Chủ Nhật, 25 tháng 6, 2017

Sếp khó tính đến mấy cũng quý nhân viên có 3 điểm sau

Cho dù bạn có thích sếp của mình hay không, đó là người quyết định những gì bạn được hưởng từ công  việc. Những thứ bạn được hưởng không chỉ là tiền bạc mà cả sự thỏa mãn, sự thăng tiến, sự ghi nhận và hãnh diện. 3 điều quan trọng nhất mà bất kỳ ai làm nhân viên đều nên khắc cốt ghi tâm.

LÀM CHO SẾP TỐT ĐẸP TRONG MẮT MỌI NGƯỜI
Cách tốt nhất để làm đẹp lòng sếp là làm cho sếp tốt đẹp trong mắt người khác. Đúng là như vậy: làm cho sếp trông tốt đẹp hơn trong mắt người khác. Chắc chắn, thay đổi thế giới, làm vui lòng khách hàng, và làm tăng giá trị cổ phiếu, tất cả đều là những việc phải làm cho mục đích lớn, nhưng làm sếp bạn tốt đẹp trong mắt người khác là công việc hàng ngày của bạn.
Bạn nên làm việc này trong chừng mực của đạo đức và luân lý, nhưng sự thật là khi sếp bạn trông tốt đẹp, bạn cũng thế. khi sếp bạn thăng tiến, bạn cũng thế. Và khi sếp bạn "khó ở" trong người, bạn cũng sẽ như vậy.
Đừng hoang tưởng về viễn cảnh tỏa sáng hơn sếp để thay thế hoặc vượt mặt sếp. Hiếm trường hợp nào sếp của sếp đề xuất kiểu "Chúng ta hãy thăng chức cho người đó lên trên cấp trên của cô ấy"
Người ta phỉa mất rất nhiều năm để hiểu được sự khôn ngoan phải làm cho sếp trông tốt đẹp- thường thì người ta học điều đó một cách khó khăn. Nếu bạn có thể tiếp thu và vận dụng nguyên lý này. Bạn đã thành công đến 90% trong việc làm đẹp lòng sếp của mình.

DẸP BỎ TẤT CẢ ĐỀ LÀM ĐIỀU MÀ SẾP YÊU  CẦU
Giả sử sếp yêu cầu bạn tìm kiếm thong tin về tình trạng cạnh tranh của công ty. Bạn biết chắc rằng sếp có thể tự làm và bạn nghĩ thế nào sếp bạn cũng sẽ không sử dụng kết quả. Trong khi đó bạn đang cố gắng hết mình vào công việc soạn thảo phần hướng dẫn rất quan trọng cho việc giao hàng.
Bạn sẽ (a) hoàn thành bản hướng dẫn hoặc (b) bỏ hết mọi thứ và làm điều mà sếp yêu cầu?
bạn có thể tự hào về khả năng sắp xếp thứ tự ưu tiên cho việc quan trọng nhất trong bức tranh tổng thể. bạn có thể nghĩ cần phải giải thích lý do vì sao phần hướng dẫn quan trọng ơn việc tìm kiếm thông tin, Ban có thể nghĩ mình thật tắc trách nếu không hoàn thành bản hướng dẫn trước đã. Để tôi nói cho bạn biết một cách nhẹ nhàng: Hãy bỏ tất cả mọi thứ để làm điều sếp yêu cầu nếu bạn muốn làm đẹp lòng sếp.
Không quan trọng điều này nghe có vẻ thiển cận đến đâu. Nếu bạn biết rằng sếp của sếp bạn cần thứ thông tin đó thì điều mà bạn cho là sự tận dụng thời gian kém cỏi bây giờ lại trở nên quan trọng với sếp của bạn. Không cần biết lý do là gì- và ngay cả khi không có lý do chính đáng- hãy làm những gì sếp yêu cầu trước tiên. Mục đích là thuyết phục được với sếp bạn là người làm việc chăm chỉ, năng suất cao và có hiệu quả- chứ không phải cố gắng chứng tỏ bạn là người biết phân định ưu tiên công việc.

HỨA ÍT, HOÀN THÀNH NHIỀU.
Điều thứ 3 là hãy hứa ít và hoàn thành nhiều. Để hiểu nguyên lý này, hãy nhìn sếp bạn theo hai hướng: thứ nhất, là nguồn thẩm định và tiến cứ năng lực quan trọng của bạn. bạn không bao giờ muốn hoàn thành ít việc đối với một người quan trọng như vậy.
Thứ 2, như khách tham quan Disneyland. Bạn có biết rằng tất cả những tấm biển báo chỉ dẫn bạn phải chờ bao lâu để chơi một trò chơi trong Disneyland đều nói quá thời gian lên không? Lúc đó, khi đến lượt bạn chơi trước thời lượng phải đợi, bạn sẽ là một khách hàng hạnh phúc.
Người nào hứa ít nhưng lại làm nhiều thì dễ gây ấn tượng hơn những người khác. Trong mọi trường hợp khác, một là bạn hoàn thành công  việc, hai là không chứ không phải là kẻ hứa suông, không có năng lực
(Theo Tri thức trẻ)


Nghề Sales là nghề gì?

Nghề Sales là nghề gì? Đơn giản hiểu đó là nghề bán hàng.
Đặc trưng nhất của nghề này là người làm nghề bán hàng trực tiếp tiếp cận khách hàng, tư vấn giúp khách hàng lựa chọn mặt hàng- dịch vụ phù hợp, thuyết phục khách hàng mua mặt hàng đã được tư vấn. Ai có thể làm được? Nghề này tiếp nhận tất cả mọi đối tượng có khả năng tiếp cận và thuyết phục được khách hàng mua hàng.

NGHỀ SALES NGHỀ CỦA SỰ THĂNG HOA
Làm sales có đòi hỏi trình độ cao? Có lẽ hơi sai lầm khi bảo rằng làm sales không cần trình độ, không cần đi học. Đội ngũ Sales cần phải giao tiếp tốt, am hiểu về các sản phẩm mà mình giới thiệu và bán hàng. Và với những mặt hàng công nghệ cao, không có trình độ nhất định sẽ không thể nào tìm hiểu và sử dụng sản phẩm được. Nhiều công ty nhân nhân viên Sales với yêu cầu trình độ tiếng Anh bằng C (tiếng Anh giao tiếp lưu loát), tốt nghiệp đại học có cùng chuyên ngành với sản phẩm phụ trách.



THEO ĐỔI NGHỀ NGHIỆP
Bạn có yêu nghề SALES không?
Để thành công, nhân viên sales cần năng nổ, xốc vác và có một chút hiếu thắng. "Hiếu thắng" ở đây theo nghĩa tích cực "Không bao giờ chịu đầu hàng trước bất kỳ khó khăn nào"
Hoài bão trong nghề Sales là một điều hết sức quan trọng. Nhân viên Sales cần luôn đặt mục tiêu cao, tìm mọi cách để đạt được mục tiêu đó và không bao giờ hài lòng với những thành tích đạt được
Khả năng giao tiếp và đám phàn tốt là những tố chất không thể thiếu của một nhân viên Sales giỏi. Đặc biệt, trong kinh doanh sản phẩm vô hình như ngành dịch vụ, khi tạo được mối quan hệ tốt với khách hàng, bạn đã đạt được 80% cơ hội thành công.
Nhiều người nhĩ rằng nhân viên sales phải nói nhiều. Không hẳn như vậy. Điều quan trọng là những gì bạn nói phải có giá trịthuyết phục được người nghe.
Nghề làm Sales không nên chỉ là một nhân viên kinh doanh thuần túy vì họ cần có khả năng tư vấn cho khách hàng. Vì vậy, không những phải trau dồi hiểu biết về sản phẩm, dịch vụ của công ty, họ còn phải cập nhật kiến thức về kinh tế, văn hóa, xã hội và cả nghệ thuật nữa. Ví dụ, để thắt chặt mối quan hệ với khách hàng, nhân viên Sales nên biết trò chuyện với khách hàng về nhiều đề tài khác nhau, biết chơi thể thao hay khiêu vũ giao lưu với khách hàng tại các buổi dạ tiệc...
Nhân viên Sales thường xuyên chịu áp lực về doanh số, áp lực từ khách hàng... Họ phỉa chứng tỏ được khả năng của mình thông qua két quả kinh doanh đặt được. Vì vậy, nghề Sales đòi hỏi nhân viên phải có khả năng chịu đựng áp lực caotinh thần thép để vượt qua những thách thức đó. Họ còn phải linh hoạt để thích nghi với nhiều thay đổi và tìm ra giải pháp thích hợp cho từng vấn đề.

CHÀO 1.000 NGƯỜI NHƯNG CHỈ 20 DỪNG LẠI LẮNG NGHE
Đó là công  việc sales (bán hàng), nó có thể không mang lại cho bạn thu nhập ổn định nhưng những kỹ năng bạn học được sẽ giúp bạn thành công trong suốt cuộc đời dù bạn làm bất cứ nghề gì.

1. Sự dạn dĩ
Năm thứ hai đại học, tôi đăng ký làm nhân viên sales thẻ tín dụng cho một ngân hàng. Mỗi sáng chúng tôi đặt một chỗ ở trung tâm mua sắm và mời chào tất cả những khách qua lại nơi đây.
Chúng tôi được huấn luyện bởi tiêu chí đơn giản: Nếu bạn chào 1.000 người đi qua, sẽ có khoảng 100 người bán lại, chỉ có 20 người nghe bạn nói đến câu thứ 3 và (nếu bạn may mắn) sẽ có 2 người mua sản phẩm của bạn. Sẽ không có công việc nào cho bạn cơ hội cọ xát và giao tiếp rộng rãi như vậy.
Chỉ sau một tuần làm việc, tôi thấy bản thân thay đổi hắn, tôi cảm thấy mình trở nên cởi mở và dễ dàng bắt chuyện với những người xung quanh, không ngại ngùng dù đó là người xa lại. Đây là bước đầu tiên vô cùng quan trọng, vì không ít người trong chúng ta nhiều khi đi lạc nhưng không dám mở miệng ra hỏi đường.

2. Khả năng thuyết trình.
Sếp của chúng tôi khi ấy bảo, thường khách hàng sẽ không dành cho bạn quá 2 phút để thuyết phục họ, do đó nguyên tắc cơ bản của nghề Sales là KISS (Keep It Short & Simple"- tạm dịch là "Hãy ngắn gọn và dễ hiểu")
Đây có lẽ là kỹ năng giá trị nhất mà tôi học được, hãy sắp xếp "dàn ý" của bạn mạch lạc, logic và truyền tải thông điệp một cách cô động.
Hầu hết sinh viên tại Việt Nam thiếu cơ hội được thực hành khả năng thuyết trình, trong khi khảo sát của một hãng "săn đầu người" hàng đầu thế giới khẳng định đó chính là yếu tốt bứt phá quan trọng nhất để bạn vươn xa trong sự nghiệp.
Không có gì tệ hại bằng một bản thuyết trình dài dòng, chi chít chữ và người trình bày thì "gây mê" cho khán giả. Khi bạn nói ra câu đầu tiên, người nghe phải tò mò hoặc háo hức nghe câu thứ hai và họ phải có câu trả lời làm thỏa mãn khi bạn kết thức.

3. Tư duy chiến lược
Chả có ai hiểu sản phẩm, chiến lược và tình trạng kinh doanh của công ty bằng nhân viên bán hàng, thực sự là vậy. Cũng chẳng có vị trí nào mà kết quả công việc "đập" ngay vào mặt bạn như làm sales.
Quan trọng hơn hết, nhân viên sales hiểu được cái nguyên tắc (đơn giản mà ít người chịu hiểu) là "làm được thì mới có ăn". Thường thu nhập của bạn gắn liền với doanh số, có thể nó rất bấp bênh, nhưng nó phản ánh chân thực năng lực của bạn.
Tất cả những ai làm "sếp" đều thích những người có tư duy như thế, họ rất nghét những người đòi tăng lương nhưng không biết vì sao mình nên được tăng lương, tăng bao nhiêu cho "hợp lý" hay họ đóng góp cho công ty thế nào.
Nhân viên Sales sẽ không có sự đố kỵ, ganh ghét với đồng nghiệp về mức lương. Nhân viên Sales hiểu rõ thu nhập của mình không có giới hạn, tất cả phụ thuộc vào năng lực của bạn.

4. Xây dựng mạng lưới quan hệ lâu dài.
Tôi được dạy rằng nhân viên Sales tốt là nhân viên bán được cùng một món hàng cho một khách hàng nhiều lần và bắt khách hàng bán hàng giúp bạn (giới thiệu bạn bè, người thân đến với bạn)
Quả thực, ở bất cứ lĩnh vực nào, vị trí nào, mạng lưới quan hệ với đối tác là tài sản vô hình giá trị nhất, nó sẽ đi theo bạn và không ngừng đem lại giá trị cho bạn. Mạng lưới quan hệ là sự khẳng định cho năng lực, uy tín cá nhân, chất lượng dịch vụ mà bạn đem lại, sự trung thực và đạo đức kinh doanh của bạn, mà bất cứ ai cũng có thể kiểm chứng.
Nó có giá trị hơn một cái CV được "đánh bóng" rất nhiều. Người học được kỹ năng xây dựng quan hệ (nhất là ở Việt nam) sẽ tự tạo ra những nguồn cơ hội và tiềm năng phát triển vô tận cho bản thân và công ty.
Còn hàng trăm yếu tố khác mà nghề sales đem lại cho bạn như những phán đoán nhanh nhạy, đối mắt quan sát nhạy bén, tính nhẫn nại, khả năng xử lý tình huống, tinh thần không bỏ cuộc... mà không thể đề cập hết.
Có thể nghề Sales không trở thành công việc hàng ngày của bạn và không đem lại thu nhập ổn định, nhưng những ký năng mà nó đem lại bạn có thể mang theo và tận dụng suốt đời, không bao giờ mai một, bất cứ bạn làm ở lĩnh vực nào, vị trí nào, cấp bậc ra sao.
(Nguồn kynang.edu.vn)

Thứ Ba, 13 tháng 6, 2017

Tình yêu cần sự chuyên nghiệp


Một cô kế toán than phiền công ty trả tiền lương thấp so với các công ty khác, sau khi gạt ra ngoài hết các lý do liên quan tới năng lực còn hạn chế của mình, chốt lại "chẳng qua là tôi yêu nghề nếu không đã chuyển sang công ty khác lâu rồi"

Một anh quản lý bán hàng, không hiểu vì sao lại địa bàn mình làm có doanh số sụt giảm, tuyên bố " Anh thừa biết em yêu công ty và sản phẩm ra sao, nhưng thị trường giờ nó thế!"
Một sales manager khác huấn luyện nhân viên, tới chỗ tắc không thúc đẩy được cậu ta tiến lên mà doanh số ngày càng sụt giảm, chả biết phải căn cứ vào đâu, đành nhận xết "Em không có tình yêu với sản phẩm và với công ty"

Tình yêu là cái gì mà nhiều người dùng tới nó để biện minh cho năng lực của người khác hay quyết định của bản thân mình đến thế?

