Để thành công trong lĩnh vực CNTT có rất nhiều yếu tố, tuy nhiên, có 12 yếu tố cần và đủ để thành trong trong lĩnh vực này gồm có
1. Yêu công nghệ
Khi một người làm một cái gì đó với sự thích thú thực sự, nó như là một bệnh truyền nhiễm. Mọi người xung quanh sẽ bị cuốn hút và cũng muốn được trải nghiệm như thế. Dưới góc nhìn của IT, họ có thể là sếp, đồng nghiệp, khách hàng hay nhân viên của bạn. Cũng tương tự, nếu yêu thích công việc mình đang làm, thì công việc sẽ được làm tốt hơn. Điều này được chứng minh ở chất lượng công việc hoàn thành, những cam kết với công việc hay sẵn sàng đảm nhận những công việc đầy thử thách
2. Hiểu dữ liệu
Dữ liệu như dòng màu nóng bất cứ tổ chức, doanh nghiệp nào. Hiểu sâu sắc về dữ liệu doanh nghiệp sẽ nắm bắt được nhu cầu ứng dụng CNTT trong doanh nghiệp, ứng dụng các phần mềm kết nối một cách hiệu quả. Hơn nữa, từ góc nhìn nghiệp vụ, hiểu được luồng dữ liệu doanh nghiệp, hiểu được toàn bộ quy trình nội bộ và kinh doanh trong doanh nghiệp.
3. Hiểu nghiệp vụ
Một xu hướng vô cùng quan trọng là sự kết hợp chặt chẽ giữa CNTT và các nghiệp vụ trong doanh nghiệp. Ngay cả với vai trò giám đốc CNTT, bạn là người đứng đầu về công nghệ, bạn phải nắm rõ quy trình nghiệp vụ và có thể biết ít về công nghệ. Việc hiểu nghiệp vụ cho phép bạn kết hợp tốt hơn với các bộ phận trong doanh nghiệp và giải quyết tốt nhu cầu công việc của từng bộ phận kết hợp với việc ứng dụng CNTT
.
4. Có thể nói về kỹ thuật hoặc không kỹ thuật:
Bạn có muốn thấy một người không phải dân kỹ thuật bị hoa mắt chóng mặt không? Đó là việc khi nói chuyện với người dùng với nhiều từ ngữ viết tắt, chuyên ngành kỹ thuật hoặc công nghệ thay vì lợi ích của quy trình nghiệp vụ.
5. Hãy là chuyên gia trong lĩnh vực mình làm việc
Nếu công việc chính của bạn là phân tích nghiệp vụ, bạn cần phải trở thành người phân tích nghiệp vụ giỏi nhất có thể. Nếu bạn là chuyên gia về truyền thông dữ liệu, bạn cần biết mọi thứ về Cisco routers và các thiết bị phần cứng, phần mềm truyền thông dữ liệu khác trong trung tâm dữ liệu. Nếu bạn là quản trị dự án hoặc IT manager, bạn cần phải biết cách quản trị dự án và quản lý nhân sự. Điều này không phải liên quan tới chuyên môn bạn đã học, một chuyên gia IT sẽ luôn có những quyền năng nhất định trong lĩnh vực của mình. Trừ một vài trường hợp ngoại lệ, như doanh nghiệ có vấn đề, còn lại thì năng lực của bạn sẽ luôn được chú ý.
6. Có kiễn thức làm việc về lĩnh vực kỹ thuật liên quan:
Ngày nay, quy trình nghiệp vụ thường phức tạo cộng hưởng với công nghệ cho phép là một chuyên gia láu cá. Ngoài việc giỏi chuyên môn, bạn cần phải biết đến kiến thức công nghệ liên quan. Ví dụ, nếu bạn là một lập trình viên Java, bạn cần phải hiểu về thiết kế cơ sở dữ liệu và xử lý lưu trữ dữ liệu. Hoặc công việc ít liên quan đến kỹ thuật như Quản trị dự án, bạn nên biết các kiến thức chung như phát triển phần mềm, kiểm thử phần mềm và các kiến thức khác để dự án thành công.
7. Chia sẻ kiến thức
Để trở thành một thành viên không hể thiếu trong nhóm, hãy chia sẻ kiến thức với các thành viên khác. Giúp đỡ người hkacs có nghĩa là bạn đang giúp sếp bạn phát triển nhân sự, nâng cao uy tín, xây dựng lòng trung thành từ những người mà bạn giúp đỡ, và bạn sẽ có những vị trí, vai trò cao hơn trong công ty. Ngoài ra, việc chia sẻ với người khác cũng giúp bạn nâng cao kiến thức bởi vì điều đó giúp bạn có cái nhìn khách quan hơn.
8. Không ngừng học hỏi
Công nghệ luôn thay đổi, các nhà cung cấp phần cứng và phần mềm liên tục nâng cấp sản phẩm. Những xu hướng công nghệ mới liên tục phát triển, trở thành ngành công nghiệp hái ra tiền và cuối cùng biến mất như một di sản hết thời. Bạn phải không ngừng học hỏi vì các công cụ nghề nghiệp thay đổi liên tục.
9. Làm việc nhóm
Nếu muốn đi nhanh đi một mình
Nếu muốn đi xa đi cùng nhau
(Tục ngữ Châu Phi).
Sự nghiệp là một cuộc chạy đua đường dài Maratong, chứ không phải là một cuộc chạy đua nước rút. Một đội ngũ chơi đẹp và ăn ý, về lâu dài, sẽ tiến xa hơn là một đội ngũ ngắn hạn mà không có tinh thần làm việc nhóm. Trên đường đời xuôi ngược, bạn bè cứ đến rồi đi trong cuộc đời, còn kẻ thù thì luôn tích tụ lại.
10. Đổi mới: Tư duy đổi mới luôn giải quyết được mọi vấn đề, công nghệ tái sử dụng theo một cách mới, tạo ra các phương pháp mới. Những hành động như thế sẽ nâng cao thương hiệu cá nhân của bạn như một nhà lãnh đạo và nhân sự mà công ty không thể thiếu.
11. Nhìn nhận các vấn đề như một cơ hội để học tập: Thật tuyệt vời khi công nghệ và quy trình nghiệp vụ hoạt động trơn tru. Tất nhiên, khi mọi người làm việc hết sức để đạt được điều đó. Nhưng đôi khi khó khăn vẫn đến, hãy nhìn nhận nó như một cơ hội để học tập công nghệ và giải quyết khó khan một cách hiệu quả. Theo thời gian, sự sẵn sàng và khả năng khắc phục vấn đề trong công việc kết hợp với những hiểu biết sâu sắc sẽ đưa bạn trở thành một chuyên gia không thể thiếu.
12. Đam mê thử thách công nghệ
Không phải lúc nào bạn cũng luôn sẵn sàng xác định và đưa ra các giải quyết về mặt kiên trúc đối với các thách thức công nghệ, tăng cường hiểu biết về công nghệ chuyên môn sẽ tăng cường khả năng giải quyết các thách thức và sẽ mang lại hiệu quả cho công việc. Đam mê thử thách công nghệ nghe có vẻ cực đoan nhưng đối với bất kỳ ai đã từng trải qua, bạn hiểu rằng tư duy đổi mới sáng tạo luôn tốt khi bạn nghỉ ngơi và là những việc tưởng chừng chẳng liên quan.
(Theo cio.com)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét