Một cô kế toán than phiền công ty trả tiền lương thấp so với các công ty khác, sau khi gạt ra ngoài hết các lý do liên quan tới năng lực còn hạn chế của mình, chốt lại "chẳng qua là tôi yêu nghề nếu không đã chuyển sang công ty khác lâu rồi"
Một anh quản lý bán hàng, không hiểu vì sao lại địa bàn mình làm có doanh số sụt giảm, tuyên bố " Anh thừa biết em yêu công ty và sản phẩm ra sao, nhưng thị trường giờ nó thế!"
Một sales manager khác huấn luyện nhân viên, tới chỗ tắc không thúc đẩy được cậu ta tiến lên mà doanh số ngày càng sụt giảm, chả biết phải căn cứ vào đâu, đành nhận xết "Em không có tình yêu với sản phẩm và với công ty"
Tình yêu là cái gì mà nhiều người dùng tới nó để biện minh cho năng lực của người khác hay quyết định của bản thân mình đến thế?
Từ những gì tôi biết về các công ty lớn, họ không hay nói tới tình yêu mà đầu tiên là sự chuyên nghiệp. Người ta diễn giải sự chuyên nghiệp bằng nhiều ngôn từ, khái niệm khác nhau. Tuy nhiên, theo nghĩa của từ đó bằng tiếng Anh, thứ tiếng phổ biến nhất hành tinh (không kể tiếng Trung( thì người chuyên nghiệp là người đó thể hiện được đặc tính cần có của nghề đó và theo cách hiệu quả ở mức cao mất
Khi tối mới đi làm, thực sự tôi ghét nghề sales vì tôi dính định kiến cho rằng ai đi bán hàng là điêu toa giả đối. Tôi thích những nghề ăn trắng mặc trơn hơn vì nó làm cho tôi có cảm giác mình là "trí thức". Tôi chỉ làm sales vì thực sự xét theo mặt bằng chung vào lúc đó, nghề sales cho tôi cơ hội kiếm nhiều tiền hơn so với nghề khác. Và tôi thì đang kiếm tiền vì bắt đầu phải nghĩ tới chuyện hỗ trợ gia đình. Do vậy, lúc mở lời để chào hàng tôi gặp vô số khó khăn do thấy mình đang phải làm một cái gì mình hoàn toàn không yêu thích. Nhưng do nhu cầu bản thân tôi cứ cố. Tôi nhớ mình đã cố gắng nhiều tới mức mệt mỏi thể xác, tê dại cả cảm giác yêu ghét. Lâu dần tôi thấy mình nói và phản ứng với gia đình, tôi mới bắt đầu thấy yêu thích công việc mình đang làm. Tôi nhận ra rằng khi đó không đi làm là tôi thấy thiếu khác hẳn cảm giác phải cố gắng gắng gượng thức dậy mỗi sáng đi làm mà mình không thích cách đó vài tháng. Và lúc đó, ngoài phản xạ bán hàng được rèn luyện theo đúng chuẩn, tôi bắt đầu truyền cảm xúc tích cực vào từng lần chào hàng với khách hàng.
Mở rộng ra, tôi thấy hiện tượng tương tự ở các ngành khác. Ví dụ, một người viết báo thì họ có sự chuyên nghiệp khi sếp giao bài thì họ cũng viết được, dù rằng chủ đề đó họ không hề thích thú. Vì yêu cầu của nghề như vậy. Chẳng lẽ lúc sếp giao, họ lại viện cớ, "cái đó em không thích anh ah, anh giao người khác giúp em". Điều đúng đắn họ cần làm gì, là tìm hiểu kỹ chủ đề mình được giao và làm đúng theo yêu cầu của cấp trên vì họ được thuê vào để làm đúng như thế.
Một giảng viên chuyên nghiệp, không thể dựa vòa việc "hôm qua em có chuyện buồn nên hôm nay em thấy chán chả muốn tiếp xúc với ai, anh cho em nghỉ!". Chỉ một người làm được như thế, cả 100 người còn lại sẽ làm thế nào. Trường học hôm đó chắ sẽ "rất vui" nếu cả đội giáo viên không đi làm chỉ vì "không thấy vui" hay "không thấy tình yêu trỗi dậy!" Giảng viên đúng nghĩa là người biết dẹp cảm giác cá nhân của mình sang một bên và đều đặn đi làm, thực hiện đúng nghĩa vụ cả theo tiêu chí số lượng và chất lượng của mình với nhà trường nơi họ công tác.
Tại công ty của tôi, đã có lần nhân viên manh nha đề cập tới chuyện họ yêu công ty ra sao, mng muốn cong ty phát triển thế nào để tạo sức ép khiến tôi phải gia tăng khuyến mại, tăng lương cho họ, trong tình trạng doanh số đình trệ. Câu trả lời của tôi là "Anh cần các em ích kỷ, yêu mình trước đi đã, rồi hẵng yêu công ty! Em yêu mình, tự làm ra nhiều tiền cho mình, thì tự động công ty có lãi lớn hơn thôi"
Như vậy, có thể thấy, sự CHUYÊN NGHIỆP luôn là cái cần có trước hết trong mọi việc chúng ta làm, hãy làm tốt ở mức cao nhất những gì mình có thể theo chuẩn đã, rồi hãng phát triển TÌNH YÊU.
Hãy YÊU MỘT CÁCH CHUYÊN NGHIỆP
{Đỗ Xuân Tùng}
Những bài như thế này, cho mình hiểu lý lẽ và động lực để tiếp tục đi tiếp về phía trước
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét