Dù trong quan hệ với sếp, đối tấc, hay khách hàng... nếu không đàm phán, bạn sẽ không có được điều kiện tốt nhất. Thụ động chấp nhận mọi yêu cầu là tự làm khó mình. Nhiều khi, đối phương hoàn toàn không có chủ ý ép ta, nhưng điều kiện họ đưa ra thường chưa phải là tốt nhất
Có 3 tình huống phổ biến nhất
1. Sếp giao nhiệm vụ và "quên" không giao đủ quyền hạn và nguồn lực để thực hiện
2. Nhân viên nhận nhiệm vụ vội vàng, mà không xem xét quyền hạn và nguồn lực đã đủ để hoàn thành tốt nhiệm vụ hay chưa
3. Ngây thơ tin vào thiện chí của đối tác, đã đưa ra điều kiện tốt nhất
Trong giao dịch thương mại, đừng bao giờ tin, những điều kiện mình đang có là tốt nhất
Chẳng hạn, bạn là người đi mua hàng. Khi nghe đói tác nói "đây là giá tốt nhất, là giá chỉ dành riêng cho các anh, những khách hàng thường xuyên lâu năm của chúng tôi" thì đừng xúc động. Bạn vẫn có thể đạt được giá tốt hơn. Và ngay cả khi là đối tác đã cho giá tốt nhất co thể, thì bạn vẫn có thể tìm kiếm thêm các hỗ trợ khác như chi phí quảng cáo, quà khuyến mãi... Chỉ cần deal chưa chốt thì bạn vẫn còn quyền lực của người mua. Hãy nhớ lại kinh nghiệm thời học sinh: không nộp bài thi, khi chưa hết giờ. Nếu còn thời gian, đừng vội chốt deal.
Nhưng đàm phán không đơn giản là trả giá, là cò kè bớt một thêm hai. Bạn cần trang bị những kỹ năng cơ bản trong đàm phán. Nhưng chừng đó chưa đủ. Đàm phán là một nghệ thuật tổng hợp, ở đó thông tin, tri thức, cảm xúc, sự chia sẻ... không tách rời nhau. Khi mục tiêu của bạn và đối tác giống nhau, đều là "giao dịch thành công", thì bạn có cơ hội đạt được điều kiện tốt hơn.
Một điều quan trọng cần chú ý trong đàm phán thương mại: không lợi dùng hoàn cảnh để chèn ép đối tác quá mức. Tinh thân win-win mới giúp bạn thành công dài hạn hơn.
Trong kinh doanh, đàm phán hợp đồng là một trong những khâu mang lại hiệu quả nhất