Thứ Ba, 26 tháng 12, 2017

Move over, 2018


Nếu cảm thấy mình loay hoay trong năm 2017, có lẽ bạn cần dành vài ngày cuối năm để reset lại tư duy và cách tiếp cânhj của bản thân. Ai cũng có lúc loay hoay. Ai cũng có khi mắc kẹt trong chính cái bây tư duy mà ta tự đặt ra. Ai rồi cũng có lần đóng khung giới hạn trong cái hộp xinh xinh để gới tặng cho bản thân mình. Nếu 2017 là như thế, phải chăng ta có thể làm gì đó để giải thoát chính ta trong năm 2018? Các bạn thử suy nghĩ những cách tiếp cận này nhé.

1. Adopt a growth mindset- Xây dựng tư duy mở: Chuyện này tôi nhắc rất nhiều lần trong các status của mình. Và tôi thường không làm việc được với người suốt ngày chỉ biết nói "Không được đâu chị ơi." The key to success is how you approach obstacles- chìa khóa thành công là cách bạn giải quyết trở lực. Nếu chỉ ngồi đó nghĩ ra 1001 lý do không cách nào làm được thì thôi cứ ngồi đó loay hoay, đừng trách sao mình bất lực, không thay đổi được tương lai hay vận mệnh cuộc đời mình. Còn nếu muốn thay đổi đừng nói: "Tôi không làm được. Đây không phải sở trường của tôi. Hãy thử hỏi: "Mình có thể làm gì để phát triển khả năng này? Chỉ cần thay đổi cách tư duy theo hướng luôn tồn tại giải pháp và giải pháp bắt đầu từ chính ta chứ chẳng phải là ai khác, bạn rồi sẽ đổi đời?

2. Draw a mind map action plan for 2018- Vẽ sơ đồ tư duy kế hoạch hành động cho năm 2018: năm nào vào mùa này tôi cũng đi xa, dành htời gian để đánh giá lại bản thân và chuẩn bị kế hoạch cho năm mới. Giờ viết cho các bạn, là lúc tôi ngồi ở Hyde Park, Sydney, vừa hoàn thành xong mind map 2018 cho bản thân mình. Mind map năm nay của tôi ở giữa là 2018, xung quanh quanh vẽ các nền tảng khác nhau quan trọng với tôi trong cuộc sống. Có business, có cuộc sống gia đình, xã hội, sức khỏe, giải trí, và phát triển bản thân. Từ mỗi nền tảng, tôi vẽ những hành động cụ thể mình cần phải thực hiện trong năm 2018. Các bạn nên dành thời gian vẽ sơ đồ này cho bản thân mình. Không lên kế hoạch thì sẽ chẳng bao giờ làm được

3. Follow up on your goals- Theo dõi mục tiêu của mình: Tôi thích viết ra mục tiêu mình cần đạt được, và list những việc cần làm để đọc lại và theo dõi hàng ngày. Khi bạn kết nối thường xuyên với mục tiêu đã đặt ra, bạn sẽ biết cách theo dõi, thực hiện và tránh cho mình sao lãng mà đi lệch hướng.

4. Focus on yourself- Tập trung vào bản thân: ngày nào mà bạn còn lo chuyện người khác, đố kỵ so sánh với người khác, đổ thừa cho người khác thì ngày đó bạn còn thật đáng thương và đau khổ. Khi ta bắt đầu hỏi mình bản thân cần làm gì, cần thay đổi gì, cần học hỏi gì để ảnh hưởng tương lai, khi bạn quay về tập trung những việc tôi có thể làm, đó là lúc hành trình cuộc sống của bạn trở nên tích cực.

5. Know your why: Biết rõ tại sao bạn làm việc bạn đang làm: Khi ta làm mà chẳng hiểu tại sao, ta sẽ dễ dàng bỏ buộc. Lấy ví dụ học tiếng Anh đi chẳng hạn. Nếu bạn muốn trở thành công dân toàn cầu, bạn cần giao tiếp tốt bằng tiếng Anh, nếu không thì bạn chẳng hiểu ai và chẳng ai hiểu bạn. Mà đã không hiểu thì dù bạn có tài năng hay khả năng dữ dội đến đâu, cũng đành thất chí ngồi nhà than thân trách phận. Khi có tầm nhìn lớn, làm việc nhỏ cũng trở nên đầy cảm hứng hơn.
Còn vài ngày nữa là hết năm. Dành thời gian cho bản thân và chuẩn bị cho năm mới nhé

Chủ Nhật, 17 tháng 12, 2017

Khác biệt hay là chết


Đó là câu nói của Jack Trout (Differentiate or die)- Nếu không khác biệt, bạn sẽ chết.
Còn tôi nói vui: Khác biệt đi rồi chết! (Differentiate, and you will die). Lập luận của tôi là bạn cứ đi tìm sự khác biệt đi. Rồi bạn sẽ càng mau chết, nếu sự khác biệt đó tạo ra giá trị cảm nhận cho khách hàng thấp hơn so với đối thủ. Và thực thế nhiều SPDV rất khác biệt, rất độc đáo, nhưng rồi cũng chết vì không tạo ra được giá trị cảm nhận cao hơn cho khách hàng (so với đối thủ)

Có người cho rằng tôi không hiểu đúng về sự khác biệt. Sự khác biệt theo họ phải có tính lâu dài và đủ lớn; phải đem lại lợi ích lâu dài cho khách hàng, và phải độc đáo, khó bắt chước... Thưa, tôi rất hiểu sự khác biệt rất cần như vậy. Nhưng kể cả khi sự khác biệt có được đầy đủ các yếu tố này thì SPDV vẫn sẽ chết nếu giá trị cảm nhận của khách hàng về nó là không đủ lớn. Vậy giá trị cảm nhận là cái quái quỷ gì mà ghê gớm vậy?

Giá trị cảm nhận là hiệu số tổng lợi ích mà SP mang lại cho khách hàng trừ đi tổng chi phí mà khách hàng bỏ ra để mua và sử dụng sả n phẩm

Customer Perceived Value = Total Customer Benefit - Total Customer Cost

Mặc dù khác biệt có thể làm cho tổng lợi ích tăng thêm, nhưng nếu tổng chi phí bỏ ra vẫn cao hay còn cao hơn nữa, thì giá trị cảm nhận của khách hàng vẫn thấp, và sản phẩm vẫn có thể chết.
Nhiều người chỉ hiểu và mong muốn sự khác biệt ở khía cạnh lợi ích (và chưa chắc sự khác biệt đã làm tăng tổng lợi ích, thậm chí có khi còn làm giảm, vì khi tập trung vào lợi ích khác biệt này, ta phải hy sinhg các lợi ích khác). Họ không quan tâm đến khía cạnh chi phí của khách hàng, bao gồm chi phí tiền bạc, thời gian, năng lượng và tâm lý. Vậy nên những khác biệt bất cập càng nhanh chóng dẫn đến cái chết cho sản phẩm dịch vụ (thực tế đã chứng minh)

Không phải sự khác biệt làm nên chiến thắng, mà chính là GIÁ TRỊ CẢM NHẬN mới là yếu tố sống còn. Giống như khi chinh phục một cô gái, không phải ngoại hình, hay tài sản, hay học  vấn của bạn quyết định thành công. Thành công là khi CẢM NHẬN TỔNG THẾ của cô gái về bạn cao hơn các chàng trai khác. Mà cảm nhận tổng thể, một lần nữa, phụ thuộc vào cả hai khía cạnh được và mất của cô gái khi chấp nhận chọn bạn

Anh Nguyễn Hữu Long- Group PTDNV

Hiểu thế nào về Mô hình kinh doanh?

Bạn định kinh doanh bún bò. Bạn phải tính toán là bạn sẽ kinh doanh kiểu gì? Bạn phải trả lời ít nhất 9 câu hỏi sau

1. Đầu tiên, bạn phải xác định khách hàng của bạn là ai? Công nhân, sinh viên, giới văn phòng, hay các chị ăn hàng ngoài chợ (Phân khúc khách hàng)

2. Kế đến bạn phải tự hỏi giá trị chủ yếu mà bạn mang lại cho khách hàng là gì? nước lèo cực ngon; gia vị có mùi đặc biệt, chỗ ngồi thoáng mát, thịt bò cực mềm; hay cô bán bún có nét mặt dễ thương với làn da trắng mịn? (Giá trị mang lại)

3. Rồi bạn phải xác định là bán tại chỗ hay giao hàng tận nơi- có bưng vào tận xưởng cho công nhân sản xuất gần đó, có giao tận căn- tin trường học, có đóng góp sẵn cho người qua đường ghé lấy, hay chỉ phục vụ tại chỗ (Kênh phân phối)

4. Quan hệ của bạn với khách hàng như thế nào- phục vụ từng làm cho người đến ăn tại chỗ; hợp tác bán sỉ cho tổ chức, đơn vị nào đó; giữ mối bằng cách giao hàng đều đặn đúng giờ cho một loạt khách hàng riêng lẻ ở cùng địa bàn... (Quan hệ khác hàng)

5. Doanh thu của bạn sẽ lấy từ đâu- từ từng tô bún được bán ra, từ việc cho thuê lại một phần mặt bằng cho bà bán nước và thuốc lá, từ việc dạy nghề bán bún bò cho những người đến học nghề, hay từ tiền bo của các anh dành cho cô bún bò xinh đẹp...? (Dòng doanh thu).

6. Nguồn lực chính của bạn là gì? Trang trại nuôi bò thịt cực ngon? Mặt bằng kinh doanh tuyệt đẹp? Tài chính mạnh? Người nấu bún có bí quyết gia truyền? Bạn có mối quan hệ cực tốt với khách hàng đến ăn? Bạn sẵn có con cháu trong nhà làm nhiệm vụ phục vụ (Nguồn lực chính)

7. Hoạt động chính của bạn là gì? Tự nấu nước lèo (hay mua), tự sản xuất bún tươi (hay mua), chọn mua rau (hay tự trồng), bày biện bàn ghế, điều hành bưng bê phục vụ, rửa bát, vệ sinh quán? (Hoạt động chính)

8. Đối tác của bạn là gì? Người bán thịt, người bán bún, người cung cấp rau, người cho thuê mặt bằng, người đổ rắc hàng ngày (Đối tác chính)

9. Cơ cấu chi phí thế nào? Tiền thuê mặt bằng, tiền thịt, tiền xương, tiền bún, tiền rau, tiền thuê đầu bếp, tiền thuê phục vụ bưng bê ... (Cơ cấu chi phí)

Kinh doanh bắt cứ thứ gì, hãy trả lời đầy đủ và cẩn trọng các câu hỏi trên, bạn sẽ có một mô hình kinh doanh. Còn mô hình kinh doanh này hoạt động hiệu quả hay không phụ thuộc vào mức độ tối ưu của những chọn lựa của bạn ở từng câu trả lời, và sự phối hợp tối ưu giữa chúng.

Cần nhớ răng,f ngay cả kinh doanh bún bò, bạn cũng phải chú trọng đến cả những vấn đề vĩ mô (luật pháp, kinh tế, xã hôi, công nghệ nấu bún...) ,lẫn vi mô (khách hàng, nhà cung cấp, đối thủ cạnh tranh hiện tại và tiềm ẩn, các món ăn khác có thể thay thế cho bún bò) và còn nhiều yếu tố thị trường khác.
Chúc bạn có một mô hình kinh doanh thực sự hiệu quả

Bài viết của Anh Nguyễn Hữu Long- Group PTDNV



Chiến lược ư? Dễ lắm

Bạn bị lạc trong rừng và muốn thoát ra. Nếu bạn cứ thấy chỗ nào trống thì đi, chỗ nào tiện thì bước, có khi bạn sẽ đi sau thêm vào rừng hoặc tiến gần về phía vực thẳm.
Trước khi bắt đầu đi đâu, bạn phải xem lại thực lực của mình (sức mình còn không, lương thực, nước uống dự trữ được bao lâu, đôi giày đang mang có chắc chắn, con dao bên mình có chặt được cành cây, bạn bị lạc một mình hay đi cùng ai, cơ thể bạn MẠNH, YẾU chỗ nào...)
Kể đến, bạn phải biết xung quanh bạn có gì, đâu là THUẬN LỢI, đâu là KHÓ KHĂN (núi cao, vực sâu, sông, suối, tuyết rơi, bão dữ, mưa gió hay nắng ráo, khu vực cây cối um tùm hay quang đãng, có hay không dấu vết thú dữ...)
Sau đó, bạn phải xác định phương hướng (Bắc, Nam, Đông, Tây..) bằng la bàn, nhìn mặt trời, các vì sao, leo lên cây cao... để quyết định sẽ đi đâu, về đâu (dựa vào thực lực, mong muốn của mình và những gì bạn biết được chung quanh).
Cuối cùng, bạn vạch con đường cụ thể (Ra giấy, hoặc nếu không có giấy hay thứ gì đó dễ viết thì đành phải tưởng tượng( và tìm cách để đi bộ (đi bộ, chạy bộ, bơi qua sông, trèo lên núi, cõng nhau...)
Tất cả những việc bạn làm để thoát ra khỏi cánh rừng và đến được một điểm đến nào đó theo các bước nêu trên chính là "làm" chiến lược. Chiến lược của một doanh nghiệp, dù lớn hay nhỏ, chí ít cũng phải đi qua các bước như vậy, không nên bỏ sót bước nào.
Nếu bạn không muốn đưa doanh nghiệp của bạn đi sâu vào rừng, hãy thực hiện các bước tương tự

(Bài viết của Nguyễn Hữu Long- Group PTDNV)

Giá lớn hay giá nhỏ

Không phải giá cao hay thấp nhé.
Đây chỉ là một góc nhìn, cảm nhận cá nhân, các bạn đang có tảng bán hàng online thử nhìn lại và tự cảm nhận. Hoàn toàn không có đúng hay sai, tất cả chỉ là sự phù hợp.
Mình đang tìm hiểu về trải nghiệm người dùng trong mua sắm online. Có điều gì đó hay hay từ trang của một thương hiệu thời trang nổi tiếng. Một trang web đơn giản, nhẹ nhàng và thanh lịch. Điều làm mình chú ý nhất của trang web chỉ có một dòng NHỎ XÍU ghi giá tiền sản phẩm. Và dòng ghi giá dường như được làm mờ đi. Tất cả trang web chỉ là hình ảnh sản phẩm thật đẹp thật gợi cảm. Tên thương hiệu cũng là một dòng chữ bình thường không có gì nổi bật.
Thật tình cờ, lại đọc thông tin so sánh về tình hình kinh doanh của thương hiệu thời trang ở trên và một thương hiệu khác. Và cũng khá tò mò, vào trang web của thương hiệu thứ hai. Cũng style trang web khá giống thương hiệu thứ nhất. Tuy nhiên, tuy nhiên giá sản phảm lại được ghi bằng một font chữ to, và làm cho nổi bật. Một sự tương phản khá rõ giữa hai thương hiệu cùng ngành.
Không biết vô tình hay cố ý trong một chi tiết nhỏ, cách ghi giá sản phẩm trên trang. Ở thương hiệu thứ nhất, mình hoàn toàn tập trung vào sản phẩm mà không để ý nhiều đến giá. Thương hiệu thứ hai thì ngược lại, giá tiền của sản phẩm cứ đập vào mắt, không chú ý không được.

Trong kinh doanh, bạn muốn khách hàng chú ý đến sản phẩm hay chú ý đến giá sản phẩm. Có lẽ điều này phụ thuộc vào chiến lược của mỗi thương hiệu. Tuy nhiên với góc nhìn cá nhân, trên một trang bán hàng online, thật khó để khách hàng cảm nhận được giá trị cũng như yêu mến sản phẩm, một khi cái họ nhìn vào chỉ là bảng giá.

Một góc nhìn nhỏ để các bạn đang có trang web bán hàng thử nhìn lại trang của mình với "con mắt" của khách hàng. Bạn muốn khách hàng thấy gì? Trong kinh doanh, đôi khi một chi tiết nhỏ cũng tạo nên sự khác biệt.
Cảm ơn bạn đã đọc bài!

Facebook anh Ngoan Nguyễn (Group phát triển doanh nghiệp Việt)

Sứ mệnh- Tầm nghìn- Giá trị cốt lõi

Khi bạn có một doanh nghiệp và bạn nói
"Sứ mệnh của (doanh nghiệp" tôi là kiếm tiền (cho tôi). Tầm nhiền của tôi keiém thật nhiều tiền để tở thành tỉ phí USD. Giá trị cốt lõi của tôi- thứ mà tôi coi trọng và không bao giờ chịu đánh đổi là TIỀN...

Bạn đúng hay sai? Bạn không đúng, cũng không sai. Vì đó là suy nghĩ thật, hệ giá trị thật, đồng lời là quyền lựa chọn của bạn. Hệ giá trị của một con người hay một tổ chức không có đúng sau, nó chỉ nói lên bản chất thật, quan điểm thật, triết lý sống thật của cong người/ tổ chức đó (trả lời câu hỏi tôi là ai). Tuy vậy, có vài điều tôi muốn khuyên bạn

1. Nếu quả thật  với bạn. Tiền là tất cả thì bạn cũng chớ nên nói ra cho bàn dân thiên hạn, nhất là khách hàng của bạn biết rằng các câu tuyên ngôn hoành trành vế sứ mệnh, tầm nhìn, GTCL... vì nó sẽ giết chết daonh nghiệp bạn từ khi còn trong "trứng nước". Công chúng, khách hàng rất ghét những doanh nghiệp chỉ làm ăn vì tiền, đặt tiền lên mọi giá trị khác; họ sẽ tẩy chay sản phẩm của bạn, và mong sao cho công ty bán sớm đóng cửa, phá sản...

2. Một doanh nghiệp hoạt động, đầu tiên phải hướng đến sự phục vụ, phụng sự, đem lại giá trị gì cho ai đó (khách hàng mục tiêu), trước khi nó iđến chuyện thu về lợi nhuận. Đó cũng là quy luật thông thường. Mở mộg quán cafe, bạn phải nghĩ ngay đến chuyện quán cafe nay fsẽ phục vụ cho những ai (khách hàng mục tiêu), nó có gì hay ho để làm hài lòng khách hàng (Giá trị mang lại cho khách hàng), nó làm sao để cạnh tranh, để khách hàng uống xong còn quay lại và dẫn thêm vài người khác nữa; bạn muốn ấn tượng tốt nhất, đẹp nhất mà khách hàng đọng lại mỗi khi nghĩ đến quán cafe của bạn là gì (định vị); lý do nào người ta có được ấn tượng đó (reasons to believe)...

Trả lời được đầy đủ các câu hỏi này, và làm thật tốt chúng, tự nhiên bạn sẽ có doanh thu, lợi nhuận và sẽ có TIỀN. Tiền là hệ quả của sứ mệnh phục vụ, phụng sự gì đó cho ai đó bằng mọi lợi ích/ giá trị nào đó (vượt trội so với đối thủ); chứ tiền không phải là các bạn nhận được ngay khi chưa phụng sự gì cho ai đó (trừ khi bạn đi lừa ai đó một quả đậm). Đó là hàm ý của sứ mệnh, và cũng là hoài bão, GTCL...
3. Một công ty được phẩm hàng đầu thế giới từng tuyên bố (đại loại) thế này: Thuốc để dành cho bệnh nhân; thuốc không phải để chúng ta kiểm lời; chúng ta phải thấu hiểu điều nà, và nếu chúng ta càng thấu hiểu, chúng ta sẽ càng có lời"

Đó là bản chất của sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị cốt lõi- những thứ ai cũng nói, ai cũng nghe, nhưng không phải ai cũng hiểu giống nhau.

Trở thành nhân viên bán hàng chuyên nghiệp

Trải qua nhiều năm trong lĩnh vực bán hàng và được phát triển lên nhiều vị trí khác nhau trong ngành và nhiều công ty khác nhau. Tôi như thấm nhuần về các quy trình bán hàng và chăm sóc khách hàng hiệu quả nhất trong ngành hành tiêu dùng nhanh (FMCG) nói chung và cũng như các sản phẩm khác, ngành khác.
Khi là nhân viên kênh đặc biệt (KAE) cho công ty khá lớn. Tôi đặt mục tiêu phải luôn hoàn thành chỉ tiêu công ty dưa ra và các KPI đặc biệt là mở mới khách hàng. Các khách hàng của tôi là các căn tin nhà máy, xí nghiệp và các bến xe, bến tàu và cảng....
Hàng ngày trước khi đến công ty việc đầu tiên vào mỗi sáng khi đến công ty luôn chuẩn bị cho mình một mục tiêu ngày, kế hoạch ngày hôm đó doanh số bao nhiêu? bao nhiêu mở mới, bao nhiêu SKU? Viếng thăm bao nhiêu cửa hàng... công cụ bán hàng hôm nay là cái gì cần bổ sung thêm POSM không? Hàng tồn kho còn bao nhiêu loại nào? Sản phẩm mới là nhãn nào cần tập trung...
Khi ra thị trường việc đầu tiên là chuẩn bị mục tiêu dự kiến cho từng cửa hàng, nắm tâm lý từng khách hàng... Khị vào trong cửa hàng việc đầu tiên tôi quan tâm là kho và kệ trưng bày, tủ mát của cửa hàng còn loại gì? bao nhiêu? SKU mới bán được hay không? POSM trưng bày như thế nào? Thông tin đối thủ. Cập nhật vào báo cáo để có đủ số liệu khi nói chuyện với khách hàng
Sau khi nắm rõ các vấn đề trên việc tôi làm đầu tiên là tập trung vào sản phẩm mới, sản phẩm tập trung (SDO), thông báo các chương trình khuyến mãi... Trong các việc trên tôi luôn quan tâm đến việc giúp cửa hàng làm sao bán ra và tư vấn cách bán như thế nào mang lại hiệu quả cao nhất không chỉ cho sản phẩm công ty mà còn cho các snả phẩm không cùng ngành nghề lắng nghe chia sẻ kinh nghiệm của khách hàng mình... Khi có hàng cận date  việ của tôi làm là luân chuyển hàng hóa cho cửa hàng hoặc giúp cửa hàng bán ra, cam kết đổi trả cho cửa hàng để chủ cửa hàng yên tâm kinh doanh sản phẩm công ty. Làm thế nào để  vượt qua phản đối hiệu quả nhất. Khi có phản hồi khách hàng, bạn phải lắng nghe phản hồi khách hàng, chuẩn bị cuốn sổ tay ghi lại tất cả thông tin khách hàng phản hồi. Tập trung hỏi thật nheièu câu hỏi liên quan vấn để khách hàng phản hổi việc cuối cùng là tìm ra nguyên nhân rõ nhất mà khách hàng quan tâm. Tập trung giải quyết vấn đề, để chốt lại đơn hàng.
Để trở thành nhân viên chuyên nghiệp tôi luôn học hỏi nhiều hơn, lắng nghe nhiều hơn và có mục tiêu lớn hơn luôn đặt việc của mìn hcho vị trí sếp mình cho công ty, cho khách hàng. Không suy nghĩ là đi làm thuê mà đang làm cho chính mình cho gia đình mình, cho cuộc sống hiện tại của tôi và gia đình tôi. Có những lúc không mở mới điểm bán, không bán đạt doanh số ngày, hàng cận date của khách hàng thu về. Tôi đã không ngủ được và có lúc 2-3 giờ sáng nghĩ ra giải pháp mới tôi liền bật dậy và ghi lại những ý tưởng mới để hôm sau thực hiện ngay...


SWOT - Sowf sao cho work


Có lẽ nhiều người trong chúng ta đều biết về SWOT, nhưng hiểu và vận dụng thành thục thì lại là một vấn đề khác. Khi nói về SWOT sẽ chia làm 4 nhóm: Strengths, Weaknesses, Opportunities, and Threads. 4 yếu tố này cũng là bước đầu tiên khi bắt tay vào làm SWOT, đó là chúng ta phải branstorm để liệt kê ra toàn bộ các yếu tố, từ đó sẽ kết hợp với các yếu tố theo từng cặp để thực hiện phân tích chiến lược cụ thể
Sau khi liệt kê được các yếu tố cần thiết, các nhóm đại diện cho các yếu tố kết hợp với nhau theo các cặp, nhiệm vụ là cố gắng hiểu các idea trong từng yêu tố lại với nhau.
- Strengths- Opportunies (SO): chiến lược nào khai thác cơ hội dựa trên thế mạnh của mình.
- Weaknesses- Threads (WT) chiến lược nào để thay đổi các điểm yếu của mình nhằm hạn chế ảnh hưởng của các mối đe dọa
- Weakness - Opportities (WT): Chiến lược nào để thay đổi các điểm yếu của mình để khai thác cơ hội
- Strenghts - Threads (ST): Chiến lược nào khai thác điểm mạnh của mình để đối kháng với các mối đe dọa tiềm ẩn
Từ đây các nhóm đã có cái nhìn rõ hơn về bức tranh của doanh nghiệp 4.0, các chiến lược phát triển cần thiết theo từng giai đoạn.
Ngoài ra, anh Đề bổ sung thêm các công việc, yếu tố quan trọng mà người làm chiến lược cần lưu ý khi thực hiện SWOT:

Sau khi xác định được các chiến lược theo từng cặp factor, cần thiết phải ranking từng chiến lược, từ đó xác định plan hành động.
Trong quá trình xác định chiến lược, sẽ có một số những idea trong từng factor không được sử dụng sẽ được giữ lại như những ý tưởng tham chiếu

Việc triển khai các chiến lược theo từng cặp có ý nghĩa quan trọng trong từng thời kỳ, mục tiêu phát triển của doanh nghiệp
- Cặp SO: dùng để thực hiện đánh nhanh, chiếm thị trường. Uber, Grap dùng thế mạnh công nghệ của mình để đáp ứng nhu cầu taxi giá rẻ, chất lượng cao của thị trường.
- Cặp WO: Biết khắc phục điểm yếu của mình để khai thác cơ hội => Mai Linh Bike là một ví dụ
- Cặp ST: Dùng thể mạnh của mình để đè bẹp các mối đe dọa tiềm ẩn. Vụ Facebook, Google bị yêu cầu đặt máy chủ ở Việt Nam là một ví dụ
- Cặp WT: Cặp này chủ yếu để hạn chế rủi ro ở mắc thấp nhất, đôi khi nếu làm tốt sẽ tạo được cơ hội mới cho doanh nghiệp. Ví dụ Starbucks đầu tư vào các trang trại cafe trên toàn thế giới để chủ động về giá và chất lượng nguyên liệu đầu vào

Thứ Sáu, 15 tháng 12, 2017

Năng lực quan trọng với cái mới là khả năng bỏ đi cái cũ

Tháng 10 năm 2016, tôi được thuê nửa ngày để tư vấn cho một nhà đầu tư nước ngoài về cơ hội đầu tư vào thị trường viễn thông Việt Nam. Họ dự kiến mua phần lớn cổ phần của nhà mạng nhỏ nhất trong 5 thương hiệu di động hiện đang vận hành của Việt Nam và sẽ tham gia vào cuộc chơi 4G. Họ đã nghiên cứu và gặp mặt đối tác nhiều lần trước đó (Sau đó họ đã quyết định không thực hiện deal này nên tôi mới chia sẻ ở đây). Dĩ nhiên, quyết định đó là từ cả quá trình nghiên cứu đàm phàn dài của họ.

Trong buổi họp này, đã có nhiều điều về thị trường, khách hàng, mô hình kinh doanh được thảo luận, chủ yếu là ở các khía cạnh và góc nhìn chiến lược cơ bản như chúng tôi vẫn thường trao đổi. Tuy nhiên, có một câu hỏi từ Giám đốc điều hành người Ấn Độ làm tôi rất chú tâm. Anh ta hỏi "các sáng kiến, ý tưởng mới có dễ dàng được triển khai và đi vào thực tế trong các doanh nghiệp như Viettel, Mobifone hay Vinaphone không?"

Câu hỏi đơn giản nhưng làm tôi giật mình nhớ đến nhiều sự kiện, nó khiến tôi nghĩ rằng đây là một câu hỏi lớn. Không nói riêng cho ba doanh nghiệp vị Giám đốc trên đã hỏi, tôi muốn nói chung cho tất cả

Ở một số tổ chức và công ty, các ý tưởng về sản phẩm, dịch vụ, mô hình mới được đưa ra khá nhiều, xong phần lớn chỉ dừng lại trong phòng họp, một số được triển khai, phần lớn là nửa vời và không đi đến đâu,vài sản phẩm tồn tại ở dạng trung bình.

Có nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể là do không có một định hướng chiến lược rõ ràng, vì vậy các ý tưởng phân mảnh, rời rạc và không đưa ra được ưu tiên để chú tâm và đầu tư đến cùng; và cũng có thể là do họ có mục đích khác... Nhưng có một lý do khá rõ ràng đã níu kéo nó, đó là chúng ta bị gắn chặn vào những điều cũ; như lối nghĩ cũ, cách làm cũ, lợi ích cũ, nguồn thu cũ...
Một người bạn, đang rất nỗ lực trong việc xây dựng chính phủ điện tử, đã lắc đầu lè lưỡi khi nói đến những cản trở về tư duy và lề lối của một số bên liên quan trong dự án hiện đại hóa ngành Hải Quan bằng công nghệ thông tin mà anh muốn triển khai

Điều này còn đúng cả cho cá nhân. Một người bạn của tôi, từ rất lâu, mỗi lần gặp nhau đều kêu ca và rất mong muốn thay đổi công việc mà anh cho là quá nhàm chán của mình; nhưng rồi đã hơn mười năm, anh vẫn thấy ngồi chỗ cũ, làm việc cũ và vấn chán với cái "chán cũ" năm nào

Tôi nhận ra rằng, điều khó nhất không phải các tổ chức này hay anh bạn tôi không tiếp cận hay tiếp thu được cái mới, vì ngày nay cơ hội tiếp cận đó gần như nhau và khá dễ dàng với mỗi người.

Điều khó nhất chính là ở chỗ chúng ta không "quên" được những điều cũ. Nhiều tổ chức Nhà nước ngại hiện đại hóa vì người thực hiện sợ mất đi quyền lợi của mình; nhiều doanh nghiệp vẫn chỉ quan tâm đến nguồn thu cũ đang thoái trào, vì nó còn đóng góp chính vào KPI hàng ngày của họ; nhiều cá nhân vẫn lưu luyến với "công sức" đã bỏ ra cho công việc cũ, món đầu tư cũ nên không thể rời xa. Sự thực là để có thể thay đổi, chúng ta cần nhìn vào điều mình sẽ đạt được từ cái mới thay vì tính toán điều mấ đi khi bỏ cái cũ; bởi quan trọng là giá trị nó sẽ mang lại chứ không phải chúng ta đã bỏ ra cho nó bao nhiêu trước đây. Nó như một cái bẫy vậy.

Câu hỏi của vị Giám đốc trên rõ ràng nó đã đi thẳng vào vấn đề mà tôi nghĩ nói thể hiện rất rõ năng lực cạnh tranh, không chỉ của một doanh nghiệp mà còn thể hiện sức cạnh tranh của một cá nhân, của một đất nước trong thời đại cuộc sống số và CMCN 4.0

Trong một bài phát biểu gần đây của Tổng giám đốc Viettel Nguyễn Mạnh Hùng có đoạn "Người giỏi, người nhiều kinh nghiệm thực ra lại đang sống trong một cái hộp có 6 tấm ngăn... Những người giỏi, người nhiều kinh nghiệm, người đã có tuổi đều sống trong 6 vách ngăn ấy. Càng giỏi bao nhiêu thì các vách ngăn đấy càng cứng bấy nhiêu. Càng nhiều năm bao nhiêu thì các bức tường càng khó vỡ bấy nhiêu

Đây là đoạn tôi cực kỳ tâm đắc vì nó rất sâu sắc, một triết lý rất thực tế, tôi cảm nhận nó đã và đang diễn ra như vậy quanh chúng ta. Nhận định này của Tổng giám đốc Viettel cũng gợi mở ra một giỉa pháp rất hay để tổ chức công ty và bố trí nhân sự dành cho những vấn đề mới, tôi nghĩ nhiều người có thể học

Vì vậy, một trong những thách thức lớn nhất để ứng dụng trí tuệ nhân tạo, kết nối vạn vật, thực tế ảo... của cuộc CMCN 4.0 hay những vấn đề mới khác vào thực tế, theo tôi, không chỉ nằm ở việc hiểu  về những cơ hội mới này như thế nào, mà thách thức lớn hơn nằm ở việc chúng ta có năng lực thay đổi hay không. Thay đổi khó không phải vì cái mới làm mà khó ở chỗ phải bỏ đi cái cũ, đi ngược lại với lề lối, cách nghĩ và cách làm hiện tại.

UPS? 5 bước để thống lĩnh thị trường



USP (Unique Selling Point) có thể định nghĩa ra là đặc điểm bán hàng độc nhất. USP được coi là cách để doanh nghiệp nổi bật giữa hàng ngàn đối thủ khác, bằng cách tạo ra giá trị độc nhất của doanh nghiệp- những thứ mà các doanh nghiệp khác không có được

Ví dụ, bạn là người bán mỹ phẩm, bạn nói với khách hàng rằng, mỹ phẩm của bạn chiết xuất 100% từ thiên nhiên, khác biệt với tất cả các loại khác. Đó chính là UPS, là thứ làm khách hàng nhớ đến bạn, và làm bạn nổi bật thật sự

Vậy làm thế nào để tìm ra được USP, khi mà dường như sản phẩm của bạn không hề có sự khác biệt mấy so với các sản phẩm của đối thủ. Trong thời đại Marketing Online gần như đã và đang trở thành công cụ Marketing mạnh mẽ nhất, thì USP càng là một bài toán khó.

Bước 1. Đặt các câu hỏi tại sao
Hãy đặt các câu hỏi liên quan đến sản phẩm của bạn. Ví dụ, bạn là một doanh nghiệp bán đồ cho dân phượt và đang loanh quanh trong bài toán tìm ra USP, bạn có thể đặt các câu hỏi thế này:
Tại sao mọi người lại thích đi phượt? Tại sao họ lại thích phượt xe máy? Họ thích đi phượt ở đâu? Họ thích đi lên núi hay đi ra vùng biển? Họ thích đi vào khoảng thời gian nào?
Trong mỗi câu hỏi lại có thêm các câu hỏi con, ví dụ: Nếu họ thích lên núi => Tại sao lại thích? Những câu hỏi thế này sẽ giúp bạn hình dung về sản phẩm của mình, về khách hàng, để từ đó tìm được USP thực phù hợp và độc đáo.

Bước 2. Tự đặt mình vào vị trí khách hàng để trả lời
UPS không chỉ độc, mà còn cần phù hợp, thực tế. Vậy nên, đóng vai khách hàng để trả lời không những giúp bạn tìm hiểu được thêm insights khách hàng, mà còn qua đó hiểu sứ mệnh của USP, nghĩa là, bạn cần đem lại cái gì độc đáo nhất, nổi bật nhất, nhưng cũng cần thiết với khách hàng.

Bước 3. Hiểu khách hàng muốn gì?
Trả lời xong các câu hỏi, bạn sẽ hình dung ra thứ khách hàng muốn ở bạn. Ví dụ, khách hàng muốn đồ phượt đơn giản nhưng an toàn, muốn đồ phượt nhẹ nhàng hơn vì họ thường phải đeo đồ nặng... UPS của bạn nên phù hợp với thứ khách hàng muốn

Bước 4. Vậy giá trị của bạn là gì?
Bạn có những gì trị gì, hãy liệt kê đầy đủ. USP nói một cách đơn giản chính là giá trị độc nhất của bạn. Bạn cần hiểu mình có gì, để tìm được thứ độc nhất trong những gì bạn có (USP). Bạn phục vụ gì cho khách hàng, giá trị của bạn và nhu cầu của khách hàng có thể sẽ gặp nhau tại đâu?

Bước 5: Xác định trong số giá trị đó, điều gì khiến khách hàng chọn bán chứ không phải đối thủ?
Đó chính là USP, ví dụ, bạn bán mỹ phẩm thiên nhiên, cả thị trường chỉ có một mình bạn có giá trị đó, và khách hàng cũng cần thứ đó, vậy đấy là USP của bạn. Xác định USP cần thiết thực, cần nổi bật và thực sự có ích, vì chúng sẽ theo bạn đến suốt sau này, là cách để khách hàng mãi nhớ về bạn.

Làm được đúng và đủ 5 bước trên, việc xác định USP thực sự không hề khó khăn như bạn nghĩ 
(Nguồn: theo Action Coach BCA Việt Nam)

Thứ Hai, 4 tháng 12, 2017

Đàm phán- cách phân chia có lợi

Mỗi ngày trong giao tiếp, chúng ta đều rơi vào trường hợp đàm phán dù vô hình hay hữu ý. Vậy phải làm thế nào?
Lẽ thường, khi đặt cái tôi vào đàm phán, một trong hai bên nhượng lại kết quá sẽ tốt. Nhưng điều đó sẽ không được bền lâu. Dù muốn hay không người chịu thiệt cũng sẽ không hài lòng. Chỉ là nói hay không mà thôi, vậy phải làm cách nào?
Một vài người bảo rằng, trong đàm phán, nếu ai nắm được nhiều thông tin hơn, người ấy sẽ có lợi. Nếu ai tĩnh hơn, người ấy sẽ thắng.
Tôi không nghĩ vậy. Không phải mục đích cuối nào của một cuộc đàm phán là chiến thắng. Và không phải ai bước vào đàm phán cũng muốn thắng. Họ muốn thứ khác.
Có một truyền thuyết đã trở thành truyền thống của cuộc đàm phán
Người anh và người em gái cãi nhau vì một mẩu bánh còn lại, ai cũng muốn giành phần to hơn. Mỗi người đều muốn lấy một miếng lớn và không bị người kia lừa gạt.
Ngay khi người anh giành được con dao và chuẩn bị cắt phần to cho mình, người mẹ về đến nơi. Theo phong tục của thời vua Salomon, người mẹ nói
"Khoan nào! Mẹ không quan tâm ai cắt miếng bánh đó ra hai phần, nhưng bất cứ ai cắt, sẽ phải cho người kia quyền được chọn phần nào họ muốn"
Do đó, để bảo vệ quyền lợi của mình, người anh cắt miếng bánh thành hai phần bằng nhau
Câu chuyện này có thể là không có thật, nhưng bài học của nó vẫn còn có giá trị cho đến ngày nay.
"Có rất nhiều trường hợp trong đó, các nhu cầu của những vai chính không thật sự đối lập nhau. Nếu trọng tâm chuyển từ đánh bại lẫn nhau sang giải quyết vấn đề, ai cũng có lợi"
Trong cuộc sống cũng như trong kinh doanh, nếu bạn có thể chuyển từ trọng tâm quyết thắng sang tâm thế phối hợp cùng giải quyết vấn đề, kết quả sẽ khác.
Tất nhiên, trừ chuyện bạn đàm phán với con. Không có cửa thắng! Với vọ cũng thế! Đấy là chân lý!