Thứ Bảy, 11 tháng 7, 2015

Dốc hết trái tim


Mua cuốn sách này từ 5 năm trước, tới giờ mình mới đọc. Một cuốn sách chia sẻ về cách Starbucks xây dựng công ty bằng từng tách cafe như ngày hôm nay. Nhớ thời điểm Starbucks mới vào SG, người ta đã phải sắp hàng để mua một ly cafe này giữa trời nắng chang chang, điều gì thu hút khách như vậy giữa bao nhiêu thương hiệu cafe như thế?

Trong câu chuyện về Startbucks người mẹ đã truyền cảm hứng cho Howard, đã truyền cảm hứng cho ông về giấc mơ Mỹ mặc dù bản thân bà chưa bao giờ tốt nghiệp trung học, và giấc mơ lớn nhất đời bà là cho cả 3 đứa con đi học đại học." Bằng sự khôn khéo, thực tế  và cương quyết của mình, bà đã mang lại cho Howard một niềm tin to lớn. Hết lần này đến lần khác, bà đặt tấm gương của những người thành công trước mặt Howard, chỉ cho Howard thấy những người đã tạo nên một điều gì lớn lao trong cuộc sống và khăng khăng rằng Howard có thể đạt được bất cứ thứ gì Howard muốn, nếu Howard dành cả trái tim mình cho nó".

Và ông đã tìm thấy niềm đam mê vào những ly cafe và khao khát cả thế giới được thưởng thức như ông đã thưởng thức. Đối với những người sáng lập Starbucks, chất lượng là điều tối quan trọng. Và Starbucks chọn ra triết lý kinh doanh cho mình như

1. Trước hết, mỗi công ty phải đại diện cho một cái gì đó. Starbucks không đơn thuần đại diện cho cafe ngon, nó đại diện cụ thể cho hương vị cafe rang sẫm màu mà những người sáng lập ra nó yêu thích. Đó là điều khiến Starbucks trở nên khác biệt và tạo nên bản sắc cho nó

2. Không phải lúc nào cũng chỉ trao cho khách hàng cái họ yêu cầu. Nếu bạn mang lại cho họ thứ gì dó họ chưa hề trải nghiêm, thứ gì đó ở tầm cao hơn đến mức cần có thời gian họ mới có thể phát triển được khẩu vị của mình, bạn sẽ tạo ra được trong họ cảm giác khám phá, cảm giác phấn khích và sự trung thành kéo họ về phía bạn. Có lẽ sẽ tốn nhiều thời gian hơn, nhưng nếu bạn sở hữu một sản pẩm tuyệt vời, bạn có thể giáo dục cho khách hàng cách yêu thích nó thay vì cố lạy lục cấu mong thu hút được cả thị trường.

3. Những người sáng lập nên Starbucks đã hiểu được một chân lý cơ bản về kinh doanh: Để có được một ý nghĩa nào đó đối với khách hàng, bạn cần tiếp cận nhận tri thức và sự tinh tế rồi truyền lại cho những người muốn học hỏi. Nếu bạn làm được thế, thị phần bé nhỏ có thể nhanh chóng phát triển to lớn hơn cả trí tưởng tượng của bạn


Mình cực thích cách sử dụng logo của Starbucks, vẫn giữ được sự nhận diện nhưng rất sinh động, đời thường!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét