Chủ Nhật, 22 tháng 3, 2015

Cách Google tạo dựng môi trường làm việc hiệu quả

Trong thời gian làm việc tại Google, tôi đã nhận thấy rằng một số ý tưởng về văn hóa văn phòng khi kết hợp lại với nhau không hẳn là nổi trội. Nhưng tất cả đều đáng được chú ý.

Bạn có thể không tin hoặc tin rằng con người đều có bản chất tốt. Nếu bạn nghĩ họ tốt, thì với tư cách là một doanh nhân, một thành viên trong nhóm, một lãnh đạo của nhóm, một nhà quản lý, hoặc một giám đốc điều hành, bạn nên hành xử một cách nhất quán với điều mà bạn tin tưởng. Nếu con người là tốt, thì họ nên được tự do. Có rất nhiều tổ chức và nhà quản lý hoạt động theo cách nhìn nhận nhân viên của họ yếu kém để có thể đưa ra các quyết định và đổi mới.

Câu hỏi ở đây không phải là "Hệ thống quản lý nào cần thiết để có thể thay đổi bản chất con người?" mà chính là "Điều gì cần thiết để thay đổi bản chất của công việc?"

Trong mỗi chương của cuốn sách mới của tôi, tôi đều có đưa ra danh sách các quy tắc khi làm việc văn phòng, phòng khi bạn muốn chủ trọng hơn vào một vấn đề nào đó. Còn nếu bạn muốn công ty bạn có được một môi trường làm việc tự do, bạn nên áp dụng những cách dưới đây để có thể nhanh chóng tạo thay đổi tích cực đến đội nhóm và môi trường làm việc của mình

1. Tạo ý nghĩa cho công việc của bạn
Việc làm tiêu tốn của bạn ít nhất 1/3 cuộc đời và một nửa thời gian bạn thức. Nó có thể, và phải là hơn cả những điều ý nghĩa cho tới lúc cuối cùng. Trong rất nhiều môi trường, việc làm chỉ đơn giản là đổi lấy tiền lương hàng tháng.

Tuy nhiên, công trình của Giáo sư Adam Grant ở Wharton đã chỉ ra rằng, chỉ cần một sự liên kết nhỏ nhất với người được lợi từ công việc của bạn không chỉ giúp cải thiện năng suất mà còn làm chúng ta hạnh phúc hơn. Và mọi người đều muốn công việc của mình có mục đích. Kết nối công việc của bạn với một ý tưởng, hay một giá trị lớn dần từng ngày và chúng sẽ thực sự phản ánh việc bạn đang làm.

2. Tin tưởng đồng nghiệp/ đối tác của bạn.
Nếu bạn tin rằng con người về cơ bản là tốt, hãy thể hiện rằng mình tin như thế. Hãy tỏ ra mình minh bạch và thành thật với người của bạn, và cho họ có thể cất tiếng nói trong các vấn đề về công việc. Bạn chỉ có thể để điều đó xảy ra nếu như bạn: Cho tôi một cơ hội. Giúp tôi hiểu được mục tiêu của bạn là gì, và để tôi có thể nghĩ ra cách làm sao có thể đạt được chúng. Những bước nhỏ như thế tạo ra lỗi đi đến quyền sở hữu đặc trưng.

3. Chỉ thuê những người giỏi hơn bạn
Các tổ chức thường hay nghĩ rằng lấp một chỗ trống trong công việc càng nhanh càng tốt thì sẽ quan trọng hơn là tìm những người giỏi nhất cho các vị trí đó. Luôn có một ủy ban tuyển dụng nhân sự, đặt ra những tiêu chí cần đạt, không được thỏa hiệp và kiểm tra định kỳ nhân viên mới của bạn có tốt hơn người cũ hay không? Bằng chứng cho việc bạn làm công tác tuyển dụng tốt là 9 trên 10 người bạn tuyển đều giỏi (ít ra là trong mặt nào đó) hơn bạn.

4. Đừng nhầm lẫn phát triển và quản lý năng suất làm việc
Trong tất cả trường hợp, không nên chỉ dựa vào người quản lý để suy đoán nhân viên của bạn làm việc như thế nào? để phát triển, thu hút những đóng góp từ đồng nghiệp, có thể dùng những cách đơn giản như hỏi đáp hay bằng khảo sát ngắn. Đối với việc đánh giá năng suất làm việc, hãy yêu cầu các nhà quản lý ngồi lại cùng nhau và cùng đưa ra đánh giá dựa theo nhóm để đảm bảo tính công bằng.

5. Chú ý cả 2 mặt của vấn đề
Đặt những người giỏi nhất của bạn dưới lăng kính. Trải qua sự kết hợp giữa hoàn cảnh, kỹ năng và sàng lọc, họ sẽ tìm ra hướng làm cách nào để phát huy. Cùng lúc đó, nên cảm thông với những người làm việc kém nhất của bạn. Nếu như bạn tuyển dụng đúng, đa số những nhân viên gặp khó khăn trong việc làm của họ do bạn đã để họ vào sai vị trí, không hẳn là do họ không có khả năng. Hãy giúp họ học hỏi hoặc tìm vị trí mới thích hợp hơn.

6. Hãy vừa tiết kiệm vừa hào phóng
Hầu hết những việc chúng ta làm vì người của mình đều không tốn gì hết. Hãy dùng dịch vụ giao hàng tận nơi hoặc thương lượng về việc giao buổi trưa từ cửa hàng sandwich ở địa phương. Các buổi hội thảo có khách mời chỉ cần một căn phòng và một chiếc micro. Tất nhiên tất cả vẫn chưa dẫn đến việc dư dả nguồn lực: nhân viên Google phải liên tục gặp làm quen với dịch vụ mới hay tham gia vào một cuộc thảo luận hấp dẫn.

Hãy giữ lấy tờ ngân phiếu của bạn cho những lúc nhân viên của bạn cần thiết, khoảnh khắc của bi kịch và hân hoan. Sự rộng lượng của bạn sẽ mang lại kết quả tốt nhất khi một người cần trợ giúp y tết khẩn cấp hay các gia đình chào đón những thành viên mới. Hãy chú tâm hơn vào những khoảnh khắc đầy tính nhân văn sẽ giúp tổ chức bạn ghi điểm trong việc quan tâm tới từng cá nhân mỗi con người.

Và tất cả những nhân viên sẽ cảm thấy thoải mái khi biết rằng lúc gặp phải những vấn đề quan trọng trong cuộc đời, họ sẽ được tiếp thêm sức mạnh khi tin tưởng tuyệt đối tổ chức sau lưng mình.

7. Hãy trả lương không công bằng.
90% hoặc hơn giá trị của nhóm của bạn chỉ đến từ 10% thành viên giỏi nhất. Và tất nhiên, nhân viên tốt nhất của bạn đáng giá hơn những nhân viên trung bình. Họ có thể đáng giá hơn 50% hoặc thậm chí 50 lần so với các nhân viên khác.

Hãy bảo đảm rằng họ có thể cảm nhận được điều đó. Ngay cả khi bạn không có đủ nguồn lực tài chính để tạo cho họ sự khác biệt lớn trong việc lương bổng, cho họ một số đặc quyền khác biệt cũng sẽ có ý nghĩa.

8. Thuyết phục nhẹ nhàng.
Hãy nhìn quanh bạn ngay lúc này và tìm hiểu xem làm cách nào mà môi trường xung quanh khuất phục bạn và những người trong đó.

Có dễ dàng không khi thấy kết nối của người khác? Có phải món ăn nhẹ kém dinh dưỡng nhất lại đang nằm trong tầm mắt khi mở tủ lạnh? Khi bạn email hay nhắn tin cho đồng nghiệp và bạn bè, việc đó để chia sẻ thông tin tốt hay xấu?

Chúng ta đều đang bị thuyết phục bỏi môi trường xung quanh và thuyết phục cả những người xung quanh ta. Hãy dùng những yếu tố đó để làm bản thân và nhóm của bạn vui vẻ hơn và làm việc hiệu quả hơn. Sắp xếp lại khoảng không của bạn theo cách thúc đẩy những thái độ mà bạn muốn: Nếu bạn cần nhân viên hợp tác hơn nhưng lại bị cản trở bởi tấm ngăn, hãy dỡ bỏ chúng.

Hãy luôn chú trọng cách bạn gửi đi thông điệp tới nhóm của mình. Chia sẻ những việc làm tốt, nhưng là số người tình nguyện tham gia hoạt động từ thiện ở địa phương, để có thể động viên những nhân viên khác tham gia. Bạn sẽ ngạc nhiên khi nhận ra những cảm giác khác nhau có thể được cảm nhận dù chỉ trong một vị trí

9. Quản lý những kỳ vọng tăng dần
Đôi khi bạn sẽ gặp vấn đề cần phải lùi một bước. Hãy sẵn sàng để đón nhận những khó khăn. Bạn nên biết rằng, bạn có thể nói với những nhân viên của mình là bạn đang thử nghiệm các ý tưởng của mình trước khi bắt đầu thực sự ứng dụng. Điều này sẽ giúp bạn thay đổi những người xung quanh từ phê bình thành ủng hộ bạn, và họ sẽ không nghi ngờ gì bạn nhiều nếu như mọi việc thất bại

10. Tận hưởng! Và sau đó trở lại vị trí dẫn đầu và lại bắt đầu một lần nữa.
Đây không chỉ là nỗ lực một cách duy nhất. Xây dựng nền tảng văn hóa và môi trường cần học hỏi và đổi mới không ngừng. Đừng lo lắng khi cố gắng làm tất cả mọi việc cùng một lúc. Thử nghiệm với một ý tưởng, hoặc một vài ý tưởng, học hỏi từ đó, điều chỉnh lại chương trình, và làm lại từ đầu

Điều thú vị ở cách thức này chính là một môi trường tốt là môi trường có thể tự củng cố chính mình: Những nỗ lực trên giúp đỡ lẫn nhan và cùng nhau tạo ra một tổ chức đầy tính sáng tạo, vui vẻ, chăm chỉ, và có năng suất làm việc cao. Nếu bạn tin rằng con người là tốt thì hãy sống với niềm tin đó trong công việc của mình.
Nguồn CafeBiz

Thứ Năm, 19 tháng 3, 2015

Lời dặn con gái!


Có ai khen con đẹp, con hãy cảm ơn và quên đi lời khen ấy.
Có ai bảo con ngoan, hãy cảm ơn và nhớ ngoan hiền hơn, hiếu thảo hơn.
Với người òa khóc vì nỗi đau mà họ đang mang, con hãy để bờ vai của mình thấm những giọt nước mắt đau khổ của họ.
Với người đang oằn lưng vì nỗi khổ, con hãy đến bên họ, kề vai sát cánh, chung lưng và bày tỏ sự đồng cảm chân tình.
Người chìa tay và xin con một đồng. Lần thứ nhất, con hãy tặng họ hai đồng. Lần thứ hai, con hãy biếu họ một đồng. Lần thứ ba, con phải biết lắc đầu. Và đến lần thứ tư, con hãy im lặng, bước đi...
Con hãy biết khen, những đừng vung vãi lời khen như những cậu ấm cô chiêu tung tiền ra cửa sổ. Với lời chê, con nên giữ riêng mình, tốt nhất là không bày tỏ. Nếu cần chê, đừng vội phê phán và tuôi ra không đúng chỗ.
Nụ cười cho người khác là một bông hoa gửi gắm, trao tặng. Con hãy học cách hào phòng của ánh mặt trời khi tỏa nắng.
Nỗi đau, con hãy nén vào trong giữ kín. Nỗi buồn, hãy biết chia cho người đồng cảm, nhưng đừng chia cho kẻ buôn dưa lê!
Đừng than khóc, quỵ lụy, van nài... Làm như vậy chỉ khiến con yếu đuối và đánh mắt lòng tự trọng! Nếu con biết tương lai rồi sẽ d dến, có bầu trời với gió lộng thênh thang, có hạnh phúc với nhung lụa ngập tràn... Dù vậy chăng nữa, cũng đừng vội kiêu hãnh. Cần phải khiêm tốn hơn cả khi mình thiếu thốn. Hơn thế, cần phải cảnh giác đề phòng mọi tại họa bất trắc...
Con hãy đưa tay khi thấy người vấp ngã, gặp tai họa.
Cần lánh xa những kẻ: thích quan quyền, thích danh lợi, thích cầu vinh, thích được kẻ khác phục dịch...
Bạn: Phải là người biết đau hơn nỗi đau mà con đang có
Thù: là người quặn đau với niềm vui đang có trong con
Chọn bạn sai, cả đời trả giá. Bạn hóa thù, tai họa một đời
Con hãy cho, nhưng phải quên ngay những gì mình đã tặng
Đừng bao giờ mượn của ai, dù chỉ một que tăm, sợi chỉ. Nếu có thiếu, cứ cắn răng mà chịu đựng, dù cực khổ tới đâu.
Chớ thấy vui khi mình thanh thản trước điều cần nghĩ. Sự thanh thản chỉ có ở người vô tâm.
Đừng sợ bóng đêm. Đêm cũng là ngày của những người thiếu đi đôi mát, nên họ không vô cảm.
Đừng quá vui, sẽ đến lúc buồn!
Đừng quá buồn, sẽ có lúc vui!
Tiến bước mà đánh mất mình, con ơi dừng lại!
Lùi bước để hiểu mình, con cứ lùi thêm nhiều bước nữa. Chẳng sao!
Hãy ngước nhìn lên cao, để thấy mình còn thấp.
Hãy nhìn xuống thấp, để biết mình chưa cao
Con hãy nghĩ về tương lai, nhưng đừng quên quá khứ.
Hy vọng vào ngay mai, nhưng đừng buông xuôi hôm nay
May rủi là chuyện thường đến trong đời. Nhưng cuộc đời không chỉ có chuyện rủi may, còn nhiều yếu tố căn bản hơn thế, quan trọng hơn thế, quyết định hơn thế!
Hãy nói thật ít để làm được nhiều điều có nghĩa của trái tim. Nếu cần, con hãy đi thật xa, để mang về những hạt giống mới. Rồi dâng tặng cho đời, dù chẳng được trả công.
Những điều cha viết cho con- được lấy từ trái tim chân thật. Không những thế, còn lấy từ những tháng năm lao khổ của cuộc đời, từ bao ngày vất vả long đong trước hiểm nghèo, từ bao đêm chơi với giữa sóng cồn vùi dập...
Cha viết cho con từ chính cuộc đời cha, từ những bài học của một đời cay đắng.
Cha gửi cho con một chút nắng, hãy giữ nó để sưởi ấm giữa lòng con. Để khi con bước vào cuộc hành trình đầy gai góc và cạm bẫy, con sẽ thấy bớt đau đớn và đỡ tủi hờn. Đừng hơn thua làm gì với cuộc đời, với người khác, con ạ!
Hãy để các chị, các anh, để người khác giành lấy phần họ muốn. COn hãy chậm bước sau họ, dù là người đến muộn, dù phần con chẳng ai thiết tranh dành...
Hãy vui lên trước điều nhân nghĩa. Hãy đau buồn với chuyện bất nhân. Và, con hãy tin vào điều có thật: Con người- sống để yêu thương, nếu không thể thì đó chẳng phải là người, mà là ngợm!
Mai này, các con trai sẽ là người cha (hay người mẹ, nếu là con gái). Khi đó, các con càng phải nhớ: Bất kể lúc nào cũng đừng tự biến mình thành ngợm

Thứ Hai, 9 tháng 3, 2015

Kỹ năng phỏng vấn khách hàng

Khi nói chuyện hay phỏng vấn khách hàng, đặt câu hỏi là kỹ năng quan trọng số một. Chất lượng của một buổi phỏng vấn hay nói chuyện với khách hàng nhiều khi quyết định không phải vì chúng ta biết gì mà là chúng ta hỏi như thế nào. Sau đây là một số cách đặt câu hỏi

Hỏi đúng
Thật phí phạm thời gian cho cả hai bên khi hỏi và đáp về những vấn đề không quan trọng. Tệ hơn nữa là những vấn đề không liên quan. Điều tối thiểu cần làm là đọc đầy đủ thông tin về công ty và cá nhân người sẽ hỏi. Chưa biết có năng suất hay không, đừng rơi vào tình trạng người bị hỏi không biết không hiểu bạn đang hỏi gì.

Hỏi trúng
Điều này rất quan trọng khi nói chuyện với các CEO giỏi giang giàu có kinh nghiệm thương trường đầy mình. Họ giàu và thành đạt nên không có thời gian cho những câu hỏi để mà hỏi. Họ giỏi nên thường khá dò xét năng lực của người đối diện. Tôi gặp không ít những người này. Thường đầu buổi nói chuyện họ không chia sẻ ngay, có người hỏi vặn lại để kiểm tra năng lực người hỏi. Đối với đối tượng này hỏi đúng chưa đủ. Cần hỏi trúng mới moi được cái họ muốn chia sẻ. Muốn trúng cần nghiên cứu thật kỹ và note ít nhất 3 gạch đầu dòng về yếu nhân mình sẽ hỏi. Nội dung của 3 gạch đầu dòng này là thông tin bất kỳ nhưng bắt buộc khi hỏi đối tượng sẽ phải chú ý, không chú ý không được. Coi như tiêu khi đặt hai câu hỏi "kém i ốt" liên tiếp với họ.

Hỏi như đi guốc trong bụng.
Cái này khó. Trước tiên cần phải xếp hạng đối tượng được hỏi thuộc sì tai nào. Cổ điển hay hiện đại, độc tài hay dân chủ; tinh hoa thật hay tinh hoa face; thích nói ít hay ưa nói nhiều. Gặp bác thích nói nhiều thì phải chịu khó kiên nhẫn cho bác chém dài dài chút. Không cần chú ý lắm bác nói gì. Bác đang cao hứng mà chém lại làm bác tụt cảm hứng là dại. Ví dụ có bác rất thích kể về văn hóa công ty thì hỏi thật nhiều về văn hóa công ty bác ấy. Nhưng phải có trọng tâm. Đại loại văn hóa công ty đã giúp gì cho bác trong việc xây dựng bản sắc nội bộ và thu hút khách hàng. Nghe bác chém xong lúc đó hỏi xoáy vào những cái bác thích nghe. Đoạn xem bác đang lo lắng hoặc sợ hãi điều gì về công ty để hỏi. Bác đang lo lắng về đối thủ A đang dẫn đầu thị trường thì hãy chia sẻ quan điểm chuyên môn về các chiếc lược cạnh tranh thương hiệu để đối sách với kẻ dẫn đầu chẳng hạn. Túm lại là bác tung thì mình hứng. Có như vậy mới khai thác được thu lượm được những sự thật ngầm hiểu đắt như vàng mười.

Đối với kiểu hỏi "đi guốc trong bụng" hãy chắc chắn rằng mình hiểu sâu đối tượng thực sự cần nghe cái gì. Và quan trọng hơn cái họ đang cần nghe chính là điểm mạnh mình có. Nếu khoogn chắc về điều này không nên thử kẻo việt vị như chơi

Đừng phụ thuộc vào kịch bản hỏi có sẵn
Các moderator (người dẫn nhóm nghiên cứu thị trường) hay phóng viên thị trường ghi sẵn các câu hỏi đã soạn trước. Nghiên cứu thị trường gọi là structured questionaire (hỏi theo kịch bản). Ưu điểm là giúp chủ động và tự tin khi hỏi. Lỡ có gặp hàng khủng bị bối rối thì còn phao mà đọc. Hồi đầu mới vào nghề làm moderator và tư vấn thương hiệu, tôi cũng chuẩn bị rất kỹ và hay bám vào kịch bản soạn sẵn. Tuy nhiên sau một thời gian tôi hầu như bỏ thói quen này. Thay vì hai ba trang ghi sẵn câu hỏi tôi chỉ ghi vài gạch đầu dòng những từ khóa quan trọng nhất. Còn lại là "lấy bất biến ứng vạn biến" tùy theo diễn biến và phong cách nói chuyện của người mình hỏi. Lợi thế lớn nhất của phong cách hỏi tự dọ này là tạo sự tự nhiên thoải mái tuyệt đối. Nhìn qua cứ tưởng một buổi tám chuyện không chính thức và người được hỏi sẽ cảm thấy thoải mái dễ dốc lòng hơn. Nhưng ai chưa được ra trận mực nhiều không nên theo cách này vì dễ bị mất tập trung và rơi vào trạng thái buôn chuyện không theo chủ đề.

Mọi kỹ năng đều phải qua rèn luyện và học hỏi mà có. Kỹ năng đặt câu hỏi có các nguyên tác và tiêu chí đánh giá riêng. Cần từ từ từng bước một. Học các nguyên tắc trước, thực hành thật nhiều. Lúc đó có thể phá bỏ và bổ sung các nguyên tắc mới tùy vào trải nghiệm cá nhân. Và xin nhớ rằng chẳng có nguyên tắc nào đúng cho mọi trường hợp. Cần biết khi nào cần máy móc và khi nào cần linh hoạt.

Chúng ta đều biết người đặt câu hỏi là người như thế nào qua cách đặt câu hỏi. Hỏi đúng hỏi hay là một cách giới thiệu hoàn hảo về bản thân. Đừng bỏ lỡ cơ hội

Đức Sơn,
Giám đốc Chiến lược thương hiệu
Richard Moore Associates

Thứ Bảy, 7 tháng 3, 2015

7 điều cần học suốt cuộc đời

Hôm nay lang thang trên Internet và đọc được bài này, muốn lưu lại để nhắc nhở bản thân trong cuộc sống 

Thứ nhất, "học nhận lỗi". Con người thường không chịu nhận lỗi lầm về mình, tất cả mọi lỗi lầm đều đổ cho người khác, cho rằng bản thân mình mới đúng, thật ra không biết nhận lỗi chính là một lỗi lầm lớn. Nhưng để nhận biết đó là lỗi của mình cũng không phải đễ :-)

Thứ hai, "học nhu hòa". Răng người ta rất cứng, lưỡi người ta rất mềm, đi hết cuộc đời răng người ta lại rụng hết, nhưng lưỡi thì vẫn còn nguyên, cho nên cần phải học mềm mỏng, nhu hòa thì đời con người ta mới có thể tồn tại lâu dài được. Giữ tâm nhu hòa là một tiến bộ lớn 

Thứ ba, "học nhẫn nhục". Thế gian này nếu nhẫn được một chút thì sóng yên bể lặng, lùi một bước biển rộng trời cao. Nhẫn chính là biết xử sự, biết hóa giải, dùng trí tuệ và năng lực làm cho chuyện lớn hóa thành nhỏ, chuyện nhỏ hóa thành không => Mình đang rèn bản thân điều này, đơn giản hóa mọi chuyện và không lau tau :-) 

Thứ tư, "học thấu hiểu". Thiếu thấu hiểu nhau sẽ nảy sinh những thị phi, tranh chấp, hiểu lầm. Mọi người nên thấu hiểu thông cảm lẫn nhau, để giúp đỡ lẫn nhau. => Thực tế thấu hiểu, thông cảm làm một chuyện, chấp nhận lại là một chuyện khác,

Thứ năm, "học buông bỏ". Cuộc đời như một chiếc vali, lúc cần thì xách lên, không cần dùng nữa thì đặt nó xuống, lúc cần đặt xuống thì lại không đặt xuống, giống như kéo một túi hành lý nặng nề không tự tại chút nào cả. Năm tháng cuộc đời có hạn, nhận lỗi, tôn trọng, bao dung, mới làm cho người ta chấp nhận mình, biết buông bỏ thì mới tư tại được!

Thứ sáu, "học cảm động". Nhìn thấy ưu điểm của người khác chúng ta hoan hỷ vui mừng cùng cho họ, nhìn thấy điều không máy của người khác nên cảm động. Cảm động là tâm thương yêu, tâm Bồ tát, tâm Bồ đề; trong cuộc đời tôi, có rất nhiều câu chuyện, nhiều lời nói làm tôi cảm động, cho nên tôi cũng rất nỗ lực tìm cách làm cho người khác cảm động. 

Thứ bảy, "học sinh tồn". Để sinh tồn, chúng ta phải duy trì bảo vệ bản thân khỏe mạnh; thân thể khỏe mạnh không những có lợi cho bản thân, mà còn làm cho gia đình, bè bạn yên tâm, cho nên đó cũng là hành vi hiếu đễ với người thân.

(Sưu tầm ngày 7.3.2015)

Không đề




Những ngày trở lại SG thời gian trôi thật nhanh, bao nhiêu việc, bao nhiêu dự định muốn làm ngoảnh lại thấy mình làm được thật ít ỏi trong những việc mình muốn làm. Đôi khi ngay cả buổi đêm chong mắt lên đi ngủ cũng cảm thấy tiếc thời gian rồi tự lảm nhảm một mình. Mình thật điên rồ, ngủ cũng tiếc, lúc đang tiếc như thế sao không ngủ đi, hoặc làm cái gì đó cho khỏi tiếc. Thật ra cái khoảng thời gian như thế chẳng làm được gì cả, cứ mơ màng như thế mà thôi.

Cuối tuần, review lại công việc bán #Cloud, công việc mình bây giờ có sự thay đổi so với năm trước, tập trung hơn. Những đối tượng khách hàng hơn hai năm qua theo đuổi, tìm kiếm đã bắt đầu có tín hiệu rõ ràng hơn. Vậy là tốt rồi nhỉ, ít ra mình cũng tìm được thứ mình muốn tìm.

Mấy ngày này rộn ràng này 8/3, mình muốn tự mua cho mình một món quà gì đó để làm kỷ niệm nhưng vẫn có thể dùng được như Sony A5000 hoặc một chiếc đồng hồ. Trong hai món quà này, chiếc đồng hồ cần hơn A5000, mình sẽ mua món quà này trước :-)

Có lần đi tư vấn dùng dịch vụ Cloud cho khách hàng, mình trao đổi với khách hàng chỉ nên mua những gì mình cần, hiệu quả, không nên lãng phí. Chắc mình cũng nên làm thế với mình trong cuộc sống, chỉ mua những thứ mìn cần :D