá thuê nguyên căn là 60 triệu/ tháng (chi phí cố định). Các loại chi phí khác (chi phí biến đổi) vào khoảng 10 triệu đồng/ tháng nếu khai thác hết công suất. Khi áp dụng tỷ lệ kín phòng an toàn 66% thì tổng chi phí = 60 + (10x66%) = 67 triệu đồng/ tháng , tương đương 804 triệu đồng/ năm

Giá thuê trung bình trên Airbnb cho loại phòng này là 500k/ đêm
Doanh thu dự kiến = 500.000 đ x 30 ngày x 10 phòng x 66% = 100 triệu/ tháng, tương đương 1.200 triệu đồng / năm
Lợi nhuận ròng = 1.200 - 804 = 396 triệu đồng/ năm
ROI = 396/804 = 49%

Nghĩa là, cứ mỗi một đồng đầu tư, bạn có thêm 0,49 đồng
Đến mùa thấp điểm, tỷ lệ kín phòng giảm còn 30%, dẫn đến doanh thu tháng đó còn 500.000 x 30 ngày x 10 phòng x 30% = 63 triệu đồng chi phí hàng tháng
Nếu không muốn lỗ (63-45) = 18 triệu đồng trong tháng đó, bạn có thể
1. Điều chỉnh giá thuê xuống còn 300.000 (tương đương -40%) nhưng tỷ lệ kín phòng lên 90% (tuy mùa thấp điểm nhưng các khách hàng sẽ chọn bạn nếu giá của bạn tốt nhất). Doanh thu sẽ là 300.000 x 30 ngày x 10 phòng x 90% = 81 triệu, tuy ít hơn doanh thu tháng dự kiến (100 triệu) nhưng vẫn mang lại lợi nhuận là 81 - (60 + 10x 90%) = 12 triệu đồng
2. Điều chỉnh giá thuê xuống còn 400.000 (tương đương -20%) nhưng tỷ lệ kín phòng lên 60%. Doanh thu sẽ là 400.000 x 30 ngày x 10 phòng x 60% = 72 triệu, tuy ít hơn doanh thu tháng dự kiến (100 triệu) nhưng vẫn mang lại lợi nhuận là 72 - (60 + 10 x 60%) = 6 triệu

Chênh lệch kinh tế giữa việc không giảm giá với việc giảm giá 40% (chi phí cơ hội) = 18 triệu (lỗ nếu không giảm giá 20% (chi phí cơ hội) = 18 triệu (lỗ nếu không giảm giá) + 6 triệu (lãi dự kiến nếu giảm giá 20%) = 24 triệu đồng
Rõ ràng là nếu bạn không giảm giá khi tỷ lệ kín phòng quá thấp (<50%), bạn sẽ phải trả giá những chi phí cơ hội cao hơn nhiều so với khoản lỗ mà bạn nhìn thấy được

Hơn nữa, với cùng một mức doanh thu, chủ nhà cho thuê với giá thấp nhưng tỷ lệ kín phòng cao sẽ có nhiều review hơn người cho thuê với giá cao nhưng tỷ lệ kín phòng thấp, vì số review luôn tỷ lệ thuận với tỷ lệ kín phòng. Và bạn thừa biết là trên Airbnb, càng nhiều review sẽ càng có nhiều khách đến với bạn

Thứ Tư, 6 tháng 9, 2017

5 điều cần nhớ để có quyết định sáng suốt

Ra quyết định thể hiện tính quyết đoán và tự tin của người lãnh đạo. Tuy nhiên, nhiều nhà điều hành doanh nghiệp còn phân vân và e dè trước những thời khắc quan trọng.
Một số "quyết định" không đưa ra quyết định. Một số khác do dự chưa biết nên quyết định hay không. Cả hai cách xử lý này đều không phải là hiếm và không được đánh giá cao trong giới quản lý kinh doanh thì thực ra đó là những cách thoái thác trách nhiệm chẳng khôn ngoan. 5 tips dưới đây có lẽ phần nào giúp bạn quyết định nhanh hơn và hiệu quả hơn.

1. Đừng quá kỳ vọng sự hoàn hảo
Thông thường, những nhà lãnh đạo giỏi sẽ hy vọng một dự án hay một báo cáo được hoàn thành ở mức 80% nhưng sớm hơn tiến độ ít nhất vài giờ đồng hồ, thay vì làm xong 100% nhưng trễ 5 phút. Bài học từ kinh nghiệm này là đừng bao giờ tổng đợi mọi thứ hoàn hảo tuyệt đối. Thay vì bỏ hết công việc và trí tuệ đi tìm những thứ không thể, những người lãnh đạo khôn ngoan sẽ quyết định chọn giải pháp tương đối và tiếp tục tìm tòi để hoàn thành phần còn lại trong giai đoạn tiếp theo của dự án

2. Tự tin vào quyết định của mình
Những người dày dặn trong việc đưa ra các quyết định thường biết tận dụng tính "độc lập tương tác". Điều này có nghĩa, họ luôn biết tận dụng ý tưởng và sự hỗ trợ từ phía những đối tác hay cộng sự giỏi nhất đang hiện diện xung quanh để giúp họ đưa ra các quyết định sáng suốt. Chẳng hạn, khi thảo luận một vấn đề nào đó với các chuyên gia trong lĩnh vực đang đề cập, họ sẽ không đặt câu hỏi "Tôi nên làm gì", thay vào đó là "Ông nghĩ thế nào về vấn đề này?". Nếu đợi chờ hết người này đến người nọ, hết ban này đến ngành nọ... để tham khảo ý kiến, thì bạn sẽ mất rất nhiều thời gian và cơ hội. Tốt nhất trong trường hợp này, bạn nên tham khảo ý kiến trực tiếp từ các nguồn đáng tin cậy và có uy ín rồi quyết định luôn ngay sau đó

3. Hãy để đầu óc thư giãn
Sự sáng suất thường xuất hiện rất bất ngờ, tương tự như trường hợp bạn sực nhớ tên của một diễn viên mà mình đã quên bẵng đi từ lâu. Khi đang suy nghĩ về một quyết định nào đó, bạn đừng buộc bản thân phải cố gắng quá mức. Bạn nên tìm cách thư giãn đầu óc hay suy nghĩ về một vấn đề dễ chịu khác. Như vậy, não bộ của bạn sẽ có thời gian lẫn cơ hội để duyệt lại ngân hàng dữ liệu, giúp tìm ra thông tin chính xác nhất đang tồn tại trong đó và đưa đến sự lựa chọn sáng suốt nhất

4. Đừng chỉ giải quyết vấn đề, hãy đưa ra quyết định
Một quyết định có thể giải quyết được một vấn đề, nhưng không phải mọi vấn đề đều được giải quyết bằng cách đưa ra một quyết định. Thay vào đó, việc quyết định thường dựa vào trực giác hơn là khả năng phân tích. Ví dụ như khi lựa chọn những nhà bán lẻ, việc đưa ra quyết định đòi hỏi phải có sự nghiên cứu các thông tin như quy mô, doanh số... thật kỹ lưỡng. Nhưng, trường hợp quyết định thưởng nóng cho best seller thì lại cần sự mạnh dạn và quyết đoán tức thời của trực giác

5. Thừa nhận mình đã sai
Nếu cảm thấy quyết định của mình là sai, thì hãy mạnh dạn thừa nhận rồi tìm cách khắc phục. Dù có quyết định không đúng, nhưng bạn vẫn sẽ được mọi người tôn trọng, tiếp tục ủng hộ nếu bạn biết chấp nhận và chịu trách nhiệm. Ngược lại, nếu bạn cứ cố tình trốn tránh và cố chấp, điều đó sẽ dần trở thành thói quen xấu và bị đánh giá là thiếu quyết đoán

(Nguồn Tạp trí Nữ Doanh Nhân)

Thứ Ba, 5 tháng 9, 2017

Làm sao biết mình có đủ NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO của một CEO?

