Thứ Hai, 29 tháng 6, 2015

Salad cá hồi

Dạo này mình đặc biệt thích món salad cá hồi mặc dù trước đây mình rất không thích ăn salad đặc biệt là rau sống. Nếu có ăn chỉ ăn mấy loại như ngò, mùi, húng ...


Salad cá hồi có nhiều cách làm khác nhau, đây là một số thành phần mình sẽ làm salad mà mình thích. 
Cá chua: 1 quả, nếu cà chua bi thì số lượng sẽ khác. 
Trứng luộc: 1 quả cắt lạt lựu, hoặc cắt quả cau
Xà lách: 100g
Muối tinh, tiêu trắng, dầu ô lưu
Mình không làm bằng dầu dấm mà trộn bằng thức khác, tạm thời quên tên hehe
Cá hồi: 1/2 hộp mua sẵn trong siêu thị

Red, 29/6/2015

Thương trần gian mãi mãi


Mình thích vẽ từ hồi nhỏ. Nhà có hai chị em, mẹ bảo hè cho hai đứa đi học, mình học vẽ còn em học võ. Cuối cùng sau bao nhiêu năm, cả hai chị em đều không học được hai môn học này như dự định. Ngày ấy chắc cũng như bây giờ, mẹ thường lựa chọn cho con các khóa học hè. Mình vẫn nhớ như in và đến giờ vẫn thích vẽ, mình đặc biệt vẽ tranh bút chì.

Từ hồi mới vào SG, mình luôn muốn đi tới những nơi xưa cũ đề tìm kiếm một SG xưa, Sài Gòn khác với SG bây giờ, mặc dù thành phố này mới hơn 300 tuổi. Cuối tuần vừa rồi mình đã đến Bảo tàng Mỹ thuật HCM tại 79 Phó Đức Chính, Quận 1. Một buổi sáng thật thú vị đối với mình với giá vé 5k/ người quá rẻ so với những thông tin về hội họa như thế.

Bảo tàng được thành lập vào năm 1987, đi vào hoạt động năm 1991 gồm 3 tòa nhà với 3 khu vực trưng bày và có tên gọi khác nhau. Mình không nhớ tên đặt cho từng hòa nhà, chỉ nhớ căn đầu tiên gồm 3 tầng. Mình ấn tượng nhất ở tầng 2 (hay còn gọi là lầu 1 theo cách gọi ở SG) được chia ra làm giai đoạn để trưng bày. Mỹ thuật trước năm 1975 với những tên tuổi của các bậc tiền bối như: Diệp Minh Châu, Nguyễn Gia Trí, Mai Văn Hiến, Trương Thị Thịnh... Mình chú ý thấy cả hai giai đoạn trước và sau năm 75 chỉ có một nữ họa sĩ duy nhất là bà Trịnh Thị Thịnh, mình đặc biệt thích bức vẽ tranh vẽ tự họa của bà với đôi mắt cực kỳ biểu cảm, sống động. Những bậc tiền bối này mình chưa bao giờ nghe đến, từ khi vào SG kiến thức về văn hóa, lịch sử khu vực mới được biết đến.

(Còn tiếp)

Nội dung hay hình thức?

Ngày xưa ông bà ta đã có câu "Tốt gỗ hơn tốt nước sơn". Nhưng giờ câu này hoàn toàn chưa đúng, mà phải tốt cả gỗ và cả sơn mới đủ.


Người ta vẫn bảo thích tính cách, nội tâm của một  cô gái nhưng phải là một cô gái đẹp. Thế nên mới có kiểu "yêu ngay từ cái nhìn đầu tiên", sau đó mới tìm hiểu tính cách, nội tâm của cô gái đó ra sao. Xấu quá giai chạy mất tiêu rồi còn đâu mà tìm với chả hiểu.

Cũng giống như vậy, nội dung văn bản rất quan trọng và cực kỳ mất công sức mới có một nội dung hay. Nhưng nếu văn bản đó không được định dạng nhìn chỉn chu, đẹp đẽ người đọc không muốn nhìn đến nội dung. Nhiều người sẽ chịu khó đọc nhưng sẽ chẳng có cảm tình với nội dung văn bản hoặc khó chịu vô cùng.

Nhớ lại hồi mới đi làm, mình cũng được rèn luyện trong việc định dạng văn bản, thông báo, báo cáo... Trong suốt mấy năm liền làm doanh nghiệp, cứ ngỡ trình độ văn bản của mình ngon lắm rồi. Nhưng khi bước chân vào cơ quan nhà nước mới thấy, cả nội dung lẫn hình thức mình làm trước đó rất tệ. Hồi í, mỗi lần văn bản, giấy tờ mình trình lên để ký là y như rằng bị la, bị bắt làm lại không biết bao nhiêu lần. Đụng lần nào sửa lần đó, mà sửa mãi không hết lỗi trong khi mình tự tin việc trình bày văn bản lắm luôn. Sau hận quá, mình không thể cứ bị bắt lỗi như vậy được. Nhất định phải có quy tắc nào để làm tốt hơn.

Sau khi lùng sục, hỏi han, mới lòi ra các văn bản giấy tờ trình bày trong cơ quan nhà nước khác hoàn toàn với doanh nghiệp. Có hẳn một thông tư về trình bản văn bản với các quy định: định dạng in văn bản trên khổ giấy A4, font chữ, cỡ chữ,...theo thông tư số 01/2001/ TT- BNV của Bộ nội vụ về việc hướng dẫn thể thức và trình bày văn bản hành chính.

Khi mình so sánh văn bản mình định dạng theo kiểu doanh nghiệp với văn bản mình định dạng theo thông tư này. Thực tế một trời một vực, nhìn cực kỳ hài hòa và đẹp mắt. Thực tế, có rất nhiều thứ đã được nghiên cứu, quy định sẵn, mình là người đi sau, có thể tận dụng những việc ấy. Tùy từng tường hợp không phải lúc nào sáng tạo cũng là tốt. Nếu sáng tạo mà làm tốt hơn, đẹp hơn thì hãy làm, nếu không thể làm được hơn thì hãy áp dụng những gì đã có sẵn.

Thường người ta vẫn thích những ý tưởng sáng tạo, mình cũng rất thích, nhưng mình còn quan tâm hơn đến việc thực hiện ý tưởng đó như thế nào. Ý tưởng mãi chỉ là ý tưởng nếu như không thực hiện được chính ý tưởng của mình.