Từ những gì tôi biết về các công ty lớn, họ không hay nói tới tình yêu mà đầu tiên là sự chuyên nghiệp. Người ta diễn giải sự chuyên nghiệp bằng nhiều ngôn từ, khái niệm khác nhau. Tuy nhiên, theo nghĩa của từ đó bằng tiếng Anh, thứ tiếng phổ biến nhất hành tinh (không kể tiếng Trung( thì người chuyên nghiệp là người đó thể hiện được đặc tính cần có của nghề đó và theo cách hiệu quả ở mức cao mất

Khi tối mới đi làm, thực sự tôi ghét nghề sales vì tôi dính định kiến cho rằng ai đi bán hàng là điêu toa giả đối. Tôi thích những nghề ăn trắng mặc trơn hơn vì nó làm cho tôi có cảm giác mình là "trí thức". Tôi chỉ làm sales vì thực sự xét theo mặt bằng chung  vào lúc đó, nghề sales cho tôi cơ hội kiếm nhiều tiền hơn so với nghề khác. Và tôi thì đang kiếm tiền vì bắt đầu phải nghĩ tới chuyện hỗ trợ gia đình. Do vậy, lúc mở lời để chào hàng tôi gặp vô số khó khăn do thấy mình đang phải làm một cái gì mình hoàn toàn không yêu thích. Nhưng do nhu cầu bản thân tôi cứ cố. Tôi nhớ mình đã cố gắng nhiều tới mức mệt mỏi thể xác, tê dại cả cảm giác yêu ghét. Lâu dần tôi thấy mình nói và phản ứng với gia đình, tôi mới bắt đầu thấy yêu thích công việc mình đang làm. Tôi nhận ra rằng khi đó không đi làm là tôi thấy thiếu khác hẳn cảm giác phải cố gắng gắng gượng thức dậy mỗi sáng đi làm mà mình không thích cách đó vài tháng. Và lúc đó, ngoài phản xạ bán hàng được rèn luyện theo đúng chuẩn, tôi bắt đầu truyền cảm xúc tích cực vào từng lần chào hàng với khách hàng.

Mở rộng ra, tôi thấy hiện tượng tương tự ở các ngành khác. Ví dụ, một người viết báo thì họ có sự chuyên nghiệp khi sếp giao bài thì họ cũng viết được, dù rằng chủ đề đó họ không hề thích thú. Vì yêu cầu của nghề như vậy. Chẳng lẽ lúc sếp giao, họ lại viện cớ, "cái đó em không thích anh ah, anh giao người khác giúp em". Điều đúng đắn họ cần làm gì, là tìm hiểu kỹ chủ đề mình được giao và làm đúng theo yêu cầu của cấp trên vì họ được thuê vào để làm đúng như thế.

Một giảng viên chuyên nghiệp, không thể dựa vòa việc "hôm qua em có chuyện buồn nên hôm nay em thấy chán chả muốn tiếp xúc với ai, anh cho em nghỉ!". Chỉ một người làm được như thế, cả 100 người còn lại sẽ làm thế nào. Trường học hôm đó chắ sẽ "rất vui" nếu cả đội giáo viên không đi làm chỉ vì "không thấy vui" hay "không thấy tình yêu trỗi dậy!" Giảng viên đúng nghĩa là người biết dẹp cảm giác cá nhân của mình sang một bên và đều đặn đi làm, thực hiện đúng nghĩa vụ cả theo tiêu chí số lượng và chất lượng của mình với nhà trường nơi họ công tác.

Tại công ty của tôi, đã có lần nhân viên manh nha đề cập tới chuyện họ yêu công ty ra sao, mng muốn cong ty phát triển thế nào để tạo sức ép khiến tôi phải gia tăng khuyến mại, tăng lương cho họ, trong tình trạng doanh số đình trệ. Câu trả lời của tôi là "Anh cần các em ích kỷ, yêu mình trước đi đã, rồi hẵng yêu công ty! Em yêu mình, tự làm ra nhiều tiền cho mình, thì tự động công ty có lãi lớn hơn thôi"

Như vậy, có thể thấy, sự CHUYÊN NGHIỆP luôn là cái cần có trước hết trong mọi việc chúng ta làm, hãy làm tốt ở mức cao nhất những gì mình có thể theo chuẩn đã, rồi hãng phát triển TÌNH YÊU.
Hãy YÊU MỘT CÁCH CHUYÊN NGHIỆP
{Đỗ Xuân Tùng}

Những bài như thế này, cho mình hiểu lý lẽ và động lực để tiếp tục đi tiếp về phía trước