Tôi may mắn được quen biết và làm việc với khá nhiều Anh/ Chị chủ doanh nghiệp rất có tài nắm bắt thị trường, xây dựng các mối quan hệ, marketing, bán hàng và nhiều ý tưởng kinh doanh rất tuyệt vời...

Chính những tài năng này đã giúp nhiều Anh/ Chị khởi nghiệp thành công và ngày càng lớn mạnh.
Tôi ngưỡng môi, biết ơn vì những điều chia sẻ từ Anh/ Chị ấy.

Tôi học được không chỉ có những yếu tố thành công mà còn là những bài học quý giá từ thất bại.
Điều tôi bất ngờ và không may là các công ty càng nhanh lớn, càng mở rộng quy mô thì khả năng phá sản càng cao.

Khi chia sẻ nguyên nhân thất bại, một trong những điểm chung mà Anh/ Chị đưa ra là: Họ may mắn có được đội ngũ nhân viên giỏi và làm việc có trách nhiệm, có đam mê, nhiệt huyết.

Nhiều nhân viên của Họ khi mới tuyển về thì làm việc rất hiệu quả, năng nổ, nhưng chỉ sau vài tháng lại không còn giữ được "phong độ" nhiều người đã chủ động ra đi, số còn lại trở nên co cụm, bảo gì làm đó, nói sao nghe vậy, làm A chỉ biết A chẳng quan tâm đến hiệu quả chung thế nào. Họ đùn đẩy công việc và sợ trách nhiệm. Một số tiêu cực hơn còn chống phá những người mới, gây trở ngại cho sự thay đổi, cải tiến.

Qua cách chia sẻ của Anh/ chị ấy tôi cảm nhận được thêm một điểm chung quan trọng nữa là Họ thường kỳ vọng và đòi hỏi nhân viên phải làm việc như Họ ngày mới khởi nghiệp, tả xung hữu đột, thấy một cọng rác cũng chủ động dọn, yêu quý, chắt chiu, chăm sóc, làm hài lòng từng khách hàng... Họ đem mình làm tấm gương, đem ra so sánh và thường xuyên thể hiện sự không hài lòng với cách làm việc của nhân viên mình.

Anh/ Chị cho rằng thành công trước đây của mình một phần là biết cách duy trì chi phí thấp, trong đó có chi phí dành cho nhân viên.

Tôi biết ơn những chia sẻ chân tình của Anh/ Chị.
Qua hai điểm chung cho những bài học thất bại, Tôi đồng tình với các Anh/ Chị để tồn tại thì công ty nên cố gắng duy trì mức chi phí thấp, những điều đó không đồng nghĩa là phải trả lương thưởng thấp, tiết kiệm trong việc trang bị công cụ làm việc cho nhân viên. Mà tiết kimẹ bằng cách xây dựng một đội ngũ có NĂNG SUẤT CAO.
Đội ngũ NĂNG SUẤT CAO phải hội tụ đủ 2 yêu tố: NĂNG LỰC + ĐỘNG LỰC
Chúng ta thấy rằng, TIỀN chỉ là một phần của vấn đề. Có tiền chúng ta có khả năng chi trả mức lương cao để tuyển dụng những nhân viên giỏi có NĂNG LỰC, đã được tôi rèn ở những môi trường khác, kể cả lôi kéo người của đối thủ. Có TIỀN Chúng ta có thể đầu tư các chương trình đào tạo bài bản, dài hạn để nâng cao NĂNG LỰC của đội ngũ mình.
Phần quan trọng còn lại chính là khả năng duy trì ĐỘNG LỰC của các nhà LÃNH ĐẠO, các CEO- NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO là yếu tố quyết định để các CEO làm được điều này
Vậy NLLĐ của một CEO  theo chuẩn toàn cầu được định nghĩa, đo lường như thế nào???
Theo công ty tư vấn Kinh Doanh nổi tiếng có trụ sở tại Anh, 2 năm liên tục 2015, 2016 là công ty trả lương cao nhất thế giới, NLLĐ của CEO được đo lường như sau

