Thứ Ba, 31 tháng 1, 2017

Big Data là gì?


Thuật ngữ Big Data ra đời vòa năm 2001, do nhà phân tích Doug Laney của hãng META Group (bây giờ chính là công ty nghiên cứu Garther) đã đưa ra những thách thức và cơ hội nằm trong việc tăng trưởng dữ liệu có thể được mô tả bằng 3 chiều với 3 chữ V: tăng về số lượng lưu trữ (Volume), tăng về tốc độ xử lý (Velocity) và tăng về đa dạng dữ liệu (Variety)

Đến năm 2012, Garther bổ sung thêm bằng Big Data ngoài ba tính chất trên thì còn phải "cần đến các dạng xử lý mới để giúp đỡ việc đưa ra quyết định, khám phá sâu vào sự vật/ sự việc và tối ưu hóa các quy trình làm việc"

Năm 2014, khái niệm về Big Data, Garther đã thay đổi với mô hình 5Vs- 5 tính năng quan trọng của Big Data cần có:

- Volume (số lượng lưu trữ): Big Data (Dữ liệu lớn) là tập hợp dữ liệu có dung lượng lưu trữ vượt mức lưu trữ của các ứng dụng trước đso. Dung lượng của Big Data ngày càng tăng lên, đến năm 2012 có khoảng vài chục terabyte cho đến nhiều petatype (1 petabyte = 1024 terabyte) với một tập dữ liệu.

- Velocity (Tốc độ xử lý): Dung lượng dữ liệu gia tăng nhanh và đòi hỏi tốc độ xử lý thời gian thực (Real-time). Các ứng dụng phổ biến có big data qua internet gồm có: tài chính, ngân hàng, hàng không, quận sự, y tế- sức khỏe ngày nay phần lớn được xử lý thời gian thực. Tốc độ xử lý thời gian thực kết hợp với dữ liệu lớn đã xử lý tức thì trước khi các dữ liệu được lưu vào kho dữ liệu

- Variety (Sự đa dạng dữ liệu): Hình thức lưu trữ và đa dạng dữ liệu ngày càng nhiều. Ngày nay hơn 80% dữ liệu trên thế giới được sinh ra là phi cấu trúc (Tài liệu, blog, hình ảnh, video, voice...) thì big data hướng tới việc liên kết và phân loại dự đa dạng dữ liệu để đưa ra những thông tin hữu ích.

- Veracity (Độ chính xác): Tính chất phức tạp nhất của Big Data là độ chính xác của dữ liệu. Xu hướng Soical Media và Soical Network ngày càng gia tăng mạnh mẽ, tính tương tác và chia sẻ người dùng qua mobile khiến cho việc xác định về độ tin cậy và chính xác của dữ liệu phức tạp. Việc phân tích và chọn lọc những thông tin tin cậy và chính xác là đặc tính quan trọng của Big Data.

- Value (thông tin giá trị) Thông tin có giá trị là đặc tính quan trọng nhất của xu hướng công nghệ Big Data. Thông tin có giá trị là đặc tính quan trọng nhất của xu hướng công nghệ Big Data. Doanh nghiệp nào có thông tin giá trị về thị trường, thói quen khách hàng thì doanh nghiệp đó hoạch định chiến lược và kế hoạch kinh doanh đáp ứng thị trường nhanh nhất và chính xác nhất

-

Một website cần những gì?



Bạn đã nghe nhiều về website, nhưng bạn đã bao giờ biết một website gồm những gì chưa? Khi một website hoạt động trên mạng và đáp ứng truy cập 24/7 mọi lúc mọi nơi mọi thiết bị sẽ cần 3 yếu tố: Tên miền, Hosting, Source Website

1. Tên miền (Domain) là gì? là tên gọi của website, địa chỉ trên mạng để người dùng truy cập đến website của bạn. Tên miền như một địa chỉ thứ hai của mỗi doanh nghiệp. Hiện nay có hai loại tên miền: tên miền Việt Nam (.vn) và tên miền quốc tế (.com, .net, .info, .org...). Nên chọn tên miền như thế nào? ngắn gọn, dễ nhớ có liên quan đến dịch vụ, tên doanh nghiệp. Ví dụ, EXA có tên miền Việt Nam là EXA.VN

2. Hosting là gì? là dịch vụ cho thuê máy chủ để đưa website lên mạng, lưu trữ tất cả thông tin, dữ liệu của website và có kết nối internet. Hay hiểu đơn giản, nếu tên miền là địa chỉ, hosting sẽ là địa điểm gắn địa chỉ ấy. Khi sử dụng hosting cần lưu ý những gì?
- Đầu tiên là dung lượng: khả năng lưu trữ dữ liệu của website, đối với các loại website load nhẹ chỉ có bài viết, tin tức, hình ảnh vừa phải và cso traffic dưới 2.000 visits mỗi ngày hoặc website load nặng nhiều bài viết, hình ảnh và có traffic dưới 1.000 visits mỗi ngày thì bạn có thể sử dụng dịch vụ share hosting. Ngược lại tùy số lượng người truy cập website mà bạn nên xem xét sử dụng CloudVPS SSD để đảm bảo khả năng chịu tải, độ hoạt động ổn định của website. Đối với những website chứa video, xem phim online, website upload dữ liệu cần nhiều dung lượng ổ cứng thì bạn nên chọn sử dụng Cloud Server hoặc dedicated server
Nếu bạn đang sử dụng cPanel để quản trị hosting, bạn có thể kiểm tra mức độ sử dụng tài nguyên bằng cách truy cập vào cPanel, chọn "Thống kê truy cập sử dụng" => "Danh sách các tiến trình đang chạy" và chọn Details. Tại đây bạn có thể kiểm tra được mức độ sử dụng tài nguyên của webstite mình có sử dụng gần hoặc quá giới hạn hay không để có thể nâng cấp lên CloudVPS hay Cloud Server đảm bảo sự ổn định của webstie. Một lỗi phổ biến khi truy cập website bị sử dụng hết tài nguyên là "508 Resource Limit Is Reached"
Đối với những website phát triển nhanh, số lượng bài viết ngày càng nhiều dẫn đến dữ liệu (database) ngày càng tăng. Bạn cần thường xuyên theo dõi mức độ sử dụng tài nguyên RAM và nâng cấp RAM gần hết vì dữ liệu càng lớn thì nhu cầu sử dụng RAM càng nhiều.
- Thứ hai là băng thông: là đường truyền dữ liệu của website và người dùng truy cập, tùy vào mức độ truy cập của người dùng mà cần băng thông nhiều hay ít.

3. Source website: Để chạy được website thì cần có bộ mã nguồn để xử lý các hoạt động của website. 

Điểm chung của những người bán hàng giỏi như Steven Jobs



Đề thành công trong cuộc sống và kinh doanh, bạn phải là một người bán hàng tuyệt vời, cho dù đó là bán chính mình, bán ý tưởng hay sản phẩm của bạn.
"Những người bán hàng vĩ đại theo nghĩa đen là động lực của mọi nền kinh tế trên thế giới". Grant Cardone, một chuyên gia bán hàng và tác giả của cuốn sách "Sell or Be Sold: How to get your way in business and in life" cho biết
Theo Cardone, họ có những phẩm chất đặc biệt mà người khác không có được
1. Họ không nghĩ về mặt doanh thu mà xây dựng việc kinh doanh. Những nhân viên bán hàng xuất sắc làm việc vì mục tiêu xây dựng một doanh nghiệp thay vì chỉ nghĩ đến thực hiện một giao dịch mua bán. Khi bạn thoát ra được tư tưởng mua bán, bạn sẽ có được sự chú ý của người khác dễ dàng hơn nhiều. Họ sẽ hứng thú hơn về những gì bạn nói là có cảm giác mình trở thành mục tiêu tiền bạc của mọi giao dịch nào đó.

2. Họ lắng nghe nhiều hơn là nói, hiểu rõ về nhu cầu của khách hàng và tìm kiếm giải pháp. Những người bán hàng xuất sắc luôn hỏi khách hàng của mình tại sao họ muốn điều đó. Khi lắng nghe nhiều hơn nói, bạn có thể phục vụ tốt hơn cho những gì khách hàng đang tìm kiếm.