Nhớ hồi mới vào SG làm việc, trong công ty mình là đứa bị sếp nhắc nhở thường xuyên về việc định dạng văn bản. Hồi đó mình ấm ức vô cùng, vì việc trình bày văn bản của mình không hề tệ. Có một lần vui vui mình mới đem cái ấm ứu đó ra hỏi thì được biết, đối với những vị trí đi ra bên ngoài như MKT, Sales, tư vấn thì phải để ý đến hình thức.

Chủ Nhật, 28 tháng 6, 2015

Người thông minh không làm việc một mình

Ngay lời nói đầu của cuốn sách đã có câu " sinh ra để hợp tác cùng nhau", đi kèm với thông điệp này là " Ở nơi làm việc, trong số các nhân viên có sự hợp tác thì 29% nói rằng họ sẽ tiếp tục cống hiến cho công ty vào năm tới và hơn 42% dự định gắn bó với vị sếp hiện tại trong suốt sự nghiệp của mình. Những người cảm nhận được tinh thần đồng đội sẽ gắn bó hơn trong công việc, duy trì năng suất làm việc cao, phát huy tính sáng tạo, tạo ra lợi nhuận cho công ty, đồng thời nâng cao mức độ hạnh phúc cho chính bản thân".


Mặc dù ai cũng biết "một người không thể thông hiểu hết mọi điều, mỗi người đều có sở trường riêng". Nếu làm việc theo nhóm sẽ phát huy sở trường của nhau, nhưng lý thuyết là thế, thực tế vẫn còn rất xa vời đối với những người có ý thức, thái độ làm việc cũng là cả một vấn đề. Theo cuốn sách này thì mức độ hòa hợn giữa các thành viên trong nhóm sẽ được quyết định bởi 3 yếu tố

1. Bổ sung những điểm mạnh cho nhau
2. Cần nhau để hoàn thành công việc
3. Có những việc thành viên này làm tốt hơn thành viên khác và ngược lại.

Tuy nhiên, để đạt được 3 yếu tố trên lại gắn liền mật thiết đến mục tiêu chung, công bằng trong các mối quan hệ và đặc biệt là sự tín nhiệm giữa các thành viên với nhau.

Sự tín nhiệm hay niềm tin là chất keo gắn kết các mối quan hệ hợp tác. Nhờ nó mà  các thành viên trong nhóm tập trung hoàn thành trách nhiệm công việc được giao. Nếu không có sự tín nhiệm, tốt hơn hết bạn nên làm việc một mình. Khi cả hai nghi ngờ lẫn nhau, phải kiểm chứng hành động của nhau, hay phải lập kế hoạch dự phòng trong trường hợp cộng sự không hoàn thành nhiệm vụ, thì lúc đó nỗi thất vọng còn gây bực bội hơn việc tự mình dám nhận toàn bộ công việc. Không có sự tín nhiệm thì không có sự hợp tác.

Túm lại, ngoài mục tiêu chung, công bằng, nhưng nếu không có sự tin tưởng vào nhau giữa các thành viên trong nhóm thì cũng bằng không.

Mình ngẫm lại cũng đúng, nếu không có niềm tin thì sẽ chẳng làm được gì cả trong tất cả các mối quan hệ. Không chỉ là công việc.

Red, 28/6/2015

Tiếp tục hay dừng lại?

Từ hôm qua tới giờ mình chưa tìm được theme ưng ý cho ngôi nhà của mình. Liên tục tìm kiếm và liên tục chưa ưng ý. Trong tất cả số trang mình tìm, có một trang với số lượng gần 300 theme với nhiều thể loại khác nhau. Theme mình đang dùng cũng là một trong những số theme đó. Theme này mình sẽ dùng tạm cho một thời gian cho tới khi tìm được thêm ưng ý. Mình không biết thiết kế nên không thể tự thiết kế theme cho mình. Cái theme dùng đầu tiên rất ưng ý nhưng do thay theme mình mình không restore lại nên giờ hoàn toàn bị mất. Không cách nào tìm lại được.


Trong quá trình tìm theme trong 300 theme, mình đã có lúc muốn ngưng tìm kiếm. Lúc đó trong đầu mình có 2 luồng suy nghĩ khác nhau

(1) Ngưng, mình không kiên nhẫn lắm, biết đâu trong số những số theme mình chưa nhìn thấy có thể phù hợp, mình sẽ thích.
(2) Không ggưng, nhưng gì không phù hợp thì đừng có cố. Phong cách trang làm theme này quá rườm rà, diêm dúa, màu sắc, hình ảnh cũng vậy. 

Cuối cùng thì mình quyết định ngưng. Trong một số trường hợp không cần cố quá, quan trọng là mình thấy không thể phù hợp thì không cần đi tới cùng. Sao cũng được, miễn là đừng cảm thấy càng theo càng nản là được. 

Trong cuộc sống cũng vậy thôi. Đừng cố nhé!

50 ứng xử hay phụ nữ hiện đại

1. Trước khi bạn nói điều gì đó với ai đó, hãy tự hỏi mình 3 câu
- Điều đó có đúng đắn không?
- Điều đó có tử tế không?
- Điều đó có cần thiết không?

2. Hãy tiết kiệm lời hứa, nhưng một khi đã hứa thì hãy chắc chắn giữ lời

3. Cố gắng bớt chỉ trích hành động của người khác và bạn có thể tránh được nhiều cảm giác tiêu cực của cuộc đời mình

4. Với những gì bạn không thích, đừng làm điều đó với người khác, đặc biệt là những người bạn yêu quý.

5. Đừng để lỡ một cơ hội nào động viên người khác.

6. Đừng nói xấu người khác, đừng ngồi lê đôi mách và đừng nghe những chuyện ngồi lê đôi mách

7. Biết tha thức. Bạn hãy tin rằng hầu hết mọi người đều cố hết sức rồi

8. Giữ cho đầu óc "mở " và thật tỉnh. Thảo luận và bàn bạc nhưng đừng cãi cọ

9. Đừng đếm tới 10 mà hãy đếm tới 10.000 trước khi làm gì đó hoặc nói gì đó mà bạn nghĩ có thể làm vấn đề trở nên tồi tệ hơn.

10. Không phải kể về những ưu điểm hay tính tốt của bạn, hãy để chúng tự thể hiện

11. Nếu ai đó phê phán bạn, hãy xem trong đó có gì là đúng, là sự thật không. Nếu có, hãy biết thay đổi cái sai của mình. Nếu không có gì là sự thật, hãy lờ đi và sống sao cho chẳng ai tin vào lời phê phán đó.

12. Nuôi nẫng và chăm sóc khả năng hài hước của bạn. Nụ cười là khoảng cách ngắn nhất giữa những con người.

13. Đừng đòi hỏi phải được ai ủi như mình đã an ủi người khác, đừng đòi hỏi được hiểu như là mình đã hiểu người khác, và đừng đòi hỏi được yêu thương như mình đã yêu thương người khác.

14. Cuộc sống là tất cả những gì sòng phẳng nhất, cho đi và nhận lại

15. Hãy sống có ước mơ và phấn đầu thực hiện những ước mơ đó, có vậy cuộc sống của bạn mới thật sự có ý nghĩa

16. Sống vì người khác là một điều tốt đẹp nhưng bạn cũng phải dành một giờ để nghĩ đến bản thân

17. Bạn hãy cho đi những điều tốt đẹp, bạn sẽ nhận được những cái tốt đẹp hơn

18. Cuộc sống là những dòng xoáy, hãy sống làm sao đừng để dòng xoáy cuộc đời cuốn trôi bạn

19. Bạn có thể thích giống người này, bắt chước người nọ, nhưng thật chất bạn vẫn chỉ là bạn, không phải là ai khác.

20. Bạn hãy sống thật có nghĩa, để, khi bạn nằm xuống, những việc bạn làm mọi người đều gìn giữ

21. Quá khứ là những gì đã qua, tương lai là những gì sẽ tới, và hiện tại là tất cả

22. Trong cuộc sống, buồn vui là điều tất yếu, quan trọng là bạn biết cách an ủi và vượt qua

23. Bạn đừng hỏi bất cứ ai một  việc gì khi trong lòng bạn đã quyết định, hãy làm theo những gì bạn nghĩ và đừng bao giờ hối hận vì nó

24. Đừng cố gắng để ngay lập tức thành người hoàn toàn hạnh phúc. Tốt nhất, bạn nên vui mừng với những việc nhỏ hơn là chờ đợi một điều gì đó thật to lớn.

25. Hãy quên đi sự ganh tị vì nó có thể làm hại cả cuộc đời bạn. Nhiều người cảm thấy mình bất hạnh vì những kỳ vọng của họ hoàn toàn không thực tế bởi hạnh phúc chỉ là một khái niệm tương đối.

26. Bạn không thể thay đổi quá khứ, nhưng có thể phá hủy hiện tại bằng cách quá lo lắng cho tương lai

27. Hãy yêu thương đi.. rồi bạn chắc chắn sẽ được đáp lại

28. Cuộc sống luôn ban tặng những điều tốt đẹp nhất cho những ai biết nhẫn nhịn

29. Tất cả nụ cười đều có chung một ngôn ngữ

30. Mọi người cần được yêu thương... nhất là khi họ không xứng đáng điều đó

31. Tiếng cười là mặt trời của cuộc sống

32. Ai ai cũng đẹp, có điều không phải ai cũng nhận ra nó

33. Điều quan trọng cho cha mẹ là sống theo những gì họ dạy

34. Cảm ơn cuộc sống về những gì bạn có, tin cuộc sống về những  gì bạn cần

35. Người bình thường nhìn hình thức, người thông thái nhìn nội tâm

36. Sự lựa chọn của bạn ngày hôm nay sẽ có tác động đến ngày mai

37. Dành thời gian để cười, bởi đó chính là điệu nhạc của tâm hồn

38. Nếu có ai nói xấu bạn, hãy sống sao để không ai tin điều đó

39. Kiên nhẫn là khả năng bạn hãm phanh khi bạn có cảm giác như đang tăng tốc

40. Tình yêu thương vững chắc sau khi trải qua những xung đột

41/ Điều tốt nhất cha mẹ có thể làm cho con cái là yêu thương nhau

42. Yêu thương là từ duy nhất có thể chia mà không bị giảm

43. Hạnh phúc được tăng lên nhờ những người xung quanh, nhưng không phụ thuộc vào họ

44. Với mỗi phút nổi giận, bạn mất đi 60 giây hạnh phúc, mà không thể nào lấy lại được

45. Làm bất cứ việc gì với hết khả năng, cho những ai có thể với những gì bạn có, và ở nơi nào bạn đang đứng.

46. Cho mọi người nhiều hơn là họ mong chờ và hãy làm điều đó thật nhiệt tình

47. Ghi nhớ những bài thơ bạn yêu thích

48. Đừng vội tin những gì bạn nghe

49. Khi bạn nói yêu ai đó, hãy hiểu hết nghĩa của những từ ngữ ấy

50. Khi bạn nói xin lỗi, hãy nhìn vào mắt người đang xin lỗi.

Sưu tầm

Thứ Bảy, 27 tháng 6, 2015

Cảm xúc cạn dần

Và cần phải thay đổi


Phải hơn hai năm mới thay áo mới cho ngôi nhà của mình, vẫn những dự định ban đầu sưu tầm và lưu giữ lại những trải nghiệm của mình trong cuộc sống, những điều thú vị.

Cả buổi tối nay hì hục thay áo mới mà chưa thực sự hài lòng với giao diện này, vẫn cần phải thay đổi. Khi muốn tạo ra một điều gì đó mới thì phải từ bò cái cũ. Từ bỏ cũng là cả một nghệ thuật và cam đảm mới có thể làm được, cũng không dễ dàng lắm đâu.

Hôm nay bắt đầu đọc cuốn sách "Cô đơn trên mạng". Một cuốn chuyện được xuất bản khá lâu, nghe nói khá nhiều và hình như ở nhà cũng có một cuốn nhưng chưa đọc.

Gần đây cũng ít cập nhật thông tin như trước.

Mai dự định đi thăm bảo tàng mỹ thuật HCM, dự định này từ lâu lắm rồi mà chưa thực hiện được. Mai nhất định phải làm, không chần chừ nữa.

Ngủ ngon nhé, Red!

Sáng tạo Slogan: Tập trung điểm mạnh

Các công ty mới khởi nghiệp luôn là thành phần tích cực. Họ biến hóa như tắc kè hoa trong thế giới kinh doanh và luôn thích nghi với những gì họ cần ở bất kỳ điểm nào. Do vậy, bí quyết cho những doanh nghiệp mới, tạo dựng thương hiệu thông qua slogan là gì?

Thương hiệu của bạn "sống" trong suy nghĩ của khách hàng chứ không phải ở cảm nhận chủ quan của bạn. Thương hiệu là cái người khác nghĩ về bạn, chứ không phải cái bạn sắp đặt ở doanh nghiệp, ở website hay ở một bản trình chiếu powerpoint nào đó. Bởi vậy, trong suy nghĩ của khách hàng, bạn chỉ nên là một cá tính đồng nhất, duy nhất.

Bạn không nên xây dựng thương hiệu với một thông điệp tới 3-5 đặc điểm cùng một lúc. Vì nếu thế, không những khách hàng chẳng quan tâm đến bạn mà đối thủ cạnh tranh cũng "cười thầm" chẳng coi bạn là gì cả. Vì vậy, một lần nữa, nhận diện thương hiệu lại nên tập trung vào một đặc điểm mạnh nhất, duy nhất.

Yếu tố mà thương hiệu truyền tải nên là yếu tố độc đáo và có giá trị nhất. Ví dụ như: Hãng ô tô Volvo có thông điệp "Volva giữ cho bạn an toàn" trong khi IBM "Xây dựng một thế giới thông minh hơn".

Khách hàng sẽ không quan tâm những gì bạn muốn mà họ chỉ quan tâm đến những gì bạn làm cho họ nhớ. Họ cũng giống như bao người khác, chỉ nhìn thoáng qua, xem xét và đánh gái sự việc mà thôi. Vậy hãy chọn những yếu tố có giá trị mà bạn muốn truyền tải. Điều này cũng giống như việc gây ấn tượng với những người đối diện.

Vậy những gì làm nên một câu slogan giá trị? Hãy sử dụng bài kiểm tra 4 bước sau để chắc chắn rằng thông điệp của bạn đạt chất lượng cao

Đầu tiên, thông điệp cốt lõi của bạn cần đảm bảo cả 2 mặt nhận thức và tình cảm. Bạn cần kết nối đến trái tim cũng như trí óc của tất cả mọi người. Nhớ là đừng phạm sai lầm và phải đảm bảo được cả hai mặt. Ví dụ như thông điệp đơn giản của Volva " Volva tạo ra những chiếc xe ô tô an toàn" đảm bảo được cả hai mặt.

Thứ hai, slogan cần tạo được lòng tin. Tôi có thể nói với bạn "Một Adam nào đó sẽ là tổng thống tiếp theo của nước Mỹ" nhưng thực tế, chẳng hề có một căn cứ nào để chứng minh điều này cả. Do vậy, thông điệp của bạn cần có căn cứ để tạo được lòng tin với khách hàng.

Thứ ba, thông điệp cốt lõi của bạn cần phải liên quan đến một nhóm khách hàng tiềm năng. Nếu không tạo ra cơ hội cho thị trường thị bạn sẽ chẳng có một chỗ đứng tốt. Giả dụ như bạn sẽ có duy nhất một quầy nước chanh trên sao Hỏa- Một địa điểm ký tưởng để kinh doanh- nhưng sẽ chẳng là gì nếu những người trên sao Hỏa không khát nước.

Cuối cùng, thông điệp cốt lõi cần phải được đơn giản hóa. Nếu mọi người không thể hiểu, không thể nhớ và nhắc đi nhắc lại yếu tố cốt lõi đó, thì chứng tỏ nó thực sự rất phức tạp. Và nếu nó phức tạp thì tức là nó sẽ không tìm ra được chỗ đứng trong tâm trí của độc giả và khách hàng, trong khi đó là nơi thương hiệu của bạn cần được tồn tại.

Theo cafebiz.vn

Chủ Nhật, 21 tháng 6, 2015

Cloud ERP- Xu hướng hay nhu cầu DN

Gần đây mình có hứng thú ghi lại nội dung lượm lặt được tại các buổi offline ngành CNTT, ngày trước cũng có ý định đó rồi. Nhưng thực sự chưa bao giờ ghi lại được hết những gì muốn ghi, và đây là một buổi offline bắt đầu cho một chuỗi những sự kiện mình tham gia hay lượm lặt được về ngành.

Trong tháng 6 vừa rồi mình có tham dự một buổi offline được tổ chức giữa một đơn vị đào tạo về Business Analyst, tư vấn, triển khai ERP, cung cấp hạ tầng IaaS và cộng đồng IT, Mình ghi nhận được những thông tin về hiện trạng thực tế về việc cung cấp Cloud ERP nói riêng và hướng IaaS, SaaS nói chung

Một, thực tế chưa có nhiều chuyên gia tư vấn triển khai ERP tư vấn cho khách hàng triển khai ERP trên điện toán đám mây ( Cloud Server). Nếu có, các chuyên gia tư vấn thường tư vấn cho các doanh nghiệp lớn triển khai trên đám mây riêng (Private Cloud) để ứng dụng đầy đủ các tính năng Cloud, chẳng hạn như khả năng mở rộng hệ thống nhanh so với việc sử dụng hạ hầng truyền thông (Dedicated Server). Đối với các doanh nghiệp nhỏ, việc lựa chọn sử dụng Cloud ERP sẽ là phù hợp hơn khi xét đến khía cạnh chi phí: Doanh nghiệp chuyển đổi chi phí đầu tư (CAPEX- Captial Exprense) sang chi phí hoạt động (OPEX- Operation Expense).

Hai, các đơn vị cung cấp hạ tầng IaaS trong nước (dịch vụ máy chủ đám mây Cloud Server) thực sự chưa cảm nhận được sự dịch chuyển của thị trường, nhưng chắc chắn công nghệ thay đổi sẽ lôi kéo mọi thứ thay đổi theo.

Ba, doanh nghiệp muốn triển khai ERP chưa sẵn sàng trong triển khai, tiếp nhận hệ thống và đưa vào vận hành. (Trộm vía, mình là đứa rất hào hứng, mong mỏi ứng dụng IT vào công việc hàng ngày mà khi dùng Cloud CRM còn chưa thay đổi được thói quen cơ mà hì hì)

Vậy làm thế nào để triển khai thành công một dự án Cloud ERP?
Đối với doanh nghiệp chưa triển khai ERP: một cách cơ bản nhất, ERP đặt ra các vấn đề như mức độ chuẩn hóa và khả năng tự động hóa hệ thống quản lý, trong đó thói quen tuân thủ là quan trọng, hơn thế nữa, khả năng thiết lập các định mức và đánh giá được công việc cũng là những câu hỏi then chốt.

Trước khi tính tới ERP, việc xây dựng quy trình làm việc, luồng công việc (workflow) là cực kỳ quan trọng, có thể nhắc đến 2 bước:
 (1) Xây dựng mô hình tổ chức, chức năng, nhiệm vụ các phòng ban rõ ràng 
 (2) Xây dựng quy trình nghiệp vụ (Business Process), luồng công việc

Đối với doanh nghiệp đã sử dụng một phần mềm nào đó như CRM, kế toán muốn triển khai ERP thì sao? mục đích của việc ứng dụng ERP là tự động hóa hệ thống quản lý, cho phép quản lý tập trung. Nếu đã sử dụng các ứng dụng CRM, kế toán độc lập thì cần xem xét xem các phần mềm này có tích hợp vào ERP được không? Thực tế thì rất nên thu xếp để những phần mềm đã sử dụng trước đó có thể tích hợp vào hệ thống ERP mới có kiến trúc, quy trình nghiệp vụ thống nhất, dữ liệu đồng bộ.

Tóm lại: Để triển khai dự án ERP nói riêng hay dự án Cloud ERP nói chung, doanh nghiệp cần xây dựng quy trình nghiệp vụ, lựa chọn giải pháp ERP phù hợp sau đó mới quyết định là sử dụng ERP truyền thống hay Cloud ERP

Khi triển khai ERP trên Cloud, người làm Quản trị dự án sẽ phải lựa chọn, quản lý nhà cung cấp hạ tầng Cloud cho dự án và làm việc với các nhà cung cấp hạ tầng theo một cách mới. Bởi lẽ, các nhà cung cấp hạ tầng Cloud sẽ đồng hành với dự án trong một quá trình gắn bó hơn. Đối với nhà cung cấp truyền thống, nếu hư hỏng thiết bị phần cứng thì sẽ được bảo hành thiết bị. Khi triển khai ERP trên Cloud sẽ khong có chế độ bảo hành như vậy nữa, nhưng lại đòi hỏi cao hơn về chất lượng, mức độ ổn định và độ tương thích của hạ tầng IaaS, hơn nữa kinh nghiệm của nhà cung cấp hạ tầng Cloud cũng là một yếu tố rất đáng quan tâm. Quan hệ giữa quản trị dự án và nhà cung cấp hạ tầng Cloud khác đi do vai trò của nhà cung cấp đã khác, hiển nhiên SLA cũng khác.

Việc triển khai Cloud ERP cũng khiến nhân sự phòng IT có dự dịch chuyển và thay đổi. Thường cơ cấu tổ chức phòng IT sẽ có Network, Application, Hepldesk. Với Cloud nhân sự Hepldesk có thể không thay đổi, còn các nhân sự đang ở vị trí Network thay vì quản trị cơ sở hạ tầng thì sẽ có thể chuyển sang quản trị dịch vụ. Nhân sự để quản lý và hỗ trợ ứng dụng có thể sẽ tăng lên.

Điều này nên xảy ra, vì anh em IT cần đến gần với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hơn nữa. Để làm được điều đó, anh em IT phải học nhiều hơn về ứng dụng, quy trình nghiệp vụ, định hướng phát triển kinh doanh của doanh nghiệp và ứng dụng CNTT đạt được mục tiêu kinh doanh. Một IT manager phải tham gia trực tiếp vào sản xuất, doanh thu của công ty thay vì quản trị hệ thống như trước đây

Red, 10/6/2015

Thứ Bảy, 13 tháng 6, 2015

Sống thú vị và làm việc hào hứng

Một số chỉ mang tính tương đối. Để không biết thành nô lệ của nguyên tắc cần lấy bất biến ứng vạn biến. Nguyên tắc và quy luật sinh ra để phục vụ công việc. Nếu vận dụng nguyên tắc và quy luật không thấy hiệu quả nên từ bỏ ngay tức khắc. Biết linh hoạt phá bỏ nguyên tắc khi cần là kỹ năng cần thiết để thành công


Tham vọng là để tạo động lực không phải để tạo áp lực

Tham vọng trở thành kẻ giỏi nhất trong một lĩnh vực, tham vọng kiếm tiền, tham vọng được thăng tiến. Chính đáng và rất con người. Ai cũng có những tham vọng này nhưng không phải ai cũng dũng cảm theo đuổi và dũng cảm nói ra. Tuy nhiên cần biết kiểm soát tham vọng.
Nếu bị tham vọng sai khiến quá mức do ảo tưởng về năng lực cá nhân, tham vọng từ động lực phát triển sẽ trở thành gánh nặng áp lực. Khi tôi cảm thấy không thoải mái với tham vọng của mình, tôi biết có cái gì đó không ổn cần điều chỉnh. Nếu thấy tham vọng quá xa so với năng lực, tôi sẽ từ bỏ nó và chọn tham vọng mới. Chẳng việc gì phải trở thành Don Ki Xốt loay hoay với cái cối xay gió.

Không để thời gian thời gian nghỉ trở nên nhàm chán

Thời gian nghỉ là những ngày cuối tuần và những ngày lễ. Đã gọi là ngày nghỉ tất nhiên là đề nghỉ. Nhưng nếu chỉ nghỉ không có hoạt động gì cho hay ho thì ngày nghỉ thường thấy rất dài. Tôi thường có những hoạt động cụ thể: xem bộ phim hay, đọc cuốn truyện thú vị, khám phá quán cà phê mới với bạn bè, nấu món ăn yêu thích, đi chơi nơi nào đấy với gia đình. Gì cũng được, nhưng phải có hoạt động. Nghỉ mà chỉ đi ra đi vào ăn ăn ngủ ngủ nhiều ngày liên tục ở nhà thì nhạt lắm. Tôi thấy sau mỗi kỳ nghỉ dài ngày nhiều người kêu chán, kêu buồn. Dù cho là nghỉ nhưng ngày nào cũng như ngày nào không chán mới lạ

Quản lý thời gian

Có lẽ đây là kỹ năng tôi thấy cần thiết để cảm thấy mọi thứ trong tầm kiểm soát. Đến trễ cuộc hẹn, trễ deadline với khách hàng hay thường xuyên làm việc ngoài giờ. Tất cả đều là biểu hiện của việc quản lý thời gian kém. Có lần ông Richard Moore đề nghị cùng review ý tưởng mới cho bài thuyết trình sắp phải trình bày với khách hàng lúc... máy bay sắp hạ cánh. Tôi bảo ù tai lắm không nghe ghì cả và đề nghị ông vẫn giữ nội dung đã thảo luận rất kỹ thời gian trước đó từ lâu. Mọi thứ đều có thể thay đổi vào phút chót nhất là trong ngành sáng tạo như tư vấn thương hiệu. Nhưng khi điều đó xảy ra thường xuyên thành một tiền lệ thì đó là biểu hiện của quản lý thời gian chưa tốt. Kể từ sau lần đó cụ Richard không bao giờ có đề nghị tương tự với tôi nữa.

Ở các công ty tôi đã từng làm việc hầu hết đều cổ vũ và khen ngợi nhân viên làm ngoài giờ. Tôi không nghĩ như vậy. Ngoại trừ trường hợp ngoại lệ lượng công việc bị giao nhiều quá mức, làm việc ngoài giờ thường xuyên là biểu hiện của hai cái yếu: hoặc quản lý thời gain cá nhân kém hoặc năng lực kém hoặc cả hai. Theo tôi muốn duy trì thường xuyên năng lượng để đạt năng suất cao trong công việc, thời gian nghỉ ngơi thư giãn với gia đình, cafe với bạn bè nên đưa vào timeline công việc. Như một phần của "công việc" hàng ngày phải làm. Tôi hầu như chẳng bao giờ ở lại văn phòng sau 5pm trừ có dự án gấp đột xuất. Giờ đó tôi đang rèn luyện thân thể đâu đó hoặc ở nhà với gia đình. Có thể buổi tối tôi lại thức khuya làm việc. Nhưng đó là do tôi thích vậy chứ không phải công việc bắt vậy.

Tôi cũng có thói quen đến sớm với bất cứ cuộc hẹn nào. Có hai lý do chính. Tôi biết cảm giác của những người phải chờ đợi như thế nào. Rất sốt ruột và bực mình. Làm ai đó sốt ruột và bực mình ngại lắm. Và tôi cũng không thích cảm giác bị động khi đến muộn một sự kiện hay một cuộc hẹn nào đó. Tôi vẫn không hiểu sao ở ta nhiều người vẫn hồn nhiên đến muộn rất lâu khi hẹn người khác và cho đó là chuyện bình thường

Và cố gắng đơn giản mọi thứ

Đơn giản giúp mọi người hiểu điều bạn muốn nói hơn. Không nên phức tạp hóa một vấn đề phức tạp trừ khi người ta không thực sự hiểu một vấn đề hoặc cố tình làm điều đó để tỏ ra nguy hiểm. Khi bận rộn, cuộc sống hình như ngày càng trở nên ngắn ngủi trong cảm nhận của tôi. Để thấy một ngày ý nghĩa hơn, tôi chỉ giữ lại những chuyện vui, bỏ rơi nhanh nhất có thể những chuyện chưa vui. Cuộc sống hoàn hảo là nhờ sự không hoàn hảo. Làm gì có hòn đá nào tròn như hòn bi :-)

Sống là phải thú vị. Làm việc thì phải hào hứng. Thôi cứ vài nguyên tắc này mà theo để mỗi sáng ngủ dậy đều thấy thú vị và hào hứng
(Đức Sơn)

Mình thích quan điểm của anh này nên lâu lâu lại ghi lại những quan điểm sống và làm việc của anh ấy để thấy cuộc sống nhẹ nhàng hơn :-)

Đừng tưởng!


Đừng tưởng cứ núi là cao
Cứ sông là chảy, cứ ao là tù
Đừng tưởng cứ dưới là ngu
Cứ Trên là Sáng cứ Tu là Hiền

Đừng tưởng cứ đẹp là tiên
Cứ nhiều là được cứ tiền là xong
Đừng tưởng không nói là câm
Không nghe là điếc không trông là mù

Đừng tưởng cứ Trọc là Sư
Cứ Vâng là Chịu cứ ừ là Ngoan
Đừng tưởng có của đã sang
Cứ Im lặng tưởng là Vàng nguyên cây

Đừng tưởng cứ uống là say
Cứ chân là bước cứ tay là sờ
Đừng tưởng cứ đợi là chờ
Cứ âm là nhạc cứ thơ là vần

Đừng tưởng cứ Mới là Tân
Cứ Hứa là Chắc cứ Ân là Tình
Đừng tưởng cứ thấp là khinh
Cứ chùa là tĩnh cứ đình là to

Cứ già là hết hồ đồ
Cứ trẻ là chẳng âu lo buồn phiền
Đừng tưởng cứ quyết là nên
Cứ mạnh là thắng cứ mềm là thua

Dưa vàng đừng tưởng đã chua
Sấm rền đừng tưởng sắp mưa ngập trời
Khi vui đừng tưởng chỉ cười
Lúc buồn đừng tưởng chỉ ngồi khóc than

Đừng tưởng cứ nốc là say
Cứ Hứa là Thật, cứ Tay là Cầm
Đừng tưởng cứ giặc- ngoại xâm
Cứ Bè là Bạn, cứ Dân là Lành


Đừng tưởng cứ trời là xanh
Cứ Đất và Nước là thành Quê Hương
Đừng tưởng cứ Lớn là Khôn
Cứ Bé là Dại, cứ Hôn.. là Chồng

Đừng tưởng chẳng có thì không
Chẳng trai thì gái, chẳng ông thì bà
Đừng tưởng chẳng gần thì xa
Chẳng ta thì địch, chẳng ma thì người

Đừng tưởng chẳng khóc thì cười
Chẳng lên thì xuống, chẳng ngồi thì đi
Đừng tưởng sau nhất là nhì
Gần quan là tướng, gần suy là hèn

Đừng tưởng cứ sáng là đèn
Cứ đỏ là chính, cứ đen là thường
Đừng tưởng cứ đẹp là thương
Cứ Xấu là Ghét, cứ Vương là Tình
Đừng tưởng cứ ghế là vinh
Cứ tiền là mạnh, cứ dinh là bền

Đừng tưởng cứ cố là lên
Cứ lỳ là chắc, cứ Bên là Gần
Đừng tưởng cứ đều là cần
Cứ đông là đủ, cứ ân là nhờ

Đừng tưởng cứ vần là thơ
Cứ âm là nhạc, cứ tờ là tranh
Đừng tưởng cứ vội là nhanh
Cứ Tranh là được, cứ Giành là Hơn


Đừng tưởng Giàu hết Cô đơn
Cao sang hết ốm, tham lam hết nghèo
Đừng tưởng cứ bến là neo
Cứ suối là lội, cứ đèo là qua

Đừng tưởng chồng mẹ là cha
Cứ khóc là khổ cứ la là phiền
Đừng tưởng cứ hét là điên
Cứ làm là sẽ có tiền đến ngay
Đừng tưởng cứ rượu là say

Cứ gió là sẽ tung bay cánh diều
Đừng tưởng tỏ tình là yêu
Cứ thơ ngọt nhạt là chiều tương tư
Đừng tưởng đi là sẽ chơi
Lang thang dạo phố vào nơi hư người

Đừng tưởng vui thì sẽ cười
Đôi hàng nước mắt lệ rơi đầm đìa
Đừng tưởng cứ mực là bia
Bút sa gà chết nhân chia cộng trừ...

Đừng tưởng cứ gió là mưa
Bao nhiêu khô khát trong mưa nắng hè
Đừng tưởng cứ hạ là ve
Sân trường vắng quá ai khe khẽ buồn

Đừng tưởng thu là lá tuôn
Bao nhiêu khao khát con đường tình yêu
Đừng tưởng cứ Thích là Yêu
Nhiều khi nhầm tưởng bao điều chẳng hay


Đừng tưởng tình chẳng lung lay
Chỉ là một giấc ngủ, chẳng may... có bầu
Đừng tưởng cứ cầu là hên
Nhiều khi gặp hạn, ngồi rên một mình


Đừng tưởng vua là anh minh
Nhiều thằng khốn nạn, dân tình lầm than
Đừng tưởng tìm bạn tri âm
Là sẽ có kẻ mạn đàm suốt đêm

Đừng tưởng đời mãi êm đềm
Nhiều khi dậy sóng, khó kềm bản thân
Đừng tưởng cười nói ân cần
Nhiều khi hiểm độc, dần người tan xương

Đừng tưởng trong lưỡi có đường
Nói lời ngon ngọt mười phương chết người
Đừng tưởng cứ chọc là cười
Nhiều khi nói móc biết cười làm sao?!!!

Đừng tưởng khó nhọc gian lao
Vượt qua thử thách tự hào lắm thay
Đừng tưởng cứ giỏi là hay
Nhiều khi thất bạn đắng cay muôn phần


Đừng tưởng cứ quỳnh là thơm

Nhìn đi nhìn lại hóa ra cúc quỳ
Đừng tưởng mưa gió ầm ì
Ngày thì đã hết trời dần về đêm

Đừng tưởng nắng gió êm đềm
Là đời tươi sáng hóa ra đường cùng
Đừng tưởng góp sức là chung
Chỉ là lợi dụng lòng tin của người

Đừng tưởng cứ tiến là lên
Cứ lui là xuống, cứ yên là mằn (mần, làm)
Đừng tưởng rằm sẽ có trăng
Trời giăng mây xám mà lên đỉnh đầu


Đừng tưởng cứ khóc là sầu
Nhiều khi nhỏ lệ mà vui trong lòng
Đừng tưởng cứ nước là trong
Cứ than là hắc, cứ sao là vàng

Đừng tưởng cứ củi là than
Cứ Quan là Có, cứ Dân là Nghèo
Đừng tưởng cứ khúc là eo
Cứ lúc là mạc, cứ Sang là Giàu

Đừng tưởng cứ thế là khôn!
Nhiều thằng khốn nạn còn hơn cả mình
Đừng tưởng lời nói là tiền
Có khi là những oán hận chưa tan
Đừng tưởng dưới đất cứ vàng
Vàng đâu chả thấy phí tan cuộc đời

Đừng tưởng cứ Nghèo là Hèn
Cứ Sang là Trọng, cứ Tiền là Xong
Đừng tưởng quan chức là rồng
Đừng tưởng dân chúng là không biết gì

Đời người lúc thịnh lúc suy
Lúc khỏe, lúc yếu, lúc đi, lúc dừng
Bên nhau chua ngọt đã từng
Gừng cay, muốn mặn, xin đừng quên nhau
Ở đời nhân nghĩa làm đầu
Thủy chung sau trước, tình sâu, nghĩa bền
Ai ơi nhớ lấy đừng quên

(Bùi Giáng)

Truyền thông nội bộ


Truyền thông nội bộ là khái niệm không mới đối với mình, nhưng để hiểu thấu đáo vấn đề cũng như tại sao phải truyền thông nội bộ thực sự mình chưa được hiểu bài bản vấn đề. Cho tới hôm nay, chỉ là một buổi chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm thực tế mình mới hiểu rõ bản chất vấn đề, những gì đang diễn ra xung quanh mình đã được giải đáp.

Bắt đầu buổi chia sẻ là hình ảnh phía trên, mình đã phì cười, vì đôi khi, mình cũng làm việc theo nhóm như vậy. Thử hỏi, có ai không một lần, như thế, nhỉ!

Các doanh nghiệp hiện nay việc truyền thông nội bộ thường nằm ở bộ phận Hành Chính- Nhân sự hay chính người chủ doanh nghiệp làm việc này. Nhưng đối với các công ty lớn, thường có bộ phận truyền thông nội bộ riêng đi cùng với truyền thông bên ngoài.

Một doanh nghiệp biểu hiệu truyền thông nội chưa tốt như nhân viên thường xuyên vắng mặt trong văn phòng, đi làm nhưng không hiểu công ty đang làm gì? mình đóng góp được gì trong sự phát triển của công ty? Tinh thần làm việc kém hay công ty có tỷ lệ nhân viên nghỉ việc cao, liên tục tuyển dụng người mới. Truyền thông nội bộ yếu sẽ tác động đến hiệu quả, chất lượng làm việc trong doanh nghiệp, không có sự tương tác làm gián đoạn công việc, quá trình thay đổi nhân sự thường xuyên.

Truyền thông nội bộ thường làm theo 3 quy tắc
1. Thể hiện sự quan tâm tới nhân viên, hiểu những vấn đế vướng mắc của nhân viên để tháo gỡ kịp thời.
2. Đáp ứng các mối quan tâm của nhân viên: để nhân viên làm tốt được công việc được giao phải có sự hỗ trợ như thế nào phù hợp để nhân viên hoàn tất được công việc tốt.
3. Cho nhân viên có cơ hội tham gia vào tiến trình tham gia quyết định

Trong thời gian làm việc, mình quan sát thường nhân viên nào có sự quan tâm từ phía công ty, tương tác nhiều hơn sẽ gắn bó với công ty nhiều hơn là những nhân viên còn lại. Không tin, bạn cứ thử quan sát xem, thú vị lắm đấy. 

Để truyền thông nội bộ phải làm những gì?
Đơn giản làm lắm nhé: 
(1) Đặt mục tiêu: số lượng người nhận được thông tin truyền thông, số người tham gia vào việc truyền thông, mức độ tham gia như thế nào
(2) Xác định kênh truyền thông: Với những đối tượng như trên, thì kênh truyền thông nào hiệu quả. Đối với những công ty nhỏ có thể họp trao đổi, có sự tương tác, hoặc email... tùy thuộc vào doanh nghiệp để đưa ra kênh truyền thông hiệu quả nhất đến đối tượng cần truyền thông. Thông thường "61% nhân viên phải nghe một thông tin từ 3-5 lần thì họ mới tin". Vậy nên đừng vội vàng khi nhân viên nói mãi chưa hiểu nhé, phải nói nhiều vào đấy. Hiện nay, các kênh truyền thông hiệu quả nhất thường: Mạng nội bộ (Intranet), Email, Social, Face-to-Face
(3) Hiểu đối tượng cần truyền thông: Nội dung cần truyền thông làm sao đối tượng hướng tới hiểu một cách rõ ràng nhất,
(4) Chuẩn bị thông điệp: 
- Phù hợp với thị hiếu, 
- Video có khả năng tạo nên tác động mạnh
- Hình ảnh là rất quan trọng
(5) Thu hút người nhận: Liên quan đến việc thiết kế, cá nhân hóa, ai gửi là yếu tố quan trọng. Tổng Giám đốc gửi bao giờ cũng quan trọng và được đánh giá cao hơn.
(6) Phân tích, đo lường
(7) Công bố kết quả truyền thông

Việc này khiến mình nhớ tới tình huống nhân sự của một công ty, khi có một thông báo gửi đi liên quan đến nhân viên. Thường có việc xác nhận đã đọc phản hồi lại để biết tỷ lệ người đọc là bao nhiêu, hay đối với những công nhân trong nhà máy sẽ có xác nhận bằng văn bản về những thông báo, quy định mới của công ty, tránh trường hợp sau này phủ nhận chưa biết những thông báo mới này. Đó cũng là một hình thức đo lường, công bố kết quả sau khi truyền thông hihi.

Cách làm truyền thông nội bộ này cũng có thể áp dụng làm kế hoạch truyền thông. Gần đây mình quên mất tiêu cách làm như thế này nên đôi khi trong quá trình làm chưa thật sự hiệu quả đối với cho người tình đám mây (Cloud Server trong nước của mình).

Sau mỗi kiến thức góp nhận được, giờ mình có thể áp dụng ngay vào trong công việc. Đó là những trải nghiệm rất thú vị đối với mình, từng ngày!


Thứ Bảy, 6 tháng 6, 2015

Sắp xếp email trong Microsoft Outlook

Thỉnh thoảng mình vẫn được vài người bạn chìa cho em điện thoại, máy tính với số lượng email trong Inbox lên tới hàng trăm email. Nhìn đã thấy oai hỏi oải và không muốn đọc những email đó nữa. Mình nhớ hồi mình mới đi làm, thấy một anh trong công ty có cách phân loại email rất hay, tất cả những email vào Inbox được chia thành từng thư mục theo công việc hoặc tên người giao dịch. 

Ngay sau khi cài Outlook, sẽ làm ngay 2 việc (nếu đã cài và dùng lâu rồi vẫn có thể làm theo cách này)
1. Phân loại các email gửi tới Inbox: Chia Inbox thành các thư mục với chủ đề/ công việc khác nhau. Ví dụ
01. BOD: Tất cả email từ BGD sẽ được đưa vào thư mục này,
02. Sales
Nếu muốn chia nhỏ hơn nữa vẫn có thể làm được ở lớp thứ 2, ví dụ
01. BOD
a. Kế toán
b. Hành chính
Để tạo các thư mục trên, có thể làm lần lượt như sau: Chọn Inbox/ Nhấn phải chuột/ Chọn New Folder/ Hiện ra màn hình Create New Folder/ Chọn Name/ Đánh 01.BOD/ Nhấn OK là xong

2. Làm thế nào để đưa các email gửi tới vào các thu mục trên như mong muốn?
Tại mục Inbox, chọn tên người gửi email/ nhấn chuột phải/ chọn Rule/ Create Rule
Tại màn hình Create Rule hiện ra/ Chọn Form tên người cần đư vào và chọn Move the item to folder: 01. BOD/ a kế toán
Nếu tại mục Move the item to Folder chưa hiển thị đúng 01.BOD/a. Kế toán như mong muốn có thể chọn mục Select Folder như ý muốn

Các thư mục còn lại thao tác tương tự hai bước trên, khi đó trong mục Inbox chính sẽ chỉ còn lại những mail mới hoặc những mail không nằm trong mục đã phân loại. Mỗi sáng mở máy tính tải (load) mai về máy, mail sẽ tự động đưa vào các thư mục định sẵn, chỉ cần lướt qua sẽ biết trong thư mục nào có mail, quyết định xem nên đọc mục nào trước

Red, 5/6/2015