 35 NĂNG LỰC LĐ CỦA CEO 
I. NĂNG LỰC LẬP KẾ HOẠCH, TỔ CHỨC VÀ ĐIỀU PHỐI
1. Hình dung, xác định và xây dựng tầm nhìn, định hướng phát triển dài hạn của tổ chức
2. Biến các tầm nhìn thành các kế hoạch kinh doanh, chiến lược cụ thể cho các chức năng tỏng từng giai đoạn.
3. Có cái nhìn toàn diện về hoạt động kinh doanh, các vấn đề và rủi ro của công ty.
4. Dự báo các xu hướng và giải quyết các biến cố bên ngoài có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của cả tổ chức
5. Tạo điều kiện và trao quyền cho mọi người có thể làm chủ công việc. Có trách nhiệm giải trình cho mọi kết quả trong tổ chức.
6. Tạo, thiết lập và đồng bộ cấu trúc tổ chức để thực hiện chiến lược.
II. QUẢN LÝ CÔNG VIỆC VÀ DỰ ÁN
7. Chịu trách nhiệm và chủ động giải trình về hiệu quả hoạt động của tổ chức với HĐQT, cổ đông
8. Thường xuyên đánh giá hiệu quả công việc của bản thân và tổ chức. Đánh giá hiệu quả sử dụng các nguồn lực và tiến hành các dự án hoặc các biện pháp để cải thiện hoặc khắc phục
9. Thường xuyên đánh giá các công nghệ, quy trình và hệ thống, hoàn thiện và xây dựng được phương pháp làm việc tốt nhất của ngành.
10. Đại diện được quyết tâm của cả tổ chức về nâng cao chất lượng dịch vụ và định hướng khách hàng.

III. GIAO TIẾP VÀ CỘNG TÁC
11. Hình mẫu chuẩn mực ccho phong cách cùng hợp tác làm việc với người khác
12. Giao tiếp có chiến lược, tích cực để thúc đẩy, hỗ trợ các mục tiêu của tổ chức, đặc biệt là xây dựng văn hóa ứng xử.
13. Là người đại diện cho công ty giải quyết các sự vụ có liên quan đến quan hệ công chúng
14. Khởi xướng và hỗ trợ sự cộng tác ở khắp trong tổ chức và với các tổ chức khác
15. Hỗ trợ và thúc đẩy sự cộng tác và tinh thần làm việc nhóm, ứng dụng triệt để các chuyên môn và năng lực sẵn có.
16. Tích cực phá bỏ các rào cả (Về cấu trúc, chức năng, văn hóa) gây hạn chế cho việc chia sẻ kiến thức, chuyên môn và các nguồn lực.

IV. THỂ HIỆN TẦM NHÌN/ HÌNH ẢNH CỦA NGƯỜI LÃNH ĐẠO
17. Hành động với cương vị là hình mẫu chuẩn mực cho tổ chức, cho văn hóa và tầm nhìn
18. Thể hiện ý thức trách nhiệm giải trình trọn vẹn đối với tổ chức và hiệu quả hoạt động của tổ chức.
19. Tích cực khuyến khích ý kiến phản hồi xây dựng trong khắp tổ chức
20. Không ngừng thách thức hiện trạng và thúc đẩy sự đổi mới
21. Sử dụng hữu hiệu mạng lưới quan hệ để thúc đẩy sự hợp tác trong nội bộ tổ chức, lòng trung thành và sự đồng thuận.
22. Khuyến khích sự tin tưởng, bầu không khí tích cực trong khắp tổ chức
23. Sử dụng linh hoạt phương pháp lãnh đạo để tạo cảm hứng, truyền động lực và mang đến hiệu quả công việc cao cho tất cả những người xung quanh.

V. QUẢN LÝ CON NGƯỜI VÀ KẾT QUẢ CÔNG VIỆC
24. Hành động với cương vị là một hình mẫu chuẩn mực để kèm cặp người khác
25. Nuôi dưỡng sự cam kết đối với sứ mệnh, mục đích và các giá trị của tổ chức
26. Tạo một môi trường gắn kết, có động lực cho tổ chức
27. Theo dõi sự phát triển của tổ chức và hiệu quả hoạt động và tối ưu hóa cấu trúc tổ chức và phân bổ nguồn lực hiệu quả.
28. Nhắc nhở mọi người có trách nhiệm giải trình việc thực hiện đúng theo kế hoạch nhân lực và quản trị tài năng hiệu quả.
29. Thiết lập và vận hành các chính sách, quy trình đầy đủ, rõ ràng, giúp tổ chức vận hành hiệu quả và chủ động.
30. Thiết lập các chế độ tưởng thưởng và ghi nhận thành tích được áp dụng rộng rãi trong tổ chức.
31. Ủy thác một cách hiệu quả quyền hành và trách nhiệm, khuyến khích người khác cũng làm như vậy

VI. QUẢN LÝ SỰ THAY ĐỔI
32. Xácđịnh các nhu cầu cần thay đổi để hỗ trợ hoặc thúc đẩy phát triển của tổ chức
33. Truyền đạt một tầm nhìn rõ ràng và ảnh hưởng của sự thay đổi đến toàn bộ tổ chức.
34. Thiết lập các định hướng cho cả tổ chức về quá trình chuyển đổi và thay đổi
35. Xây dựng môi trường cổ vũ và khích lệ sự thay đổi và đổi mới
Dùng công cụ STAR Evidences để đánh giá từng hiểu hiện. Khi có một biểu hiện không đạt hoặc chưa rõ ràng thì sẽ phân tích sâu hơn biểu hiện đó và lập các kế hoạch hành động để cải thiện đúng biểu hiện chưa đạt này.
Note: START Evidences: là cách dùng các sự kiện thực tế để chứng minh cho các biểu hiện NLLĐ
1. Situation: Tình huống
2. Task: Nhiệm vụ được giao
3. Action: Các hành động đã thực hiện
4. Result: Kết quả công việc
(Nguồn Nguyễn Hoàng Thi

Thứ Hai, 4 tháng 9, 2017

10 điều nên rèn luyện hàng ngày giúp giao tiếp tốt gây thiện cảm

1. Phải thành thật: Không cần nói hết các chân lý mà hễ nói thì phải nói sự thật
2. Phải vị tha: Lo cho quyền lợi kẻ khác thì ai mà không quan tâm đến mình
3. Phải vui vẻ: Người ta thích đám cưới hơn đám ma phải không bạn?
4. Phải tế nhị: Lời nói thọc sâu trong tâm hồn, gây ấn tượng là lời nói chinh phục.
5. Phải biểu lộ nhân cách: Lời tao nhã nói lên tâm hồn đã được luyện rèn, trưởng thành
6. Phải biết nghe và khen: Ai không thích bộc bạch tâm sự. Ai không thấy mình quan trọng? Hãy đáp ứng các đòi hỏi đó. Họ sẽ yêu quý bạn lắm đấy.
7. Phải nói ít: Nói ít không có nghĩa là cam như hến mà chỉ nói khi cần nói cho người cần nghe vào lúc cần nói. Con vẹt chỉ được khen khi có khách đến nhà nó chào chứ không ai cần nó chào hoài khi mà họ đã ở trong nhà nó gần 1 giờ rồi.
8. Phải tự nhiên: Nói chuyện mà kiểu cách quá như uốn lưỡi khiến người ta xa cách vì quá khách sáo.
9. Phải khiêm tốn: Người ta sợ hố mới sợ núi
10. Phải biết nhịn: Khi tiếp chuyện có biết bao điều ta nghe bất mãn. Phải cho qua. Mỗi người có một quan điểm riêng. Ta đang giao thiện cảm mà
Có làm được những điều đó thì bạn mới có thể gây thiện cảm, truyền ý, truyền cảm cho đối phowng giao tiếp. Như vậy, mọi người sẽ đánh giá rất cao khả năng giao tiếp của bạn và tất nhiên, hiệu quả công việc của bạn cũng sẽ được nâng cao
(Sưu tầm)