Bạn có phải là người biết lắng nghe không? thường người ta dạy trẻ con học nói nhiều hơn là học lắng nghe. Mình cũng không phải là người lắng nghe tốt. Hôm nay mình tìm kiếm được bài viết về lắng nghe khá thú vị dạy trẻ con, nhưng thực tế người lớn cũng cần phải học
Đề nghe tích cực cần phải biết những kỹ năng liên quan đến từ KHÔNG:
1. KHÔNG cho rằng mình biết tất cả, biết đâu người kia sẽ cho mình một thông tin hay!
2. KHÔNG phủ nhận cảm xúc của người nói. Người nói có mọi quyền có cảm xúc và nói ra cảm xúc của mình. Việc nghi ngờ hoặc phủ nhận cảm xúc của ai đó là việc dễ gây tổn thưởng cho họ nhất và tạo nên một cái cớ cho mối xung đột về sau. Phủ nhận cảm xúc là điều khiến người nói chuyện cùng bạn dễ cảm thấy bị xúc phạm
3. KHÔNG phán xét khi đang nghe chuyện. Đó là thói quen khiến chúng ta mất đi mọi giao tiếp tốt đẹp với người đối diện. Hẳn không ai thích nói chuyện, chia sẻ với một người lúc nào cũng đứng ở vị trí "quan tòa" đưa ra kết luận ta đã sai. hay đơn giản là bênh vực người trong câu chuyện ta kể. Mọi phân tích đúng sai, lý giải logic không nhất thiết phải sử dụng khi trò chuyện, lắng nghe.
4. KHÔNG đưa ra lời khuyên một cách kể cả. Ngay cả với vị trí người lớn, là bố mẹ, cũng không phải lúc nào cũng "biết tuốt". Nếu đứa trẻ, đặc biệt là tuổi teen không nghiêm túc đề nghị bố mẹ giúp một lời khuyên thì nó kể lể gì đó với chúng ta với thái độ buồn bực hay thất vọng cũng chỉ để trút bớt nặng nề, tìm một sự đồng cảm, nếu được hơn thế- là đồng minh. Nếu hiểu được điều đó, bạn sẽ là người nghe tuyệt vời, người luôn được tin tưởng giao gửi bí mật.
5. KHÔNG so sánh. Trong các câu chuyện, việc so sánh người này với người kia bằng mọi hình thức đều đem đến cảm xúc tiêu cực. Thậm chí chỉ là nêu một tấm gương nào đó để nó noi theo, khen tấm tắc một ai đó có cách hành xử khác- tất cả đều thiếu tế nhị. Hãy kiềm chế không thực hiện điều này bởi mỗi người là một thế giới riêng, không ai muốn mình bị/ phải giống hay bắt chước tác phong của người khác. So sánh là việc dễ gây phản ứng tiêu cực khó giải tỏa nhất
6. KHÔNG mải mai, giễu cợt. Không nói thì ai cũng biết, điều này khó chịu đến thế nào. Không chỉ gây khó chịu, nó trực tiếp kích động, là tác nhân gây xung đột tức thời. Nguy hiểm hơn nữa nếu những người thường xuyên phải nghe lời mỉa mai, "chọc ngoáy", dễ có xu hướng nói những lời như thế với người khác mà không biết. Không hay ho gì việc dùng lời cay nghiệt làm người khác mất kiểm soát hành vi. Ta sẽ tự làm mất bạn bè, dễ gây xích mích, thậm chí là nguy hiểm cho bản thân từ thói quen vô tình này.
Học cách chia sẻ cảm xúc với người khác không phải lúc nào cũng dễ, phải không?
Học cách chia sẻ cảm xúc với người khác không phải lúc nào cũng dễ, phải không?