Cấp độ 1: IT Specialist (dành cho những nhân viên IT mới bước vào nghề)
Các kỹ năng mềm ở cấp độ này cần có: phương pháp lập kế hoạch, thực hiện công việc, làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp và lắng nghe, viết mail, báo cáo và kỹ năng trình bày,
Cấp độ 2: IT Helpdesk (Dành cho những nhân viên IT hỗ trợ kỹ thuật)
Vị trí này tập trung vào việc hỗ trợ kỹ thuật, xử lý sự cố do đó đòi hỏi IT Helpdesk có kỹ năng lănggs nghe một cách cẩn thận, đặt câu hỏi chính xác và xác định bản thân của vấn đề từ yêu cầu của người dùng. Ở vị trí này cần trang bị các kiến thức và kỹ năng khác liên quan như: làm việc nhóm, giao tiếp qua điện toại, lắng nghe và đặt câu hỏi xác định vấn đề, làm việc với khcáh hàng khso tính, viết tài liệu hỗ trợ kỹ thuật
Cấp độ 3: IT Admin (Dành cho trưởng nhóm IT/ Quản trị hệ thống mạng)
Trách nhiệm của một người quản trị hệ thống bao gồm: Thiết kế, triển khai, quản lý và duy trì cơ sở hạ tầng máy tính, hệ thống mạng LAN, mạng diện rộng WAN của tổ chức doanh nghiệp. IT Admin làm việc với một loạt các thành phần phần cứng, cũng như các chương trình mạng và các chức năng của nó. Trong trường hợp hệ thống có sự cố; họ thực hiện nhiệm vụ chuẩn đoán, xử lý sự cố để xác định và giải quyết những vấn đề khó khăn. Việc quản trị hệ thống mạng thường được thực hiện từ thiết bị đầu cuối đến máy tính đặc biệt truy cập thông tin mạng
Trong một số tổ chức hay doanh nghiệp, người quản trị hệ thống cũng sẽ chịu trách nhiệm về các biện pháp an nình. Họ có thể làm việc với các phần mềm chống Virus và các chương trình mã hóa dữ liệu. Hay lfa quản lý việc hạn chế truy cập mạng
Đối với các chuyên gia mạng có tay nghề cao, đó là tất cả công việc trong một ngày làm việc. Tyu nhiên, kỹ sư mạng không chỉ am hiểu về công nghệ, giải quyét các vấn đề hệ thống mà còn cần trang bị thêm các kỹ năng như: Tổ chức công việc, lập các kế hoạch, thiết kế giải pháp kỹ thuật, xây dựng ra tiêu chuẩn, chính sách để quản trị hệ thống
Cấp độ 4: IT Manager (Dành cho trưởng bộ phận IT)
IT manager/ IT Director là người quản lý cong nghệ thông tin ở vị trí đứng đầu trong bộ phận IT. Những nhà quản lý, lãnh đạo IT này có thể quản lý tất cả quyết định công nghệ cho các doanh nghiệp nhỏ hơn, hoặc các tổ chức lớn hơn; Họ có thể lãnh đạo một đội ngũ chuyên gia CNTT, hạ tầng máy chủ, cơ sở dữ liệu và các ứng dụng phần mềm để áp dụng vào trong doanh nghiệp.
Ví trí này đòi hỏi nhiều kiến thức hơn là chuyên môn công nghệ. IT Manager/ IT Director cần phải hiểu lĩnh vực hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, có khả năng giao tiếp rõ ràng các thông tin về kỹ thuật, công nghệ cho các đơn vị không có liên quan đến kỹ thuật hoặc khách hàng.
Vai trò của IT Manager/ IT Director cũng đòi hỏi kiến thức và kỹ năng lập kế hoạch, phân tổ tài nguyên- nguồn lực, chính sách; cũng như tham gia vào việc tuyển dụng và đánh giá năng lực của nhân viên cấp dưới.
Cấp độ 5. Chief Information Officer- CIO (Dành cho những người đứng đầu hoạch định chiến lược bộ phận IT)
Công cụ CNTT đang được các nhà lãnh đạo, quản lý CNTT (CIO/ CTO, CSO) ứng dụng triển khai rộng rãi trong quá trình cải tiến và hoàn thiện quy trình sản xuất kinh doanh. Song làm thế nào để triển khai cũng như điều hành hoạt động IT một cách khoa học, hiệu quả nhấ, khi đó CIO cần
- Hiểu được và làm chủ xu hướng công nghệ
- Đầu tư công nghệ, tiết kiệm ngân sách và phù hợp chiến lược kinh doanh
- Đạt được chất lượng kết quả dự án triển khai kỳ vọng
- Quản trị và lường trước được các rủi ro xảy ra khi thực hiện kế chiến lược IT
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét