1. Hành động đúng lúc.
Phải biết khi nào nên bày tỏ ý kiến và khi nào nên im lặng
quan sát, nhất là đối với vấn đề mình chưa nắm rõ hoặc còn do dự.
2. Tác phong chuyên nghiệp.
Phong thái đĩnh đạc và thái độ làm việc nghiêm túc
chứng tỏ năng lực cao của bạn.
3. Cống hiến hết sức mình.
Bạn hãy làm việc chăm chỉ, may mắn sẽ mỉm cười với
bạn. Bạn đừng lo rằng công sức của mình không được đền bù xứng đáng. Lãnh đạo vẫn
luôn ghi nhận cố gắng của bạn đấy.
4. Nắm bắt kịp thời mọi thông tin.
Đối với những công việc mà thông tin là yếu tố quyết
định như chứng khoán, nhà đất, quảng cáo, kinh doanh... bạn càng phải phát huy
tối đa nguyên tắc này. Đọc báo, truy cập Internet, xem thời sự... bạn đừng quên
nhé.
5. Dự trù tình huống xấu nhất.
Đối với dân kinh doanh, chuyên hôm nay "lên
voi", ngày mai "xuống chó" là bình thường. Chuẩn bị tinh thần và
giải pháp khi "đụng chuyện".
6. Làm việc đúng chuyên môn.
Như vậy bạn mới phát huy được toàn bộ kiến thức của
mình. Làm việc trái nghề sẽ dẫn đến sự kém hiệu quả và hứng thú trong công việc.
7. Trình bày ý kiến rõ ràng, tự tin.
Ý tưởng mới, đề xuất cho kế hoạch của công ty, bạn
hãy mạnh dạn phát biểu và kiên định với lập trường của mình. Đừng "gió ngả
chiều nào theo chiều ấy" hay "lững lờ nước đôi".
8. Thực hiện công việc được giao thật cẩn thận và đầy
trách nhiệm. Đây là cách "ghi điểm" rất hiệu quả đối với lãnh đạo cơ
quan. Bên cạnh những bằng cấp, chứng chỉ, họ còn muốn xem thái độ làm việc của
bạn nữa.
9. Tổng kết công việc mỗi ngày (hay mỗi tuần, mỗi
tháng): bạn đã làm được những gì? Gặp phải khó khăn gì, mắc sai lầm ra sao?
Kinh nghiệm rút ra là gì?
Sưu tầm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét