Thứ Ba, 26 tháng 12, 2017

Move over, 2018


Nếu cảm thấy mình loay hoay trong năm 2017, có lẽ bạn cần dành vài ngày cuối năm để reset lại tư duy và cách tiếp cânhj của bản thân. Ai cũng có lúc loay hoay. Ai cũng có khi mắc kẹt trong chính cái bây tư duy mà ta tự đặt ra. Ai rồi cũng có lần đóng khung giới hạn trong cái hộp xinh xinh để gới tặng cho bản thân mình. Nếu 2017 là như thế, phải chăng ta có thể làm gì đó để giải thoát chính ta trong năm 2018? Các bạn thử suy nghĩ những cách tiếp cận này nhé.

1. Adopt a growth mindset- Xây dựng tư duy mở: Chuyện này tôi nhắc rất nhiều lần trong các status của mình. Và tôi thường không làm việc được với người suốt ngày chỉ biết nói "Không được đâu chị ơi." The key to success is how you approach obstacles- chìa khóa thành công là cách bạn giải quyết trở lực. Nếu chỉ ngồi đó nghĩ ra 1001 lý do không cách nào làm được thì thôi cứ ngồi đó loay hoay, đừng trách sao mình bất lực, không thay đổi được tương lai hay vận mệnh cuộc đời mình. Còn nếu muốn thay đổi đừng nói: "Tôi không làm được. Đây không phải sở trường của tôi. Hãy thử hỏi: "Mình có thể làm gì để phát triển khả năng này? Chỉ cần thay đổi cách tư duy theo hướng luôn tồn tại giải pháp và giải pháp bắt đầu từ chính ta chứ chẳng phải là ai khác, bạn rồi sẽ đổi đời?

2. Draw a mind map action plan for 2018- Vẽ sơ đồ tư duy kế hoạch hành động cho năm 2018: năm nào vào mùa này tôi cũng đi xa, dành htời gian để đánh giá lại bản thân và chuẩn bị kế hoạch cho năm mới. Giờ viết cho các bạn, là lúc tôi ngồi ở Hyde Park, Sydney, vừa hoàn thành xong mind map 2018 cho bản thân mình. Mind map năm nay của tôi ở giữa là 2018, xung quanh quanh vẽ các nền tảng khác nhau quan trọng với tôi trong cuộc sống. Có business, có cuộc sống gia đình, xã hội, sức khỏe, giải trí, và phát triển bản thân. Từ mỗi nền tảng, tôi vẽ những hành động cụ thể mình cần phải thực hiện trong năm 2018. Các bạn nên dành thời gian vẽ sơ đồ này cho bản thân mình. Không lên kế hoạch thì sẽ chẳng bao giờ làm được

3. Follow up on your goals- Theo dõi mục tiêu của mình: Tôi thích viết ra mục tiêu mình cần đạt được, và list những việc cần làm để đọc lại và theo dõi hàng ngày. Khi bạn kết nối thường xuyên với mục tiêu đã đặt ra, bạn sẽ biết cách theo dõi, thực hiện và tránh cho mình sao lãng mà đi lệch hướng.

4. Focus on yourself- Tập trung vào bản thân: ngày nào mà bạn còn lo chuyện người khác, đố kỵ so sánh với người khác, đổ thừa cho người khác thì ngày đó bạn còn thật đáng thương và đau khổ. Khi ta bắt đầu hỏi mình bản thân cần làm gì, cần thay đổi gì, cần học hỏi gì để ảnh hưởng tương lai, khi bạn quay về tập trung những việc tôi có thể làm, đó là lúc hành trình cuộc sống của bạn trở nên tích cực.

5. Know your why: Biết rõ tại sao bạn làm việc bạn đang làm: Khi ta làm mà chẳng hiểu tại sao, ta sẽ dễ dàng bỏ buộc. Lấy ví dụ học tiếng Anh đi chẳng hạn. Nếu bạn muốn trở thành công dân toàn cầu, bạn cần giao tiếp tốt bằng tiếng Anh, nếu không thì bạn chẳng hiểu ai và chẳng ai hiểu bạn. Mà đã không hiểu thì dù bạn có tài năng hay khả năng dữ dội đến đâu, cũng đành thất chí ngồi nhà than thân trách phận. Khi có tầm nhìn lớn, làm việc nhỏ cũng trở nên đầy cảm hứng hơn.
Còn vài ngày nữa là hết năm. Dành thời gian cho bản thân và chuẩn bị cho năm mới nhé

Chủ Nhật, 17 tháng 12, 2017

Khác biệt hay là chết


Đó là câu nói của Jack Trout (Differentiate or die)- Nếu không khác biệt, bạn sẽ chết.
Còn tôi nói vui: Khác biệt đi rồi chết! (Differentiate, and you will die). Lập luận của tôi là bạn cứ đi tìm sự khác biệt đi. Rồi bạn sẽ càng mau chết, nếu sự khác biệt đó tạo ra giá trị cảm nhận cho khách hàng thấp hơn so với đối thủ. Và thực thế nhiều SPDV rất khác biệt, rất độc đáo, nhưng rồi cũng chết vì không tạo ra được giá trị cảm nhận cao hơn cho khách hàng (so với đối thủ)

Có người cho rằng tôi không hiểu đúng về sự khác biệt. Sự khác biệt theo họ phải có tính lâu dài và đủ lớn; phải đem lại lợi ích lâu dài cho khách hàng, và phải độc đáo, khó bắt chước... Thưa, tôi rất hiểu sự khác biệt rất cần như vậy. Nhưng kể cả khi sự khác biệt có được đầy đủ các yếu tố này thì SPDV vẫn sẽ chết nếu giá trị cảm nhận của khách hàng về nó là không đủ lớn. Vậy giá trị cảm nhận là cái quái quỷ gì mà ghê gớm vậy?

Giá trị cảm nhận là hiệu số tổng lợi ích mà SP mang lại cho khách hàng trừ đi tổng chi phí mà khách hàng bỏ ra để mua và sử dụng sả n phẩm

Customer Perceived Value = Total Customer Benefit - Total Customer Cost

Mặc dù khác biệt có thể làm cho tổng lợi ích tăng thêm, nhưng nếu tổng chi phí bỏ ra vẫn cao hay còn cao hơn nữa, thì giá trị cảm nhận của khách hàng vẫn thấp, và sản phẩm vẫn có thể chết.
Nhiều người chỉ hiểu và mong muốn sự khác biệt ở khía cạnh lợi ích (và chưa chắc sự khác biệt đã làm tăng tổng lợi ích, thậm chí có khi còn làm giảm, vì khi tập trung vào lợi ích khác biệt này, ta phải hy sinhg các lợi ích khác). Họ không quan tâm đến khía cạnh chi phí của khách hàng, bao gồm chi phí tiền bạc, thời gian, năng lượng và tâm lý. Vậy nên những khác biệt bất cập càng nhanh chóng dẫn đến cái chết cho sản phẩm dịch vụ (thực tế đã chứng minh)

Không phải sự khác biệt làm nên chiến thắng, mà chính là GIÁ TRỊ CẢM NHẬN mới là yếu tố sống còn. Giống như khi chinh phục một cô gái, không phải ngoại hình, hay tài sản, hay học  vấn của bạn quyết định thành công. Thành công là khi CẢM NHẬN TỔNG THẾ của cô gái về bạn cao hơn các chàng trai khác. Mà cảm nhận tổng thể, một lần nữa, phụ thuộc vào cả hai khía cạnh được và mất của cô gái khi chấp nhận chọn bạn

Anh Nguyễn Hữu Long- Group PTDNV

Hiểu thế nào về Mô hình kinh doanh?

Bạn định kinh doanh bún bò. Bạn phải tính toán là bạn sẽ kinh doanh kiểu gì? Bạn phải trả lời ít nhất 9 câu hỏi sau

1. Đầu tiên, bạn phải xác định khách hàng của bạn là ai? Công nhân, sinh viên, giới văn phòng, hay các chị ăn hàng ngoài chợ (Phân khúc khách hàng)

2. Kế đến bạn phải tự hỏi giá trị chủ yếu mà bạn mang lại cho khách hàng là gì? nước lèo cực ngon; gia vị có mùi đặc biệt, chỗ ngồi thoáng mát, thịt bò cực mềm; hay cô bán bún có nét mặt dễ thương với làn da trắng mịn? (Giá trị mang lại)

3. Rồi bạn phải xác định là bán tại chỗ hay giao hàng tận nơi- có bưng vào tận xưởng cho công nhân sản xuất gần đó, có giao tận căn- tin trường học, có đóng góp sẵn cho người qua đường ghé lấy, hay chỉ phục vụ tại chỗ (Kênh phân phối)

4. Quan hệ của bạn với khách hàng như thế nào- phục vụ từng làm cho người đến ăn tại chỗ; hợp tác bán sỉ cho tổ chức, đơn vị nào đó; giữ mối bằng cách giao hàng đều đặn đúng giờ cho một loạt khách hàng riêng lẻ ở cùng địa bàn... (Quan hệ khác hàng)

5. Doanh thu của bạn sẽ lấy từ đâu- từ từng tô bún được bán ra, từ việc cho thuê lại một phần mặt bằng cho bà bán nước và thuốc lá, từ việc dạy nghề bán bún bò cho những người đến học nghề, hay từ tiền bo của các anh dành cho cô bún bò xinh đẹp...? (Dòng doanh thu).

6. Nguồn lực chính của bạn là gì? Trang trại nuôi bò thịt cực ngon? Mặt bằng kinh doanh tuyệt đẹp? Tài chính mạnh? Người nấu bún có bí quyết gia truyền? Bạn có mối quan hệ cực tốt với khách hàng đến ăn? Bạn sẵn có con cháu trong nhà làm nhiệm vụ phục vụ (Nguồn lực chính)

7. Hoạt động chính của bạn là gì? Tự nấu nước lèo (hay mua), tự sản xuất bún tươi (hay mua), chọn mua rau (hay tự trồng), bày biện bàn ghế, điều hành bưng bê phục vụ, rửa bát, vệ sinh quán? (Hoạt động chính)

8. Đối tác của bạn là gì? Người bán thịt, người bán bún, người cung cấp rau, người cho thuê mặt bằng, người đổ rắc hàng ngày (Đối tác chính)

9. Cơ cấu chi phí thế nào? Tiền thuê mặt bằng, tiền thịt, tiền xương, tiền bún, tiền rau, tiền thuê đầu bếp, tiền thuê phục vụ bưng bê ... (Cơ cấu chi phí)

Kinh doanh bắt cứ thứ gì, hãy trả lời đầy đủ và cẩn trọng các câu hỏi trên, bạn sẽ có một mô hình kinh doanh. Còn mô hình kinh doanh này hoạt động hiệu quả hay không phụ thuộc vào mức độ tối ưu của những chọn lựa của bạn ở từng câu trả lời, và sự phối hợp tối ưu giữa chúng.

Cần nhớ răng,f ngay cả kinh doanh bún bò, bạn cũng phải chú trọng đến cả những vấn đề vĩ mô (luật pháp, kinh tế, xã hôi, công nghệ nấu bún...) ,lẫn vi mô (khách hàng, nhà cung cấp, đối thủ cạnh tranh hiện tại và tiềm ẩn, các món ăn khác có thể thay thế cho bún bò) và còn nhiều yếu tố thị trường khác.
Chúc bạn có một mô hình kinh doanh thực sự hiệu quả