3. Họ đáp ứng nhiều hơn những gì họ hứa và luôn luốn hứa hẹn rất nhiều. Có một câu thần chú bán hàng kinh điểm như sau: "dưới mức cam kết và hơn thế nữa" nhưng Cardone khuyên bạn rằng bạn nên "hơn cả cam kết và làm hơn thế nữa"

4. Họ đầu tư thwof igian vào những điều (người) ảnh hưởng tích cực tới thu nhập của mình, trách lãng phí thời gian cho những người không đem lại lợi lộc gì. Những người thành công luôn biết sử dụng thời gian của mình cho cai và vào những hoạt động gì. Đừng lãng phí thời gian của bạn cho những thứ vô bổ, không đem lại lợi ích ngay hiện tại và trong tương lai.

5. Họ luôn tìm kiếm những con đường mới, tốt hơn, nhanh hơn để tăng cường nỗ lực bán hàng của mình. Hiệu quả luôn là thứ những người bán hàng tuyệt vời quan tâm hàng đầu. Họ luôn làm việc liên tục để cải thiện bản thân và tìm kiếm những cách nhanh hơn để khép lại những giao dịch

6. Họ sẵn sàng đầu tư vào kết nối, cộng đồng và các mối quan hệ. Hãy đầu tư vào cộng đồng của bạn. Đừng nhìn vào nó như là một khoản chi phí kể cả khi bạn cần phải tốn kém để phát triển các mối quan hệ. Vì vậy hãy tham gia vào các câu lạc bộ, hội nhóm có ích cho bạn, sẵn sàng chi tiền cho những cuộc gặp gỡ những người quan trọng. Hãy nói cashc khác hãy góp mặt càng nhiều khi bạn có thể.

7. Họ là người cuồng tín về bán hàng. Những nhân viên bán hàng tốt nhất bị ám ảnh bởi khách hàng và sự phát triển doanh nghiệp của họ.

8. Họ không để kết quả của mình phụ thuộc vào trạng thái của thị trường mà thay vào đó là những hành động của bản thân. Nếu bạn là người xuất sắc, bạn sẽ làm tốt trong bất kỳ nền kinh tế nào, bởi vị bạn tạo ra nền kinh tế của riêng mình. Bạn chạy trên cuộc đua riêng và biến một số chuyện xảy ra bất chấp môi trường.

9. Họ bao quanh mình là những người vượt trội và có ít thời gian cho những người không tạo ra những cơ hôi. Những người này đôi khi lại được xem là không hấp dẫn những người khác như sự thực chỉ là họ không quan tâm đến những người dưới mức tiêu chuẩn của mình. Họ không muốn lãng phí thời gian với những người không thể đạt được bất cứ thứ gì.

10. Họ không bao giờ chấp nhận đủ. Những người này không cần ai quản lý. Họ tự thúc đẩy bản thân tiến lên phía trước.

11. Họ không nhìn thất bại khi bán hàng như thất bại mà một nhà đầu tư trong quá trình kinh doanh. Nếu bạn không kết thúc thàn hcoong một thỏa thuận kinh doanh, đừng nghĩ về nó như một nỗ lực thất bại. Bạn nên hiểu rằng một số nỗ lực sẽ được đền đáp, một số khác thì không nhưng tất cả chúng là những khoản đầu tư trong việc kinh doanh

12. Họ không bao giờ từ bỏ những khách hàng từng từ chối họ, hiểu rằng một ngày nào đó những người này sẽ mua hàng. Hãy nhớ rằng bạn đang phát triển việc kinh doanh của mình, vì vậy nếu bạn gặp một tiếp bất thành, hãy syu nghĩ về nó như một cơ hội cho tương lai

13. Họ vắt kiệt từng phút và tuần làm việc. Những nhân viên bán hàng xuất chúng cũng giống như ảo thuật gia với thời gian, hãy suy nghĩ về nó như một cơ hội cho tương lai.

14. Họ nhìn những vấn đề là những cơ hôi. Khi một vấn đề rắc rồi nào đó xuất hiện, hãy xem nó như là một cơ hôi. Nếu bạn không gặp phải bất kỳ vấn đề gì đồng nghĩa với bạn không có bất kỳ giá trị nào.

15. Họ đầu tư vào giáo dục của họ, phát triển và động cơ cá nhân, hiểu rằng đây là những công cụ của người bán hàng chuyên nghiệp. Bạn cần phải tiếp tục đầu tư vào cuộc chơi của mình, giống như một 

31/1/2017

5 cấp độ lãnh đạo


Trong một cuộc nghiên cứu của 2.000 người có thu nhập trên 6.000 USD/ tháng trong hơn 10 năm với ngân sách khoảng 1 triệu đô la, các chuyên gia hàng đầu rút ra được một bí mật rằng tất cả những người thành công đều biết cách xây dựng các mối quan hệ đến cấp độ 5. Họ luôn làm cho khách hàng, đối tác rất hài lòng và tin tưởng sản phẩm- dịch vụ của họ mỗi ngày.

🍀  ĐẶT VẤN ĐỀ:
- Tại sao những gì con nít nói Bạn cảm nhận đáng yêu và tin cậy?
- Tại sao Bạn luôn cảm thấy những hành cộng của người nhà thì an tâm hơn so với người lạ?
- Tại sao Bạn cảm thấy đồng môn cùng lớn dễ thương hơn các bạn ở lớp khác?
- Tại sao các đối tác làm việc lâu năm- không tì vết thì Bạn tin tưởng hơn những đối tác mới?
- Tại sao những khách hàng thân thiết luôn được Bạn quan tâm chăm sóc hơn khách hàng mới?
- Xem Quảng cáo, thấy những "Nhân vật công chúng" đại diện cho nhãn hàng đó thì có nghĩa sản phẩm đó hoàn toàn tốt?
- Tại sao người sếp luôn có tiếng nói trọng lượng trước các nhân viên?
- Tại sao người thầy giỏi giang- đáng kính trọng- mẫu mực là mentor truyệt vời trước các học viên?

🍀 MỘT GÓC NHÌN KHÁC
- Bạn đã từng nghĩ rằng con nít đến độ tuổi nào đó hoặc được dạy dỗ trong môi trường nào đó sẽ không còn đáng yêu và tin cậy?
- Theo Bạn, người bạn đời sẵn sàng đồng hành với Bạn trọn đời hay không? Bạn có quan sát các cặp vợ chồng ngày nay rất dễ chia tay?
- Liệ người nhà có hoàn toàn an tâm so với người lạ? Nếu Bạn mở một doanh nghiệp Bạn có tin tưởng giao chức GDĐH cho người nhà Bạn nếu họ không có chuyên môn?
- Bạn không thể tìm người bạn đồng môn đáng yêu nào khác ở ngoài lớp hay sao? Bạn có bao giờ để ý, hết đại học thì đường ai nấy đi.
- Bạn ngẫm nghĩ ky hơn nữa, chắc gì đối tác lâu năm đáng tin cậy hơn khách hàng mới?
- Ai cũng nói 80% lợi nhuận của Bạn từ khách hàng cũ, nhưng mà nếu không có khách hàng mới thì ở đâu có khách hàng cũ?
- Các sản phẩm đều tốt cho đến một ngày được báo chí phanh khui, cộng đồng bàn tán,
- Người sếp sẽ là nơi tin cậy khi cả nhóm cùng chung mục tiêu, nhưng khi mỗi người một chí hướng thì mọi chuyện sẽ chuyển sang những hướng khác nhau. Khi sếp về hưi thì bao nhiê mối quan hệ sẽ còn đem quà cáp đến nhà?
- Người thầy vẫn là con người và sẽ có lúc phạm sai lầm. Khi đó bao nhiêu mối quan hệ sẽ còn tồn tại bên thầy?

🍀MỐI QUAN HỆ- MONG MANH & DỄ ĐỨT
- Bạn đã có những góc nhìn mới và kết luận mới đúng không nào? Ban jcos thể nhận ra rằng đến tri âm- tri kỷ, ngay cả người thân hay vợ chồng, nếu mỗi chúng ta không nghiêm túc với từng mối quan hệ thì các mối quan hệ này sẽ đổ vỡ bất kỳ lúc nào.
- Sự thật hiển nhiên, thế giới chuyển động không ngừng, mỗi chúng ta đều sẽ thay đổi, không một mối quan hệ nào hoàn toàn trường tồn với thời gian cho đến khi cả hai phía đều mong muốn cùng chia sẻ cuộc sống, cùng hài lòng- cùng tin tưởng- cùng chí hướng một vấn đề nào đó và cùng xây dựng mối quan hệ tốt hơn mỗi ngày.
- Đừng bao giờ lầm tưởng rằng khách hàng sẽ mãi trung thành với Bạn, đến một ngày nào đó hành động và ý chí của bạn không còn thống nhât.s Bạn không thật sự dụng tâm để đối đãi với đối tác, những khách hàng trung thành ấy sẽ trở thành khách hàng của người khác, của nhãn hàng khác, của công ty khác. Bạn sẽ vô cùng khâm phục người Nhật, họ sẵn sàng mất 5 năm để chứng mình chữ TÍN trước khi bắt đầu giao thương.
- Cuộc sống sẽ mãi không công bằng cho đến ngày Bạn nhận ra bạn cần nâng niu từng mối quan hệ, từng cơ hội hiếm hoi trong đời. Khi ấy, thái độ của Bạn với mọi việc sẽ khác, sẽ dụng tâm làm tốt từng công việc, từng ánh mắt- cử chỉ- tác động nhỏ, rất nhỏ mà đen lại giá trị lớn.

🍀 5  5 CẤP ĐỘ CỦA MỐI QUAN HỆ
- Hầu hết chúng ta đều trải qua 5 cấp độ mối quan hệ, từ biết rất ít thông tin một người nào đó đến có nhiều thông tin hơn về họ (Đa phần là một chiều); kể đến cả hai bắt buộc tương tác và cảm thấy vui vẻ khi gặp nhau; sau nữa bắt đầu tin tưởng hơn về nhau, cảm thấy an toàn hơn về chuyên môn- thế giới quan của người đối diện; và cuối cùng là cùng nhau tiến lên để đạt được mục tiêu chung
1. Cấp độ 1: Chỉ mới biết mặt nhau, nhìn trông quen quen
2. Cấp độ 2: Có nhiều thông tin hơn như liên lạc, nghề nghiệp... cả hai đang tìm "tần số" tương tác của nhau
3. Cấp độ 3: Thấy họ cũng tốt, vui vẻ, đáng làm bạn, gặp nhau thường xuyên hơn, đi chơi, làm việc cùng nhau...
4. Cấp độ 4: Hiểu hơn về họ, thấy được điểm mạnh- chuyên môn của họ, đến chơi nhà họ nhiều lần, khi gặp vấn đề liên quan đến chuyên môn của người đó. Bạn rất tin tưởng lắng nghe lời tư vấn của họ. Cả hai đều tin tưởng người đối diện ở một khía cạnh nào đó. Bạn thấy an tâm ở người đó.
5. Cấp độ 5: tìm ra được mục tiêu chung của cả hai, cùng nhau nỗ lực- phấn đấu để đạt được thành quả

🍀5 CẤP ĐỘ LÃNH ĐẠO CỦA JOHN MAXWELL
1. Cấp độ 1: Chứ vị. Mọi người đi theo bạn vì họ buộc phải theo do phân cấp quyền lực. Đây là lúc "mọi người theo bạn vì họ phải làm như vậy". Maxwell cho rằng "Ảnh hưởng của bạn sẽ không được mở rộng vượt quá ranh giới công việc của bạn. Bạn càng ở lâu tại cấp độ này, bạn có thể có được những lợi ích cá nhân nhưng tín nhiệm của nhân viên sẽ càng giảm"
2. Cấp độ 2: Sự chấp thuận. Mọi người đi theo bạn vì họ muốn theo. Tại cấp độ này, "mọi người theo bạn vì họ muốn như vậy", ông nói: " Mọi người sẽ theo bạn nhiều hơn là uy tín hiên có của bạn. Cấp độ này sẽ tạo cảm hứng cho công việc." Tuy nhiên Maxwell cũng cảnh báo không nên ở quá lâu tại cấp độ này. "Ở lại quá lâu sẽ khiến những người có động lực cao hơn trở nên hiếu động không cần thiết"
3. Cấp độ 3: Định hướng kết quả. Mọi người đi theo bạn bạn vì những gì bạn đã làm cho tổ chức. "Đây là một nơi mà hầu hết mọi người cảm nhận được sự thành công" Maxwell nói "Họ thích bạn và thích việc bạn đang làm cho tổ chức. Các vấn đề được giải quyết với rất ít nỗ lực vì đã có động lực từ bạn" Thành công được cảm nhận bởi người khác, họ thích bạn và thích nhiệm vụ của bạn, và các vấn đề dễ dàng được giải quyết.
4. Cấp độ 4. Phát triển con người. Mọi người đi theo bạn vì những gì bạn dã làm cho họ" Đây là sự phát triển lâu dài cho tổ chức". Maxwell lưu ý: "Cam kết phát triển thế hệ lãnh đạo kế tiếp của bạn sẽ đảm bảo sự phát triển của tổ chức và cho mọi người. Hãy làm bất cứ điều gì có thể để phát triển nó"
5. Cấp độ 5. Cá nhân. Mọi người đi theo bạn vì bạn là ai và bạn đại diện cho điều gì? Nó chỉ dành cho những nhà lãnh đạo đã dành nhiều năm phát triển con người và tổ chức, nhưng không nhiều người có được điều này"

Bạn là ai? bạn phải làm gì? Bạn sẽ làm như thế nào để mọi người thấy được TẦM NHÌN, SỨ MỆNH của mình, để mọi người sẽ đến quy tụ dưới "ngọn cờ" doanh nghiệp của bạn, tin tưởng- đồng hành cùng bạn tiến lên trong kinh doanh và trong cuộc sống?

Tổng kết lại, cuối cùng Bạn đã thấy được mối tương quan giữa 5 cấp độ mối quan hệ với 5 cấp độ lãnh đạo chưa? Chất lượng mối quan hệ  chính là chất lượng của cuộc sống.
Vậy liệu "Tôi đã xây dựng mối quan hệ đến cấp độ 5 rồi thì có bền vững không?" Xin thưa "Không". Vì thời điểm trước đây, thời điểm hiện tại và cả tương lai là khác nhau. Bạn phải nỗ lực không ngừng xây dựng mối quan hệ mỗi ngày.
- Chất lượng của mối quan hệ của các thành viên trong gia đình sẽ giúp gia đình đó trở nên hạnh phúc cho dù gia đình đó giàu hay nghèo.
- Chất lượng mối quan hệ của các thành viên trong doanh nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp tiến lên không ngừng, cho dù doanh nghiệp đó đang khởi nghiệp hay chiếm thị phần lớn, không có một cá nhân giỏi chỉ có một tập thể mạnh mẽ có cùng chí hướng.
(Đỗ Hoàng Công Nguyên)

Làm chủ "cuộc chơi" để cuộc đời hạnh phúc



Mỗi người đều có quyền cảm nhận hạnh phúc của riêng mình. Nhưng kiểm soát được mọi thứ của cuộc sống chính mình là hạnh phúc rồi.
1. Kiểm soát cảm xúc là điều vô cùng khó khăn, khi buồn, khi vi, khi giận giữ mọi thứ hành vi đều bộc lộ ra hết. Trong mỗi chúng ta luôn tồn tại CON NGƯỜI, khi vi phần tất cả là phần người, khi nóng giận phần con trỗi dậy, mất rất nhiều triệu năm loài vật mới tiến hóa thành người, nhưng chỉ trong vài giây giận dữ con người có thể trở thành loài vật. Cho nên đừng hứa hẹn gì khi vui và đừn quyết định gì khi nóng giận.

2. Kiểm soát tài chính mình để không phụ thuộc người khác, có thể bạn làm ra rất nhiều tiền nhưng bạn không quyết định được khi nào bạn chi tiêu, bạn muốn mua một món đồ bạn thích mà người khác quyết định cho bạn được mua hay không thì làm sao thoải mái được. Ai đó họ không có nhiều tiền nhưng họ tự quyết được khi họ chi tiêu trong khả năng có nghĩa họ cảm thấy vui.
3. Kiểm soát sức khỏe, nếu bạn không kiểm soát được sức khỏe của bạn thì bác sỹ sẽ kiểm soát. Ai đó sức khỏe không tốt sẽ phải phụ thuộc người khác chăm sóc, phụ thuộc thì làm sao hạnh phúc? Kiểm soát hành vi ăn uống hàng ngày để bảo đảm sức khỏe cho chính mình mà còn không làm được thì kiểm soát được ai? làm được gì lớn lao, Cứ hút thuốc, cứ uống rượu bia đi có nghĩa là tự mình hủy hoại tàn phá thân sát mình.

4. Kiểm soát công việc: Có thể người ta rất vất vả làm việc, nhưng kết quả là tự người ta kiểm soát. mình làm việc mà để người khác kiểm tả, quản lý thì chán lắm. Người làm việc có trách nhiệm không cần người khác giám sát, người lớn không cần người lớn hơn quản lý. Công việc, thu nhập của bạn không phụ tuộc vào sếp, vào chỗ làm mà chỉ phụ thuộc vào năng lực và  thái độ của bạn, bạn chắc chắn kiểm soát được điều này.

5. Kiểm soát các mối quan hệ, kiểm soát được gia đình, chồng để vợ kiếm soát, vợ để chồng kiểm soát thì còn gì nữa là sống hạnh phúc. Hãy thử hỏi những người đàn ông bị vợ kiểm soát xem họ khổ tâm đến cỡ nào và ngược lại người phụ nữ nào cũng cảm thấy bất hạnh khi bị ông chồng kiểm soát.

6. Mình muốn đi đâu, mình muốn lam gì, muốn ăn gì, muốn gặp ai, muốn nói gì là do mình quyết định. Để người khác quyết định thì còn gì là thú vị

7. Người sống trước tiền là để cho mình, mình kiểm soát được mình mới lo được cho người khác.

8. Mình không kiểm soát được mình thì người khác sẽ kiểm soát mình

Hồ Minh Chính

12 bài học kinh doanh từ Ông già Noel


Nghe có một chút kỳ lạ khi chúng ta nói về bài học kinh doanh từ ông già Noel phải không? Nhưng hãy suy nghĩ lại: Ông già Noel đem đến những điều tốt lành, luôn luôn đúng giờ và là một người nổi tiếng luôn nhận được sự yêu mến.
Bạn có tin rằng ông già Noel có thực không? Dù bạn tin hay không thì cũng cùng đọc bài viết này. Ông già Noel có nhiều phẩm chất tốt đẹp chắc chắn sẽ truyền cảm hứng cho bất kỳ mọi nhà kinh doanh nào.

1. Danh tiếng Tốt
Bạn không thể mua danh tiếng tốt mà phải tạo ra nó. Ông già Noel có danh tiếng tuyệt vời bởi ông có tâm hồn cao thượng, là người đại diện cho lòng tốt và sự hào phóng. Khi muốn xây dựng một doanh nghiệp thành công, không có gì quan trọng hơn một danh tiếng tốt. Đứng về phía lẽ phải và bạn sexk hông bao giờ bị hạ gục.

2. Trí nhớ tuyệt vời về những cái tên.
Ông già Noel không bao giờ quên sót tên một ai. Nếu muốn mọi người biết rằng bạn quan tâm đến họ ra sao, hãy thể hiện rằng bạn nhớ về họ đến mức nào. Nên tìm hiểu về tên người khác và gọi họ thường xuyên. Đây là một kỹ năng rất quan trọng và bạn cần luyện tập để phát triển nhiều hơn.

3. Người tặng quà sáng tạo
Món quà của ông già Noel sẽ tùy thuộc vào lời cầu nguyện của người nhận, không phải ý thích của ông ấy. Để hoàn thành tốt công việc, bạn cần biết là khách hàng của mình đang sống, đang thở và có những sở thích, nhu cầu luôn thay đổi. Một món quà khiến người ta nhớ mãi không nhất thiết phải đăt tiền. Một món quà cho thấy bạn thực sự quan tâm đến sở thích của khách hàng và nó sẽ có giá trị hơn bất kỳ hình thức tặng quà tốn kém nào. Ông già Neol luôn hiểu rất rõ tầm quan trọng của phần thưởng.

4. Giỏi lắng nghe
Nếu bạn nhớ đến lúc mình ngồi trong lòng ông già Noel, có lẽ bạn cũng nhớ rằng ông đã dành sự quan tâm chân thành thế nào với yêu cẩu của bạn. Bạn có thể tìm được nhiều bạn bè hơn bằng tôi tai lắng nghe của mình, chứ không phải cái miệng. Những người biết mình đang được lắng nghe sẽ cảm nhận rằng họ được chấp nhận và đánh giá cao. Họ cảm thấy như đang làm những điều rất quan trọng và những gì họ nói thực sự có ý nghĩa.

5. Luôn tươi cười.
Bộ râu xồm xoàm luôn che lấp gần hết khuôn mặt nhưng không bao giờ giấu đi nụ cười của ông già Noeal. Chúng ta đã học được rằng nụ cười là thứ có sức mạnh kỳ diệu, nó ảnh hưởng rất lớn đến mọi người xung quanh khi bạn mỉm cười với họ. Đó là lý do không bao giờ nên đánh giá thấp nụ cười. Nụ cười nên được xem là một "trang thiết bị" quan trọng cho mọi người tại nơi làm việc và cả khi về nhà.

6. Tính khiêm nhường.
Ông già Noel không thu phí khi mang niềm hạnh phúc đến cho người khác. Sẽ thật vui khi có thể thấy đồng nghiệp, sếp hoặc ngay cark hách hàng, những người đủ tự tin khiến công việc họ làm tự nó lên khả năng và thành tích họ đạt được. Khiêm tốn là cả một nghệ thuộc nhưng nó không quá khó để thực hành. Nó còn có ý nghĩa rằng bạn nhận ra sự đóng góp của những người khác vào thành công của bạn.

7. Sự nhiệt tình
Làm thế nào mà ông già Noel có thể mãi thực hiện cùng một công việc từ năm này qua năm khác? Vì ông ấy là người chuyên nghiệp. Ông ấy cho đi mọi thứ mà mình có. Sự tập trung và nhiệt tình như là điều hiển nhiên mà ông ấy dành cho mọi người. Ông già Noel yêu công việc của mình. Nhiệt tình cũng giống như một căn bệnh truyền nhiễm. Vậy bạn hãy bắt đầu lan truyền nó ngay đi!

8. Thái độ tích cực
Ông già Neol thúc đẩy thiện chí và hành vi tốt bất cứ nơi nào ông ấy đến. Ông khuyến khích trẻ em ngoan vì lợi ích tốt đẹp của chính các em. Suy nghĩ tích cực không có mặt tiêu cực nào cả. Một tâm trạng tích cực sẽ mang đến hạnh phúc, niềm vui, sức khỏe và thành công. Nếu bạn từ hành xử bằng những điều tích cực thì bạn sẽ dần hình thành thói quen tốt. Và thói quen sẽ xác định nên hình ảnh của chính con người bạn.

9. Lòng trung thành
Ông già Noel luôn có những chú lùn dễn thương bên cạnh giúp đỡ. Phẩm chất đầu tiên mà bạn nên tìm kiếm ở nhân viên cũng như bạn bè chính là sự trung thành.

10. Tôn trọng thời gian
Nếu công việc gây áp lực nhất về thời gian, đó chính là công việc của ông già Noel. Luôn hoàn thành công việc đúng thời hạn là yếu tố cơ bản để xây dựng lòng tin và sự trung thành.

11. Đánh giá đúng tính cách
Danh sách những người khó khăn hay tử tế không cần thiêt lắm với các doanh nghiệp. Tuy nhiên, hãy yêu cầu mọi người trong tổ chức của bạn cư xử thật chuyên nghiệp và luôn có thái độ tôn trong khách hàng là điều không cần bàn cãi.

12. Ăn mặc đẹp
Có thể bạn nghĩ khác, hãy bày tỏ ý kiến về trang phục của ông già Noe. Nhưng hãy công nhận rằng ông già Noel ăn mặc gây ấn tượng và ông ấy thành công

(St)


Thứ Năm, 26 tháng 1, 2017

Làm thế nào để ngăn chặn mã độc Ransomware tấn công?



Mã độc Ransomware là một trong những tội phạm tống tiền trên mạng đang phát triển những năm gần đây và hiện nay được nhân rộng với những biến thể mới cực kỳ nguy hiểm. Loại mã độc này thường lây nhiễm trên hệ thống máy tính gọi là virus mã hóa tài liệu, đây là hình thức ăn cắp thông tin cá nhân doanh nghiệp và thông tin thẻ tín dụng nhằm đòi tiền chuộc thanh toán bằng đồng tiền ảo Bitcoin
Vậy Ransomeware là gì?
Ransomeware là loại mã độc chuyên tấn công cướp quyền truy cập vào máy tính hoặc thiết bị di động của bạn chúng đặt khóa mã hóa toàn bộ dữ liệu của bạn để đòi tiền chuộc. Khi bạn thanh toán mới có thể giải mã phục hồi dữ liệu và các tập tin đã bị mã hóa đổi đuôi. Thường thì số tiền kẻ tống tiền trên mạng yêu cầu rất cao và hầu hết các nạn nhân không đủ khả năng thực hiện thanh toán với những tài liệu quan trọng, thì phải có tài khoản giao dịch bằng đồng Bitcoin để thanh toán trực tiếp mới có thể khôi phục dữ liệu ổ cứng máy tính.
Có rất nhiều nạn nhân trả tiền chuộc nhưng tài liệu không được giải mã bởi thế các chuyên gia an ninh mạng như FBI cục điều tra liên bang Mỹ cũng khuyên các bạn không trả tiền chuộc khi bị virus tống tiền đổi đuôi mã hóa tài liệu. Vì không phải chỉ trả tiền chuộc là có thể cứu được dữ liệu lại được và không có gì đảm bảo rằng nó sẽ không xảy ra với bạn một lần nữa, mà đây cũng là hành vi tạo điều kiện cho kẻ tống tiền phát triển mạnh lên.
Ransomware tấn công mã hóa dữ liệu thì tiền chuộc là bao nhiêu?
Thống kê vài năm vừa qua bọn tội phạm phát tán mã độ Ransomware đã thu lợi nhiều triệu đô từ việc phạm tội này. Đây chỉ là những trường hợp đã được báo cáo cho FBI vào năm 2015 lên tới $24 Million mà kẻ tống tiền nhận được. cũng theo cảnh báo mối đe doạ của Cyber Threat Alliance thì các ransomware CryptoWall được phát hiện vào tháng 1 năm 2015 đã thực hiện thu về ước tính $325 Million từ các nạn nhân bị chúng tấn công, con số trên chưa bao gồm các thiết bị lưu trữ sao lưu dữ liệu và máy móc máy nghe lén.
Những đối tượng nào mà Ransomware thường tấn công?
Loại virus tống tiền này thường tấn công vào hệ thống thông tin các công ty, tổ chức doanh nghiệp dựa trên lượng truy cập dữ liệu hoặc internet hàng ngày, vì đây mới là đối tượng tiềm năng có thể trả tiền chuộc một cách nhanh chóng cũng là hình thức chúng phòng chống lại các cuộc tấn công giải mã từ những chuyên gia
Mã độc tống tiền thường tấn công mạnh vào các bệnh viện, sân bay và các hãng hàng không, ngân hàng và các cơ quan cảnh sát cùng hệ thống máy tính các cơ quan đầu ngành, tuy nhiên một số người dùng cá nhân cũng sẽ là mục tiêu gặp phải
Làm thế nào để ngăn chặn mã độc Ransomware tấn công?
Việc backup sao lưu dữ liệu hàng ngày, thường xuyên sao lưu dữ liệu quan trọng ra thiết bị lưu trữ bên ngoài là cách hiệu quả nhất chống lại Ransomware. Mã hóa dữ liệu khi đó bạn không sợ phải trả tiền chuộc cho các mối đe dọa bị mã hóa mất dữ liệu máy tính. Có thể máy tính của bạn bị khóa bị tấn công mã hóa toàn bộ, nhưng bạn đã có bản sao lưu dữ liệu dự phòng bên ngoài nên không lo ngại gì đến việc tập tin quan trọng trên máy tính bị hỏng mà ta sẽ thẳng tay xóa sạch rồi khôi phục lại dữ liệu đã lưu trữ bên ngoài để tiếp tục làm việc.
Không nên nhấp vào những liên kết đáng ngờ hoặc mở mail unknow spam vì khi đó máy tính sẽ có nguy cơ nhiễm mã độc ransomware qua thao tác nhấp vào một liên kết hoặc mở một mail file đính kèm trong mail spam lừa đảo
Điều này có thể không xa lạ với đa số người làm việc sử dụng máy tính có kỹ năng, nhưng để đánh lừa người sử dụng thì mã độc ransomware đã nghĩ ra một cách thông minh lừa người sử dụng bằng cách nhấp vào các URL đã bị nhiễm virus malware quảng cáo độc hại. Thường những link hình ảnh quảng cáo trên các trang web mà bạn biết và cho là tin tưởng thì sẽ lừa bạn nhấp chuột vào để xem khi đó chúng sẽ tấn công máy tính của bạn. Nhiều công ty hiện nay đã có kế hoạch cho nhân viên của họ đi học lớp đào tạo an ninh mạng để giảm nguy cơ mã độc tấn công, nếu các nhân viên có thể được đào tạo căn bản thì việc nhận mail spam hay sử dụng internet cũng có thể giảm đáng kể nguy cơ toàn bộ hệ thống máy tính công ty rơi vào một cuộc tấn công của ransomware
Kiểm tra bất kỳ lỗ hổng của phần mềm đang sử dụng cập nhật bản vá lỗi liên tục cũng có thể là một trong những cách tốt nhất để ngăn chặn chống lại tội phạm tống tiền trên mạng tấn công
Cài đặt các phần mềm bảo mật chống virus có bản quyền như Bkav Pro, Kaspersky, Symantec, AVG…
Nếu trường hợp máy tính của bạn bị nhiễm mã độc nên ngắt kết nối mạng từ hệ thống mạng nội bộ, cũng như internet để ngăn chặn tất cả các máy khác không bị nhiễm phải. Tức là loại bỏ ngay Wifi, Bluetooth và mạng công ty

Bài viết này chúng tôi xin nêu ra những điều tương đối đơn giản để bạn có thể làm trong công cuộc nỗ lực phòng tránh ngăn chặn các cuộc tấn công nguy hiểm của mã độc ransomware. Nếu bạn đang cần tìm một giải pháp sao lưu dữ liệu chất lượng, hãy liên hệ với EXA để tư vấn.
Http://backup.exa.vn

Thứ Ba, 17 tháng 1, 2017

Thách thức và giảm rủi ro mất dữ liệu doanh nghiệp


Ngày nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin để phát triển doanh nghiệp không chỉ là xu hướng mà còn mang lại hiệu quả cao trong việc quản lý và điều hành nhưng cũng là thách thức đối với doanh nghiệp trong vấn đề bảo mật, an toàn thông tin. Hầu hết các doanh nghiệp đang dừng bảo mật, an toàn thông tin ở mức thông thường từ thiết bị này qua thiết bị khác ngay trong công ty, thậm chí trên chính hệ thống đang hoạt động. Vì vậy doanh nghiệp sẽ gặp nhiều rủi ro trong việc mất mát dữ liệu cụ thể: hư hỏng thiết bị phần cứng; lỗi do người sử dụng xóa nhầm dữ liệu, thao tác không đúng hay lỗi phần mềm; mất dữ liệu do virus và lây nhiễm malware, ransomware; cháy nổ do sụt nguồn… có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
Hậu quả của việc mất dữ liệu dẫn đến doanh nghiệp không có thông tin dữ liệu để hoạt động ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả kinh doanh, gây thiệt hại cho doanh nghiệp như: có thể ngưng hoạt động vì không có dữ liệu để làm việc với khách hàng, đối tác; chi phí khôi phục dữ liệu cao; thậm chí hoàn toàn không thể lấy lại được những dữ liệu đã mất. Thử tưởng tượng một doanh nghiệp có 30 nhân viên, mỗi nhân viên có mức lương 5 triệu với 10 ngày không có dữ liệu hoạt động đồng nghĩa với việc 30 nhân viên này không thể làm việc, hoặc làm việc không hiệu quả. Khi đó chỉ chi phí tiền lương cho 10 ngày của 30 nhân viên sẽ là 50.000.000 VNĐ, chưa bao gồm thiệt hại về kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, chi phí khôi phục dữ liệu hoặc tái tạo lại dữ liệu đã mất.
Vì vậy, doanh nghiệp cần có trách nhiệm bảo vệ, sao lưu dữ liệu để ngăn chặn nguy cơ mất dữ liệu càng sớm càng tốt. Lựa chọn một giải pháp backup tối ưu trước khi quá muộn.
Chức năng sao lưu, khôi phục dữ liệu tự động theo lịch, báo cáo kết quả sao lưu dữ liệu thành công qua email của EXA Backp là giải pháp hoàn toàn phù hợp đối với các doanh nghiệp. Đây là giải pháp bảo vệ an toàn dữ liệu cho doanh nghiệp với khả năng khôi phục dữ liệu nhanh chóng, giảm nguy cơ mất dữ liệu trên các ứng dụng phần mềm, thiết bị phần cứng như máy chủ, máy tính đảm bảo dữ liệu hoạt động liên tục. Từ các bản sao lưu, doanh nghiệp có thể dễ dàng khôi phục toàn bộ hệ thống hoặc dữ liệu… chỉ mất vài phút, tùy thuộc vào khối lượng dữ liệu doanh nghiệp
Ưu điểm của dịch vụ EXA Backup là chi phí hợp lý, hỗ trợ sao lưu nhiều hệ điều hành khác nhau với cơ chế bảo mật tuyệt đối. Dữ liệu được nén tới 60% trước khi sao lưu giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí.

Thông tin về dịch vụ tại http://backup.exa.vn

Chủ Nhật, 15 tháng 1, 2017

14 câu hỏi biết được bí mật của ứng viên



Đây là 14 câu hỏi mà các doanh nhân khởi nghiệp và nhà lãnh đạo cấp cao thường xuyên sử dụng để hiểu được những điểm mạnh yếu từ những ứng viên ngồi trước mặt mình.
1. Tưởng tượng một năm sau chúng ta đang ngồi đây để kỷ niệm ngày bạn gia nhập công ty, thì bạn nghĩ là khi đó chúng ta đã làm được những gì?
"Đối với tôi, điều quan trọng nhất khi phỏng vấn là nhận được câu hỏi từ ứng viên. Tôi cần biết họ đã nghiên cứu trước đây, họ có thực sự hiểu công ty của chúng tôi và công việc mà họ đang nộp đơn hay không. Các ứng viên cần có đủ tầm nhìn chiến lược, họ không chỉ nói năm qua tốt như thế nào mà còn phải đưa ra được bức tranh tổng thể- và rằng tại sao họ muốn được làm việc này ở đây"
(Theo Randy Garutti, CEO của Shake Shack)

2. Bạn hài lòng nhất với cuộc sống của mình khi nào?
"Ngoại trừ với các ứng viên cho các công việc cơ bản, tôi đều mặc định rằng người trước mặt mình đã có đủ khả năng và trí tuệ. Hơn hết, tôi cần tin rằng những người thông minh với kinh nghiệm có liên quan sẽ nhanh chóng thích nghi trong môi trường mới.
Vì vậy, tôi tập trung vào việc tìm hiểu tính cách và xét xem họ có phù hợp với văn hóa doanh nghiệp hay không. Câu hỏi này giúp tôi đánh giá xem họ phù hợp tới đâu và biết rằng họ cần có môi trường thế nào để phát huy tối đa khả năng của mình"
(Theo Dick Cross, CEO và là nhà sáng lập Cross Partnership)

3. Nếu bạn được tuyển dụng, bạn yêu tất cả mọi thứ về công việc này và được trả mức lương bạn mong muốn thì những đề nghị nào từ một công ty khác sẽ khiến bạn cân nhắc lại?
"Tôi muốn tìm hiểu xem ứng viên muốn chọn mức thu nhập cao hay là cơ hội làm việc ở một nơi mà họ yêu thích. Họ có thể bị mua chăng? Bạn sẽ ngạc nhiên bởi một số các câu trả lời"
(Theo Ilya Pozin, Người sáng lập Ciplex)

4. Ai là hình mẫu cho bạn noi theo và tại sao?
"Câu hỏi này có thể làm tiết lộ mối quan tâm của các ứng viên về con đường phát triển sự nghiệp lẫn cá nhân của họ, đây là một yếu tố tôi cho rằng có liên quan chặt chẽ với sự thành công và tham vọng"
Ngoài ra, câu hỏi này có thể cho thấy những phẩm chất và hành vi mà ứng viên muốn có được"
(Theo Clara Shih, CEO và đồng sáng lập của Hearsay Social)

5. Bạn không thích làm chuyện gì?
"Chúng ta có xu hướng rằng ai đã làm việc gì thì sẽ thích tất cả mọi thứ của việc đó, nhưng điều này ít khi xảy ra. Việc tìm được câu trả lời trung thực cho câu hỏi này đòi hỏi cần có sự kiên trì. Tôi thường phải hỏi đi hỏi lại một vài lần theo những cách khác nhau, nhưng kết quả thu được luôn luôn là đáng công sức bỏ ra. Ví dụ, tôi từng phỏng vấn một ứng viên cho công việc bán hàng và hóa ra là cô này không thích gặp gỡ những người mới.
Trường hợp ưa thích của tôi là một chuyên viên tài chính- người đã nói với tôi rằng anh ta ghét làm việc với các chi tiết và kiểm tra lại những gì đã làm. Thế là tôi có thể nói "Mời người tiếp theo vào!"
(Theo Art Papas, CEO và người sáng lập của Bullhorn)

6. Kể lại một dự án hoặc thành tực mà bạn cho là quan trọng nhất trong sự nghiệp của bạn
"Tôi cho rằng câu hỏi này mở ra cách cửa để tiếp tục đặt ra những câu hỏi sâu hơn, và tạo điều kiện cho phép ứng viên tạo ra sự khác biệt. 
Bạn có thể hỏi thêm như sau: Bạn đang giữ vị tí nào khi bạn đạt được thành tựu này? Nó có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của bạn tại công ty cũ? Có ai khác đã tham gia vào việc này, và thành tự đó có ảnh hưởng thế nào đến nhóm của bạn?
Nói chuyện về những thành tực đã qua là một cách dễ dàng để lấy thêm thông tin và có cái nhìn sâu sắc về ứng viên, ví dụ thói quen làm việc của họ và cách họ ứng xử với những người khác như thế nào"
(Theo Deborah Sweeney, CEO và là chủ sở hữu của MyCorporation)

7. Nói cho tôi biết làm thế nào...
"Tôi không có một câu hỏi yêu thích bởi vì tôi tin rằng một cuộc phỏng vấn thành công có ý nghĩa của riêng nói, và phải là một cuộc trò chuyện chứ không phải là một quy trình cứng nhắc.
Chúng tôi muốn tìm kiếm những người có động lực, có kỷ luật, có tinh thần và kỹ năng làm việc tốt đi kèm với lòng đam mê. Đó là lý do tôi hay đưa ra các câu hỏi gián tiếp về quá trình sáng tạo, về quá trình tạo ra những món ăn ngon và dịch vụ tuyệt vời.
Sau đó, tôi tin vào bản năng của mình. Nhìn vào mắt của các ứng viên là bài kiểm tra cuối cùng tôi thực hiện vì đôi mắt không bao giờ nói dối"
(Theo Eric Ripert, Đầu bếp và đồng sở hữu của Le Bernardin)

8. "Điểm mạnh của bạn là gì?" hoặc "Loài vật nào biểu tượng cho bạn?"
"Tôi từng hỏi cô trợ lý hiện tại của mình rằng con vật yêu thích của cô ấy là gì. Cô ấy nói với tôi rằng đó là một con vịt bởi vì khi bơi, con vịt trông có vẻ điềm tĩnh, yên ả trên mặt nước nhưng kỳ thực lại không ngừng đạp nước hối hả bên dưới.
Tôi nghĩ rằng đó là một câu trả lời tuyệt vời, và đó là mộ tả hoàn hảo cho vai trò của một trợ lý giám đốc. Cô ấy đã làm việc với chúng tôi trong hơn một năm nay và hoàn thành tuyệt vời công việc của mình"
(Theo Ryan Holmes, CEO của HootSuite)

9. Tại sao có bạn lại từng làm (X) công việc trong (y) năm?
"Câu hỏi này sẽ giúp tôi có được một bức tranh đầy đủ về lịch sử công tác của ứng viên. Đâu là động lực của họ? Tại sao họ đã nhảy hết từ công việc đến công việc khác? Và những nhân tố quan trọng khi họ ra đi là gì?
Câu trả lời sẽ cho tôi thấy lòng trung thành và quá trình suy luận của họ. Liệu có phải họ cho rằng sếp muốn gạt họ ra? Có phải họ là người dễ chán nản? Không có gì là sai khi bạn nhảy việc nhưng lý do tại sao mới là điều quan trọng
(Theo Shama Kabani, CEO và là sáng lập The Marketing Zen Group)

10. Chúng tôi đang nỗ lực làm cho mọi thứ tốt hơn, nhanh hơn, thông minh hơn và cả rẻ hơn, bằng cách tận dụng công nghệ mới hoặc cải tiến quy trình. Nói cách khác, chúng tôi cố gắng làm nhiều hơn nữa với cái giá thấp hơn. Hãy kể về một dự án gần đây mà bạn đã giải quyết tốt hơn, nhanh hơn, thông minh hơn và ít tốn kém hơn.
"Một ứng viên tốt sẽ có nhiều câu trả lời cho câu hỏi này. Một ứng viên tuyệt vời sẽ cực kỳ vui mừng khi chia sẻ câu trả lời của họ. Trong 13 năm qua chúng tôi chỉ tăng giá một lần cho các khách hàng của mình, đó không phải vì chi phsi của chúng tôi giảm mà thực ra là hoàn toàn ngược lại. Chúng tôi có thể duy trì mức giá đó bởi vì chúng tôi đã cải thiện được những gì mình làm CÔng ty chúng tôi luôn tìm kiếm đến cùng những vấn đề cần giải quyết. Mỗi nhân viên mới cũng cần phải làm được điều đó"
(Theo Eward Wimmer, Đồng sở hữu và là đồng sáng lập của RoadID)

11. Hãy chỉ ra một thành tựu trước đây có thể là bằng chứng cho thấy bạn sẽ làm tốt vị trí này.
"Thành công trong quá khứ thường chỉ là số tốt nhất để dự báo tương lai. Nếu ứng viên không thể chỉ ra một thành tựu trước đây, thì rõ ràng họ không có khả năng làm được việc tại công ty của chúng tôi- hay của bạn"
(Dave Lavinsky, Chủ tịch và là đồng sáng lập của Growthink)

12. Câu chuyên của bạn là gì?
"Câu hỏi ngớ ngẩn này ngay lập tức đặt cuộc phỏng vấn về trạng thái phòng thủ vì không có câu trả lời đúng hoặc câu trả lời sai. Nhưng sẽ phải có một câu trả lời,
Đây là một câu hỏi yêu cầu trả lời sáng tạo. Nó sẽ cho tôi biết nhiều tính cách, trí tưởng tượng và sáng tạo của ứng viên. Nó thể hiện được khả năng kể chuyện, điều quan trọng đối với bất kỳ một thương hiệu nào.
Cách họ nhìn tôi khi câu hỏi được đưa ra cũng cho tôi biết đó có phải là người dễ mến hay không. Nếu họ hành cộng theo kiểu phòng thủ, có cái nhìn khó chịu và dừng lại lâu hơn một vài giây, nó nói với tôi rằng họ quá đơn giản trong quy nghĩ và không phải là nhà tư tưởng lớn. Trong kinh doanh, chúng tôi cần những người suy nghĩ thoáng và rộng"
(Richard Funess, Giám đốc của Finn Parter)

13. Bạn có câu hỏi nào cho tôi không?
"Tôi thích đưa ra một câu hỏi này thật sớm trong buổi phỏng vấn- nó cho tôi thấy liệu các ứng viên có thể suy nghĩ một cách nhanh chóng hay không, và cũng cho thấy mức độ chuẩn bị và tư duy chiến lược.
Tôi nhận thấy rằng bạn có thể tìm hiểu sâu hơn về một người dựa trên những câu hỏi của họ, thay vì nhìn vào những câu trả lời họ đưa ra"
(Theo Scott Dorsey, CEO và là đồng sáng lập của ExactTarget)

14. Hãy kể lại với chúng tôi về một thời điểm mà mọi thứ không được như bạn muốn, ví dụ như bạn không được thăng thức, hoặc một dự án không thành công như đã hy vọng.
"Đó là một câu hỏi đơn giản mà nói lên rất nhiều. Ứng viên có thể nói rằng họ hiểu được tầm quan trọng của làm việc theo nhóm nhưng điều đó không có nghĩa là họ thực sự biết thế nào là làm việc nhóm.
Câu trả lời có xu hướng rơi vào ba loại cơ bản: một là đổ lỗi, hai là tự chỉ trích, ba là cơ hội cho sự phát triển. Công ty chúng tôi đòi hỏi nhân viên phải sẵn sàng nhận nhiều vai trò khác nhau và có thể làm nhiều hơn những gì được yêu cầu, vì vậy tôi muốn mỗi thành viên đều có thái độ và cách tiếp cận đúng đắn. Nếu ứng viên đổ lỗi, nói tiêu cực về người chủ cũ hoặc tỏ vẻ tự phụ, người ấy sẽ không làm tốt ở đây.
Nhưng nếu họ chịu trách nhiệm và đang mong muốn áp dụng những gì họ đã học được để làm việc, họ sẽ phát triển mạnh trong môi trường của chúng tôi.
(Tony Knoop, CEO và đồng sáng lập của Spotlight Ticket Management)
15/1/2017

Thứ Sáu, 6 tháng 1, 2017

Sáng tạo mà không ra tiền thì nghỉ đi

David Mackenzio Ogilvy (1911-1999) được mệnh danh là "Ông tổ" marketing hiện đại với tài năng truyền tải thông điệp rõ ràng đến mức khách hàng cũng như niềm đam mê bất tận và hàng loạt hành công với nghề

Năm 1962, tạp chí Time đã bình chọn ông là "nhà phù thủy được săn đón nhiều nhất ngành quảng cáo". Giải thưởng này hoàn toàn xứng đáng khi Ogilvy đã tạo được hàng loạt những hình ảnh biểu tượng trong giới quảng cáo suốt những năm sự nghiệp của mình
Vậy những bí quyết nào đã làm nên tên tuổi của biểu tượng ngày quảng cáo này?

1. Sáng tạo mà không ra tiền thì nghỉ đi
" Trong nền kinh tế hiện đại, việc sáng tạo là vô nghĩ nếu chúng ta không thể bán hàng" - David Ogilvy.
Sự sáng tạo không giúp chúng ta bán được sản phẩm hay dịch vụ. Nếu bạn định ngồi xuống và thiết lập một chiến dịch marketing mà không nghĩ đến việc kết nối với khách hàng, xây dựng niềm tin hay các bước để tiêu thụ sản phẩm dịch vụ thì nhiều khả năng bản kế hoạch này sẽ thất bại.
 Đừng tạo ra những chiến lược marketing chỉ để được đánh giá là thông minh, sáng tạo, nghệ thuật... trong khi bỏ qua cái quan trọng nhất là doanh thu. Hãy tạo những quảng cáo có ích cho doanh nghiệp, gây hứng thú với khách hàng và quan trọng nhất là tạo ra được lợi nhuận.

2. Cảm hứng chỉ đến với những người chăm chỉ
Mọi người thường cho rằng những ý tưởng sáng tạo thường nảy sinh trong vô thức. Tuy nhiên, tiềm thức của bạn cũng cần phải được chuẩn bị những kiến thức liên quan đến vấn đề để có thể nảy sinh được các ý tưởng.
Ông Ogilvy là người luôn chuẩn bị rất kỹ càng những kiến thức, thông tin về vấn đề liên quan trước khi ngồi xuống và viết. Theo ông, chúng ta nên cố gắng nhồi nhét thông tin hết mức có thể, sau đó mở rộng sự vô thức để ý tưởng xuất hiện
Ngoài ra, ông Ogilvy cũng cho rằng sự sáng tạo thường đến với những người chăm chỉ học hỏi thêm kiến thức, mài mông trên ghế chứ không đơn giản chỉ là đi dạo chơi để rồi có cảm hứng sáng tác.
Nói tóm lại, cảm hứng sáng tạo cũng cần được xây dựng một cách bài bản chứ không phải tự dưng mà có.

3. Nghiên cứu và thử nghiệm
Nếu bạn cố gắng thuyết phục một ai đó làm điều gì đó, mua thứ gì đó thì bạn nên nói thứ ngôn ngữ của họ. 
Việc hiểu được khách hàng, người tiêu dùng nghĩ gì, nói gì, đọc gì là vô cùng quan trọng để có thể thiết lập các bài báo, quảng cáo, tiêu đề hay chiến dịch marketing thu hút sự chú ý. Như ông đã nói, người làm quảng cáo mà không nghiên cứu thị trường thì chả khác nào tướng ra trận mà không giải mã tin tức của quân địch
Nếu bạn đã nghiên cứu xong thị trường, khách hàng, hãy sử dụng chúng triệt để trong mọi bước đi quảng cáo của mình, từ chào hàng, giới thiệu sản phẩm đến quảng cáo trên mạng xã hội. Bạn có thể sai ở một số quảng cáo nhưng đừng sợ bởi phương hướng luôn đúng và những sai lầm đó chỉ khiến chiến dịch marketing của bạn ngày một cải thiện.
Thế giới mạng ngày nay rất rộng lớn và chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng chúng như một sân thí nghiệm. Càng thử sai, những bài quảng cáo của chúng ta càng tốt lên khi chúng ta học hỏi được cái mới.

4. Hãy viết như viết cho tình thân của bạn
Theo Ogilvy, đừng bao giờ giao tiếp với khách hàng như thể họ là một nhóm người mua túm tụm lại với nhau bởi hầu hết mọi người đọc đoạn quảng cáo của bạn một mình. Vì vậy, hãy thực hiện quảng cáo như chỉ để chiếu cho một khách hàng xem, hãy viết quảng cáo như viết thư tình vậy.
Cũng tương tự khi diễn thuyết, việc nói với một người thường dễ dàng hơn rất nhiều so với thuyết phục cả đám đông. Vì vậy, thay vì bị bối rối khi phải viết quảng cáo cho nhiều người xem, hãy tưởng tượng bạn đang làm quảng cáo chỉ cho một khách hàng duy nhất.

5. Thương hiệu mới là cái giá trị nhất của sản phẩm
Trên thị trường, hầu như không có sự khác biệt nào giữa các loại rượu, thuốc lá hay bia. Điều này cũng tương tự với hàng loạt các sản phẩm khác như bột giặt, bánh trái, đồ ăn... Vì vậy người lấy được nhiều lợi nhuận nhất trên thị trường là người có khả năng quảng bá thương hiệu tốt nhất.
Bạn muốn sản phẩm hay dịch vụ của mình chiếm được thị phần trên thị trường, vậy hãy quảng cáo sao cho cá tính nhất, định hình được thương hiệu, về công việc bạn làm và công ty của bạn là ai. Khắc họa càng rõ nét, sản phẩm của bạn càng thành công.

6. Tiêu đề và nhãn mác chiếm 80% thành công
Trung bình, tổng số người đọc tiêu đề nghiều gấp 5 lần số người đọc cả bài viết quảng cáo. Vì vậy, tiêu đề thường chiếm đến 80% thàn công của bạn.
Ông Ogily cho rằn không bao giờ nên dùng những từ ngữ khó hiểu hay không liên quan trong các tiêu đề bởi người đọc sẽ phải tốn thời gian để hiểu và rất có thể họ sẽ không đọc tiếp.
Tiêu đề càng đơn giản, dễ hiểu và hấp dẫn càng tốt. Điều này đòi hỏi chúng ta phải liên tục cải thiện kỹ năng viết

7. Đừng bỏ cuộc
Nghề quảng cáo cũng như bao nghề khác, sẽ phải trải qua những thăng trầm trong sự nghiệp. Đôi khi chúng ta phải đối mặt với vô vàn lời chỉ trích, sự dè bỉu, lăng mạ... nhưng đừng bi quan quá. 
Những người làm quảng cáo đang tạo ra những nội dung tuyệt vời mỗi ngày, đang tạo nên sự khác biệt mỗi ngày cho khách hàng cần và chia sẻ nó. Những người quảng cáo là những bậc thầy về thuyết phục, giao tiếp và giảng dạy
Vì vậy, đừng quá cố phấn đấu vì chiến thắng, vì trên cơ ai đó hay vì danh tiếng quá nhiều. Hãy yêu nghề quảng cáo và nhắm đến những mục tiêu lớn hơn, hãy luôn đặt câu hỏi rằng làm sao để tôi có thể tạo nên sự khác biệt? làm thế nào để nghĩ lớn hơn
Băng Tâm
(Theo thời đại)

Thứ Hai, 2 tháng 1, 2017

Tình không như là mơ


Những ngày đầu năm 2017, tôi lựa cho mình cuốn sách này để đọc. Có vẻ không phù hợp lắm ở thời điểm này, nhưng đó lại là lựa chọn phù hợp. Tình không như là mơ - viết cho người đẹp và đàn ông nói về đàn bà.

Xuyên suốt cuốn tản văn là những câu chuyện tình, những đối đáp không đầu không cuối vu vơ của những câu chuyện tình không còn trẻ mà cũng chưa già. Trong đó có bàn luận về những tuýp phụ nư khác nhau như cá tính, lãng mạn, hạnh phúc.

Gấp cuốn sach lại, điều đọng lại trong tôi nhất là viết về người đàn bà hạnh phúc. "Để hạnh phúc lâu dài đàn bà có lẽ cần có cho mình bốn cột trụ như giường bốn chân là công việc, gia đình, tâm linh và yêu thương chính mình"

Và cuối cùng, để hạnh phúc, đàn bà cần hiểu và yêu thương chính mình. Nếu đàn bà không tự biết mình làm được gì và muốn gì trong cuộc đời này thì cũng chẳng ai biết nổi. Đàn bà có lẽ không nên suy nghĩ người khác sẽ mang lại hạnh phúc cho mình để rồi thất vọng. Không phải có có đàn bà mới đem lại hạnh phúc cho nhau, nhưng quả thật đàn bà chính là người chịu trách nhiệm mang lại nụ cười, sự lạc quan và hạnh phúc cho bản thân và những người xung quanh.

SG 2/1/2017