Bài viết của Anh Nguyễn Hữu Long- Group PTDNV



Chiến lược ư? Dễ lắm

Bạn bị lạc trong rừng và muốn thoát ra. Nếu bạn cứ thấy chỗ nào trống thì đi, chỗ nào tiện thì bước, có khi bạn sẽ đi sau thêm vào rừng hoặc tiến gần về phía vực thẳm.
Trước khi bắt đầu đi đâu, bạn phải xem lại thực lực của mình (sức mình còn không, lương thực, nước uống dự trữ được bao lâu, đôi giày đang mang có chắc chắn, con dao bên mình có chặt được cành cây, bạn bị lạc một mình hay đi cùng ai, cơ thể bạn MẠNH, YẾU chỗ nào...)
Kể đến, bạn phải biết xung quanh bạn có gì, đâu là THUẬN LỢI, đâu là KHÓ KHĂN (núi cao, vực sâu, sông, suối, tuyết rơi, bão dữ, mưa gió hay nắng ráo, khu vực cây cối um tùm hay quang đãng, có hay không dấu vết thú dữ...)
Sau đó, bạn phải xác định phương hướng (Bắc, Nam, Đông, Tây..) bằng la bàn, nhìn mặt trời, các vì sao, leo lên cây cao... để quyết định sẽ đi đâu, về đâu (dựa vào thực lực, mong muốn của mình và những gì bạn biết được chung quanh).
Cuối cùng, bạn vạch con đường cụ thể (Ra giấy, hoặc nếu không có giấy hay thứ gì đó dễ viết thì đành phải tưởng tượng( và tìm cách để đi bộ (đi bộ, chạy bộ, bơi qua sông, trèo lên núi, cõng nhau...)
Tất cả những việc bạn làm để thoát ra khỏi cánh rừng và đến được một điểm đến nào đó theo các bước nêu trên chính là "làm" chiến lược. Chiến lược của một doanh nghiệp, dù lớn hay nhỏ, chí ít cũng phải đi qua các bước như vậy, không nên bỏ sót bước nào.
Nếu bạn không muốn đưa doanh nghiệp của bạn đi sâu vào rừng, hãy thực hiện các bước tương tự

(Bài viết của Nguyễn Hữu Long- Group PTDNV)

Giá lớn hay giá nhỏ

Không phải giá cao hay thấp nhé.
Đây chỉ là một góc nhìn, cảm nhận cá nhân, các bạn đang có tảng bán hàng online thử nhìn lại và tự cảm nhận. Hoàn toàn không có đúng hay sai, tất cả chỉ là sự phù hợp.
Mình đang tìm hiểu về trải nghiệm người dùng trong mua sắm online. Có điều gì đó hay hay từ trang của một thương hiệu thời trang nổi tiếng. Một trang web đơn giản, nhẹ nhàng và thanh lịch. Điều làm mình chú ý nhất của trang web chỉ có một dòng NHỎ XÍU ghi giá tiền sản phẩm. Và dòng ghi giá dường như được làm mờ đi. Tất cả trang web chỉ là hình ảnh sản phẩm thật đẹp thật gợi cảm. Tên thương hiệu cũng là một dòng chữ bình thường không có gì nổi bật.
Thật tình cờ, lại đọc thông tin so sánh về tình hình kinh doanh của thương hiệu thời trang ở trên và một thương hiệu khác. Và cũng khá tò mò, vào trang web của thương hiệu thứ hai. Cũng style trang web khá giống thương hiệu thứ nhất. Tuy nhiên, tuy nhiên giá sản phảm lại được ghi bằng một font chữ to, và làm cho nổi bật. Một sự tương phản khá rõ giữa hai thương hiệu cùng ngành.
Không biết vô tình hay cố ý trong một chi tiết nhỏ, cách ghi giá sản phẩm trên trang. Ở thương hiệu thứ nhất, mình hoàn toàn tập trung vào sản phẩm mà không để ý nhiều đến giá. Thương hiệu thứ hai thì ngược lại, giá tiền của sản phẩm cứ đập vào mắt, không chú ý không được.

Trong kinh doanh, bạn muốn khách hàng chú ý đến sản phẩm hay chú ý đến giá sản phẩm. Có lẽ điều này phụ thuộc vào chiến lược của mỗi thương hiệu. Tuy nhiên với góc nhìn cá nhân, trên một trang bán hàng online, thật khó để khách hàng cảm nhận được giá trị cũng như yêu mến sản phẩm, một khi cái họ nhìn vào chỉ là bảng giá.

Một góc nhìn nhỏ để các bạn đang có trang web bán hàng thử nhìn lại trang của mình với "con mắt" của khách hàng. Bạn muốn khách hàng thấy gì? Trong kinh doanh, đôi khi một chi tiết nhỏ cũng tạo nên sự khác biệt.
Cảm ơn bạn đã đọc bài!

Facebook anh Ngoan Nguyễn (Group phát triển doanh nghiệp Việt)

Sứ mệnh- Tầm nghìn- Giá trị cốt lõi

Khi bạn có một doanh nghiệp và bạn nói
"Sứ mệnh của (doanh nghiệp" tôi là kiếm tiền (cho tôi). Tầm nhiền của tôi keiém thật nhiều tiền để tở thành tỉ phí USD. Giá trị cốt lõi của tôi- thứ mà tôi coi trọng và không bao giờ chịu đánh đổi là TIỀN...

Bạn đúng hay sai? Bạn không đúng, cũng không sai. Vì đó là suy nghĩ thật, hệ giá trị thật, đồng lời là quyền lựa chọn của bạn. Hệ giá trị của một con người hay một tổ chức không có đúng sau, nó chỉ nói lên bản chất thật, quan điểm thật, triết lý sống thật của cong người/ tổ chức đó (trả lời câu hỏi tôi là ai). Tuy vậy, có vài điều tôi muốn khuyên bạn

1. Nếu quả thật  với bạn. Tiền là tất cả thì bạn cũng chớ nên nói ra cho bàn dân thiên hạn, nhất là khách hàng của bạn biết rằng các câu tuyên ngôn hoành trành vế sứ mệnh, tầm nhìn, GTCL... vì nó sẽ giết chết daonh nghiệp bạn từ khi còn trong "trứng nước". Công chúng, khách hàng rất ghét những doanh nghiệp chỉ làm ăn vì tiền, đặt tiền lên mọi giá trị khác; họ sẽ tẩy chay sản phẩm của bạn, và mong sao cho công ty bán sớm đóng cửa, phá sản...

2. Một doanh nghiệp hoạt động, đầu tiên phải hướng đến sự phục vụ, phụng sự, đem lại giá trị gì cho ai đó (khách hàng mục tiêu), trước khi nó iđến chuyện thu về lợi nhuận. Đó cũng là quy luật thông thường. Mở mộg quán cafe, bạn phải nghĩ ngay đến chuyện quán cafe nay fsẽ phục vụ cho những ai (khách hàng mục tiêu), nó có gì hay ho để làm hài lòng khách hàng (Giá trị mang lại cho khách hàng), nó làm sao để cạnh tranh, để khách hàng uống xong còn quay lại và dẫn thêm vài người khác nữa; bạn muốn ấn tượng tốt nhất, đẹp nhất mà khách hàng đọng lại mỗi khi nghĩ đến quán cafe của bạn là gì (định vị); lý do nào người ta có được ấn tượng đó (reasons to believe)...

Trả lời được đầy đủ các câu hỏi này, và làm thật tốt chúng, tự nhiên bạn sẽ có doanh thu, lợi nhuận và sẽ có TIỀN. Tiền là hệ quả của sứ mệnh phục vụ, phụng sự gì đó cho ai đó bằng mọi lợi ích/ giá trị nào đó (vượt trội so với đối thủ); chứ tiền không phải là các bạn nhận được ngay khi chưa phụng sự gì cho ai đó (trừ khi bạn đi lừa ai đó một quả đậm). Đó là hàm ý của sứ mệnh, và cũng là hoài bão, GTCL...
3. Một công ty được phẩm hàng đầu thế giới từng tuyên bố (đại loại) thế này: Thuốc để dành cho bệnh nhân; thuốc không phải để chúng ta kiểm lời; chúng ta phải thấu hiểu điều nà, và nếu chúng ta càng thấu hiểu, chúng ta sẽ càng có lời"

Đó là bản chất của sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị cốt lõi- những thứ ai cũng nói, ai cũng nghe, nhưng không phải ai cũng hiểu giống nhau.

Trở thành nhân viên bán hàng chuyên nghiệp

Trải qua nhiều năm trong lĩnh vực bán hàng và được phát triển lên nhiều vị trí khác nhau trong ngành và nhiều công ty khác nhau. Tôi như thấm nhuần về các quy trình bán hàng và chăm sóc khách hàng hiệu quả nhất trong ngành hành tiêu dùng nhanh (FMCG) nói chung và cũng như các sản phẩm khác, ngành khác.
Khi là nhân viên kênh đặc biệt (KAE) cho công ty khá lớn. Tôi đặt mục tiêu phải luôn hoàn thành chỉ tiêu công ty dưa ra và các KPI đặc biệt là mở mới khách hàng. Các khách hàng của tôi là các căn tin nhà máy, xí nghiệp và các bến xe, bến tàu và cảng....
Hàng ngày trước khi đến công ty việc đầu tiên vào mỗi sáng khi đến công ty luôn chuẩn bị cho mình một mục tiêu ngày, kế hoạch ngày hôm đó doanh số bao nhiêu? bao nhiêu mở mới, bao nhiêu SKU? Viếng thăm bao nhiêu cửa hàng... công cụ bán hàng hôm nay là cái gì cần bổ sung thêm POSM không? Hàng tồn kho còn bao nhiêu loại nào? Sản phẩm mới là nhãn nào cần tập trung...
Khi ra thị trường việc đầu tiên là chuẩn bị mục tiêu dự kiến cho từng cửa hàng, nắm tâm lý từng khách hàng... Khị vào trong cửa hàng việc đầu tiên tôi quan tâm là kho và kệ trưng bày, tủ mát của cửa hàng còn loại gì? bao nhiêu? SKU mới bán được hay không? POSM trưng bày như thế nào? Thông tin đối thủ. Cập nhật vào báo cáo để có đủ số liệu khi nói chuyện với khách hàng
Sau khi nắm rõ các vấn đề trên việc tôi làm đầu tiên là tập trung vào sản phẩm mới, sản phẩm tập trung (SDO), thông báo các chương trình khuyến mãi... Trong các việc trên tôi luôn quan tâm đến việc giúp cửa hàng làm sao bán ra và tư vấn cách bán như thế nào mang lại hiệu quả cao nhất không chỉ cho sản phẩm công ty mà còn cho các snả phẩm không cùng ngành nghề lắng nghe chia sẻ kinh nghiệm của khách hàng mình... Khi có hàng cận date  việ của tôi làm là luân chuyển hàng hóa cho cửa hàng hoặc giúp cửa hàng bán ra, cam kết đổi trả cho cửa hàng để chủ cửa hàng yên tâm kinh doanh sản phẩm công ty. Làm thế nào để  vượt qua phản đối hiệu quả nhất. Khi có phản hồi khách hàng, bạn phải lắng nghe phản hồi khách hàng, chuẩn bị cuốn sổ tay ghi lại tất cả thông tin khách hàng phản hồi. Tập trung hỏi thật nheièu câu hỏi liên quan vấn để khách hàng phản hổi việc cuối cùng là tìm ra nguyên nhân rõ nhất mà khách hàng quan tâm. Tập trung giải quyết vấn đề, để chốt lại đơn hàng.
Để trở thành nhân viên chuyên nghiệp tôi luôn học hỏi nhiều hơn, lắng nghe nhiều hơn và có mục tiêu lớn hơn luôn đặt việc của mìn hcho vị trí sếp mình cho công ty, cho khách hàng. Không suy nghĩ là đi làm thuê mà đang làm cho chính mình cho gia đình mình, cho cuộc sống hiện tại của tôi và gia đình tôi. Có những lúc không mở mới điểm bán, không bán đạt doanh số ngày, hàng cận date của khách hàng thu về. Tôi đã không ngủ được và có lúc 2-3 giờ sáng nghĩ ra giải pháp mới tôi liền bật dậy và ghi lại những ý tưởng mới để hôm sau thực hiện ngay...


SWOT - Sowf sao cho work


Có lẽ nhiều người trong chúng ta đều biết về SWOT, nhưng hiểu và vận dụng thành thục thì lại là một vấn đề khác. Khi nói về SWOT sẽ chia làm 4 nhóm: Strengths, Weaknesses, Opportunities, and Threads. 4 yếu tố này cũng là bước đầu tiên khi bắt tay vào làm SWOT, đó là chúng ta phải branstorm để liệt kê ra toàn bộ các yếu tố, từ đó sẽ kết hợp với các yếu tố theo từng cặp để thực hiện phân tích chiến lược cụ thể
Sau khi liệt kê được các yếu tố cần thiết, các nhóm đại diện cho các yếu tố kết hợp với nhau theo các cặp, nhiệm vụ là cố gắng hiểu các idea trong từng yêu tố lại với nhau.
- Strengths- Opportunies (SO): chiến lược nào khai thác cơ hội dựa trên thế mạnh của mình.
- Weaknesses- Threads (WT) chiến lược nào để thay đổi các điểm yếu của mình nhằm hạn chế ảnh hưởng của các mối đe dọa
- Weakness - Opportities (WT): Chiến lược nào để thay đổi các điểm yếu của mình để khai thác cơ hội
- Strenghts - Threads (ST): Chiến lược nào khai thác điểm mạnh của mình để đối kháng với các mối đe dọa tiềm ẩn
Từ đây các nhóm đã có cái nhìn rõ hơn về bức tranh của doanh nghiệp 4.0, các chiến lược phát triển cần thiết theo từng giai đoạn.
Ngoài ra, anh Đề bổ sung thêm các công việc, yếu tố quan trọng mà người làm chiến lược cần lưu ý khi thực hiện SWOT:

Sau khi xác định được các chiến lược theo từng cặp factor, cần thiết phải ranking từng chiến lược, từ đó xác định plan hành động.
Trong quá trình xác định chiến lược, sẽ có một số những idea trong từng factor không được sử dụng sẽ được giữ lại như những ý tưởng tham chiếu

Việc triển khai các chiến lược theo từng cặp có ý nghĩa quan trọng trong từng thời kỳ, mục tiêu phát triển của doanh nghiệp
- Cặp SO: dùng để thực hiện đánh nhanh, chiếm thị trường. Uber, Grap dùng thế mạnh công nghệ của mình để đáp ứng nhu cầu taxi giá rẻ, chất lượng cao của thị trường.
- Cặp WO: Biết khắc phục điểm yếu của mình để khai thác cơ hội => Mai Linh Bike là một ví dụ
- Cặp ST: Dùng thể mạnh của mình để đè bẹp các mối đe dọa tiềm ẩn. Vụ Facebook, Google bị yêu cầu đặt máy chủ ở Việt Nam là một ví dụ
- Cặp WT: Cặp này chủ yếu để hạn chế rủi ro ở mắc thấp nhất, đôi khi nếu làm tốt sẽ tạo được cơ hội mới cho doanh nghiệp. Ví dụ Starbucks đầu tư vào các trang trại cafe trên toàn thế giới để chủ động về giá và chất lượng nguyên liệu đầu vào

Thứ Sáu, 15 tháng 12, 2017

Năng lực quan trọng với cái mới là khả năng bỏ đi cái cũ

Tháng 10 năm 2016, tôi được thuê nửa ngày để tư vấn cho một nhà đầu tư nước ngoài về cơ hội đầu tư vào thị trường viễn thông Việt Nam. Họ dự kiến mua phần lớn cổ phần của nhà mạng nhỏ nhất trong 5 thương hiệu di động hiện đang vận hành của Việt Nam và sẽ tham gia vào cuộc chơi 4G. Họ đã nghiên cứu và gặp mặt đối tác nhiều lần trước đó (Sau đó họ đã quyết định không thực hiện deal này nên tôi mới chia sẻ ở đây). Dĩ nhiên, quyết định đó là từ cả quá trình nghiên cứu đàm phàn dài của họ.

Trong buổi họp này, đã có nhiều điều về thị trường, khách hàng, mô hình kinh doanh được thảo luận, chủ yếu là ở các khía cạnh và góc nhìn chiến lược cơ bản như chúng tôi vẫn thường trao đổi. Tuy nhiên, có một câu hỏi từ Giám đốc điều hành người Ấn Độ làm tôi rất chú tâm. Anh ta hỏi "các sáng kiến, ý tưởng mới có dễ dàng được triển khai và đi vào thực tế trong các doanh nghiệp như Viettel, Mobifone hay Vinaphone không?"

Câu hỏi đơn giản nhưng làm tôi giật mình nhớ đến nhiều sự kiện, nó khiến tôi nghĩ rằng đây là một câu hỏi lớn. Không nói riêng cho ba doanh nghiệp vị Giám đốc trên đã hỏi, tôi muốn nói chung cho tất cả

Ở một số tổ chức và công ty, các ý tưởng về sản phẩm, dịch vụ, mô hình mới được đưa ra khá nhiều, xong phần lớn chỉ dừng lại trong phòng họp, một số được triển khai, phần lớn là nửa vời và không đi đến đâu,vài sản phẩm tồn tại ở dạng trung bình.

Có nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể là do không có một định hướng chiến lược rõ ràng, vì vậy các ý tưởng phân mảnh, rời rạc và không đưa ra được ưu tiên để chú tâm và đầu tư đến cùng; và cũng có thể là do họ có mục đích khác... Nhưng có một lý do khá rõ ràng đã níu kéo nó, đó là chúng ta bị gắn chặn vào những điều cũ; như lối nghĩ cũ, cách làm cũ, lợi ích cũ, nguồn thu cũ...
Một người bạn, đang rất nỗ lực trong việc xây dựng chính phủ điện tử, đã lắc đầu lè lưỡi khi nói đến những cản trở về tư duy và lề lối của một số bên liên quan trong dự án hiện đại hóa ngành Hải Quan bằng công nghệ thông tin mà anh muốn triển khai

Điều này còn đúng cả cho cá nhân. Một người bạn của tôi, từ rất lâu, mỗi lần gặp nhau đều kêu ca và rất mong muốn thay đổi công việc mà anh cho là quá nhàm chán của mình; nhưng rồi đã hơn mười năm, anh vẫn thấy ngồi chỗ cũ, làm việc cũ và vấn chán với cái "chán cũ" năm nào

Tôi nhận ra rằng, điều khó nhất không phải các tổ chức này hay anh bạn tôi không tiếp cận hay tiếp thu được cái mới, vì ngày nay cơ hội tiếp cận đó gần như nhau và khá dễ dàng với mỗi người.

Điều khó nhất chính là ở chỗ chúng ta không "quên" được những điều cũ. Nhiều tổ chức Nhà nước ngại hiện đại hóa vì người thực hiện sợ mất đi quyền lợi của mình; nhiều doanh nghiệp vẫn chỉ quan tâm đến nguồn thu cũ đang thoái trào, vì nó còn đóng góp chính vào KPI hàng ngày của họ; nhiều cá nhân vẫn lưu luyến với "công sức" đã bỏ ra cho công việc cũ, món đầu tư cũ nên không thể rời xa. Sự thực là để có thể thay đổi, chúng ta cần nhìn vào điều mình sẽ đạt được từ cái mới thay vì tính toán điều mấ đi khi bỏ cái cũ; bởi quan trọng là giá trị nó sẽ mang lại chứ không phải chúng ta đã bỏ ra cho nó bao nhiêu trước đây. Nó như một cái bẫy vậy.

Câu hỏi của vị Giám đốc trên rõ ràng nó đã đi thẳng vào vấn đề mà tôi nghĩ nói thể hiện rất rõ năng lực cạnh tranh, không chỉ của một doanh nghiệp mà còn thể hiện sức cạnh tranh của một cá nhân, của một đất nước trong thời đại cuộc sống số và CMCN 4.0

Trong một bài phát biểu gần đây của Tổng giám đốc Viettel Nguyễn Mạnh Hùng có đoạn "Người giỏi, người nhiều kinh nghiệm thực ra lại đang sống trong một cái hộp có 6 tấm ngăn... Những người giỏi, người nhiều kinh nghiệm, người đã có tuổi đều sống trong 6 vách ngăn ấy. Càng giỏi bao nhiêu thì các vách ngăn đấy càng cứng bấy nhiêu. Càng nhiều năm bao nhiêu thì các bức tường càng khó vỡ bấy nhiêu

Đây là đoạn tôi cực kỳ tâm đắc vì nó rất sâu sắc, một triết lý rất thực tế, tôi cảm nhận nó đã và đang diễn ra như vậy quanh chúng ta. Nhận định này của Tổng giám đốc Viettel cũng gợi mở ra một giỉa pháp rất hay để tổ chức công ty và bố trí nhân sự dành cho những vấn đề mới, tôi nghĩ nhiều người có thể học

Vì vậy, một trong những thách thức lớn nhất để ứng dụng trí tuệ nhân tạo, kết nối vạn vật, thực tế ảo... của cuộc CMCN 4.0 hay những vấn đề mới khác vào thực tế, theo tôi, không chỉ nằm ở việc hiểu  về những cơ hội mới này như thế nào, mà thách thức lớn hơn nằm ở việc chúng ta có năng lực thay đổi hay không. Thay đổi khó không phải vì cái mới làm mà khó ở chỗ phải bỏ đi cái cũ, đi ngược lại với lề lối, cách nghĩ và cách làm hiện tại.

UPS? 5 bước để thống lĩnh thị trường



USP (Unique Selling Point) có thể định nghĩa ra là đặc điểm bán hàng độc nhất. USP được coi là cách để doanh nghiệp nổi bật giữa hàng ngàn đối thủ khác, bằng cách tạo ra giá trị độc nhất của doanh nghiệp- những thứ mà các doanh nghiệp khác không có được

Ví dụ, bạn là người bán mỹ phẩm, bạn nói với khách hàng rằng, mỹ phẩm của bạn chiết xuất 100% từ thiên nhiên, khác biệt với tất cả các loại khác. Đó chính là UPS, là thứ làm khách hàng nhớ đến bạn, và làm bạn nổi bật thật sự

Vậy làm thế nào để tìm ra được USP, khi mà dường như sản phẩm của bạn không hề có sự khác biệt mấy so với các sản phẩm của đối thủ. Trong thời đại Marketing Online gần như đã và đang trở thành công cụ Marketing mạnh mẽ nhất, thì USP càng là một bài toán khó.

Bước 1. Đặt các câu hỏi tại sao
Hãy đặt các câu hỏi liên quan đến sản phẩm của bạn. Ví dụ, bạn là một doanh nghiệp bán đồ cho dân phượt và đang loanh quanh trong bài toán tìm ra USP, bạn có thể đặt các câu hỏi thế này:
Tại sao mọi người lại thích đi phượt? Tại sao họ lại thích phượt xe máy? Họ thích đi phượt ở đâu? Họ thích đi lên núi hay đi ra vùng biển? Họ thích đi vào khoảng thời gian nào?
Trong mỗi câu hỏi lại có thêm các câu hỏi con, ví dụ: Nếu họ thích lên núi => Tại sao lại thích? Những câu hỏi thế này sẽ giúp bạn hình dung về sản phẩm của mình, về khách hàng, để từ đó tìm được USP thực phù hợp và độc đáo.

Bước 2. Tự đặt mình vào vị trí khách hàng để trả lời
UPS không chỉ độc, mà còn cần phù hợp, thực tế. Vậy nên, đóng vai khách hàng để trả lời không những giúp bạn tìm hiểu được thêm insights khách hàng, mà còn qua đó hiểu sứ mệnh của USP, nghĩa là, bạn cần đem lại cái gì độc đáo nhất, nổi bật nhất, nhưng cũng cần thiết với khách hàng.

Bước 3. Hiểu khách hàng muốn gì?
Trả lời xong các câu hỏi, bạn sẽ hình dung ra thứ khách hàng muốn ở bạn. Ví dụ, khách hàng muốn đồ phượt đơn giản nhưng an toàn, muốn đồ phượt nhẹ nhàng hơn vì họ thường phải đeo đồ nặng... UPS của bạn nên phù hợp với thứ khách hàng muốn

Bước 4. Vậy giá trị của bạn là gì?
Bạn có những gì trị gì, hãy liệt kê đầy đủ. USP nói một cách đơn giản chính là giá trị độc nhất của bạn. Bạn cần hiểu mình có gì, để tìm được thứ độc nhất trong những gì bạn có (USP). Bạn phục vụ gì cho khách hàng, giá trị của bạn và nhu cầu của khách hàng có thể sẽ gặp nhau tại đâu?

Bước 5: Xác định trong số giá trị đó, điều gì khiến khách hàng chọn bán chứ không phải đối thủ?
Đó chính là USP, ví dụ, bạn bán mỹ phẩm thiên nhiên, cả thị trường chỉ có một mình bạn có giá trị đó, và khách hàng cũng cần thứ đó, vậy đấy là USP của bạn. Xác định USP cần thiết thực, cần nổi bật và thực sự có ích, vì chúng sẽ theo bạn đến suốt sau này, là cách để khách hàng mãi nhớ về bạn.

Làm được đúng và đủ 5 bước trên, việc xác định USP thực sự không hề khó khăn như bạn nghĩ 
(Nguồn: theo Action Coach BCA Việt Nam)

Thứ Hai, 4 tháng 12, 2017

Đàm phán- cách phân chia có lợi

Mỗi ngày trong giao tiếp, chúng ta đều rơi vào trường hợp đàm phán dù vô hình hay hữu ý. Vậy phải làm thế nào?
Lẽ thường, khi đặt cái tôi vào đàm phán, một trong hai bên nhượng lại kết quá sẽ tốt. Nhưng điều đó sẽ không được bền lâu. Dù muốn hay không người chịu thiệt cũng sẽ không hài lòng. Chỉ là nói hay không mà thôi, vậy phải làm cách nào?
Một vài người bảo rằng, trong đàm phán, nếu ai nắm được nhiều thông tin hơn, người ấy sẽ có lợi. Nếu ai tĩnh hơn, người ấy sẽ thắng.
Tôi không nghĩ vậy. Không phải mục đích cuối nào của một cuộc đàm phán là chiến thắng. Và không phải ai bước vào đàm phán cũng muốn thắng. Họ muốn thứ khác.
Có một truyền thuyết đã trở thành truyền thống của cuộc đàm phán
Người anh và người em gái cãi nhau vì một mẩu bánh còn lại, ai cũng muốn giành phần to hơn. Mỗi người đều muốn lấy một miếng lớn và không bị người kia lừa gạt.
Ngay khi người anh giành được con dao và chuẩn bị cắt phần to cho mình, người mẹ về đến nơi. Theo phong tục của thời vua Salomon, người mẹ nói
"Khoan nào! Mẹ không quan tâm ai cắt miếng bánh đó ra hai phần, nhưng bất cứ ai cắt, sẽ phải cho người kia quyền được chọn phần nào họ muốn"
Do đó, để bảo vệ quyền lợi của mình, người anh cắt miếng bánh thành hai phần bằng nhau
Câu chuyện này có thể là không có thật, nhưng bài học của nó vẫn còn có giá trị cho đến ngày nay.
"Có rất nhiều trường hợp trong đó, các nhu cầu của những vai chính không thật sự đối lập nhau. Nếu trọng tâm chuyển từ đánh bại lẫn nhau sang giải quyết vấn đề, ai cũng có lợi"
Trong cuộc sống cũng như trong kinh doanh, nếu bạn có thể chuyển từ trọng tâm quyết thắng sang tâm thế phối hợp cùng giải quyết vấn đề, kết quả sẽ khác.
Tất nhiên, trừ chuyện bạn đàm phán với con. Không có cửa thắng! Với vọ cũng thế! Đấy là chân lý!


Thứ Tư, 29 tháng 11, 2017

13 Bài học kinh doanh rút ra từ thời tiểu học

Mùa tựu trường đã đến. Chắc nhiều người Việt còn nhớ đoạn bút ký Tôi đi học rất nổi tiếng của Thanh Tịnh. Nhưng thời nay đã khác. Dù vậy những bài học từ thời chập chững đến trường vẫn thú vị. Có những kỉ niệm, bài học đi theo suốt đời người

13. Bài học về kinh doanh dưới đây dược các CEO đến từ nhóm Hội đồng Doanh nghiệp trẻ (YEC) có trụ ở đặt tại New York rút tỉa từ thời đi học của chính các CEO này.

1. Người ta sẽ rỉ tai nhau nếu bạn không đối xử với họ công bằng.
Tại trường tôi học thứ 6 được xem là ngày kem que. Một cây kem ba màu chỉ 25 xu. Tôi thường tranh thủ xếp hàng đầu tiên, mua tất cả cây kem ba màu. Sau đó tôi bán lại những cây kem ba màu cho bạn với giá 50 xu. Công việc "kinh doanh" của tôi khá thuân lợi. Tôi hiểu rõ chân lý "trâu chậm uống nước đục" vì nguồn kem ba màu ít ỏi. Thế nhưng việc lợi dụng tình cảnh báát công này để trục lợi khách hàng rồi sẽ đến ngày kết thúc.

2. Học cách lắng nghe
Khả năng biết lắng nghe là điều cực kỳ tối cần trong môi trường kinh doanh. Lắng nghe nhu cầu khách hàng cũng như đồng sự của bạn giúp bạn cải thiện tình hình kinh doanh. Trái lại, liệu bạn có bán được sản phẩm nếu bạn không lắng nghe ý kiến khách hàng phản hồi? Điều này thời tiểu học, ai cũng được học cách lắng nghe, tôn trọng và thấu hiểu tâm tư người khác. Điều này cũng tuyệt đối đúng trong môi trường kinh doanh.

3. Cho nhiều hơn nhận
Ngày tôi bước chân vô trường tiểu học, ba tôi đã ân cần dặn dò, hãy biết cho đi hơn nhận lại khi đối xử với bạn bè trong trường. Vì khi cho đi, bạn sẽ được đền đáp. Thói thường, người ta chỉ quan tâm đến lợi ích cá nhân vì thế làm tiêu tan đi mối tương quan. Ngày nay khi làm kinh doanh, tôi luôn tự nhủ mình làm theo lời khuyên ba tôi dặn dò.

4. Hòa đồng với mọi người
Cho dù là bạn giao tiếp với sếp, khách hàng hay đồng nghiệp, tử tế và cẩn trọng là điều tối cần. Hãy luôn xử với người khác giống như bạn muốn được cư xử như thế và bạn sẽ nhận ra mình hạnh phúc và thành công trong đời sống cũng như trong kinh doanh.

5. Biết chia sẻ
Hồi còn nhỏ, mẹ tôi luôn dạy tôi rằng con nên chia sẻ các món đồ chơi cho bạn. Điều này, trong thời đại thông tin, giống như các trang web xếp thứ hạng cao là những trang web chia sẻ tri thức cho cả thế giới. Các trang web này có thông tin phong phú và dĩ nhiên luôn miễn phí. Chia sẻ đồ hcơi chính là chi sẻ nội dung thông tin của tôi và tôi học điều này từ thời mẹ tôi dạy tôi thửa nhỏ.

6. Biết cách đọc người khác và thương lượng
Khi còn là học sinh tiêu học, tôi hay bị bắt nạt vì là trẻ nhập cư, lại cận thị nữa. Mãi những năm sau này tôi mới hiểu điều này. Nhưng chính kinh nghiệm này dạy tôi bài ọc biết đọc tâm lý người khác (ví dụ như để tránh bị bắt nạt) và biết cách thương thuyết với người khác ở vị trí thượng phong.

7. Học cách tò mò
Khi còn nhỏ, ai trong chúng ta cũng tò mò về thế giới xung quanh chúng ta và thích thú khi khám phá ra điều mới mẻ. Duy trì óc tò mò không dễ khi chúng ta đã lớn. Thế nhưng trong  vai trò là doanh nhân, là chuyên gia, chúng ta nên học cách tò mò điều mới lạ và áp dụng trong kinh doanh. Chính nhờ sjw tò mờ mà chính ta mở rộng tâm trí mỗi khi có một xu hướng mới mẻ xuất hiện. Vì tò mò nên học hỏi. Và điều này chẳng tốt sao?

8. Đừng ngủ quên trên chiến thắng.
Sau 15 năm, tôi mới có dịp quay lại ngôi trường tiểu học thời ấu thơ. Tôi nhận thấy tại trường bày bán nhiều loại búp bê bằng len và thiệp Pokemon. Tôi luôn gắn bó những món đồ chơi thời thơ ấu này. Tôi bắt tay vào việc bán tại trường học, bán trực tuyến, bán trên eBay, bán qua bạn bè. Tôi đa dạng hóa sản phẩm để thu lợi nhiều hơn. Bài học tôi rút ra là nhu cầu có tăng chạm nóc rồi sẽ có ngày sẽ giảm

9. Biết cách khen ngợi người khác
Tôi nhớ năm học lớp 4, cha mẹ tôi thường cùng tôi chơi trò chơi mỗi tuần. Trò chơi đơn giản là mỗi người kể ra những điều tốt người khác đã làm và tôi hoài ấn tượng về điều này. Cho dù, phải thừa nhận lâu rồi tôi không còn chơi nhưng ấn tượng mãi sâu đậm. Bài học của trò chơi là hãy cho người khác biết bạn thích họ.

10. Nói sự thật
Khi còn nhở, nói dối có vẻ vô hại. Nhưng khi trưởng thành, nói dối sẽ khiến bạn mất đi niềm tin nơi người khác: người đó có thể là sếp, đối tác, khách hàng hay nhân viên của bạn. Họ sẽ đặt câu hỏi cho mỗi lời nói của bạn. Trường hợp xấu nhất là bạn có thể mất việc vì nói dối.

11. Đừng để người khác xác định bạn là ai thay vì chính bạn
Thời tiểu học, tôi hay bị bắt nạt. Tôi không bao giờ quên những khoảnh khắc ngồi co rúm một góc tường và thì thào những tiếng rên rỉ vì bị hăm dọa. Tôi tự tin về chính mình. Điều buồn cười là những kẻ hay bắt nạt thường chọn những đối tượng mà bọn họ xem là mối đe dọa. Kinh doanh là một sân chơi kiểu khác nhưng cũng đầy kẻ hay bắt nạt như thế. Hãy tận dụng sức mạnh của bạn. Bạn chẳng phải là kẻ vô tích sự đâu.

12. Không thể làm bạn với mọi người
Nhớ hồi còn nhỏ, tôi rất thích kết bạn với mọi người và mong ai tôi gặp cũng thích tôi. Sau một vài kinh nghiệm đắng cay, tôi nhận ra rằng điều đó là bất khả thi. Bạn không thể ép người khác thích mình và nếu bạn cứ cố gắng làm, bạn tự mình buộc chặt bản thân trong bể khổ. Bạn không thể kiểm soát việc ai đó thích bạn hay không nhưng bạn có thể kiểm soát giá trị bản thân và học cách đối xử người bạn gặp trong đời sống và trong việc kinh doanh.

13. Đừng đo thành công bằng điểm 10
Mới 5 tuổi đầu nhưng tính đố kị của tôi đã bộc lộ khi một người bạn đọc khác của tôi có nhiều điểm 10 hơn tôi. Lúc đầu, cảm giác thật kinh khủng. Sau đó tôi nhận ra rằng người bạn có nhiều điểm 10 nhất lớp tôi chẳng phải là người giỏi mọi mặt. Khám phá này giúp tôi bỏ đi tính đố kị. Người chiến thắng thực sự là người có đam mê về các lĩnh vực đa dạng nhất


– 

5 cấp độ phát triển năng lực IT

Cấp độ 1: IT Specialist (dành cho những nhân viên IT mới bước vào nghề)
Các kỹ năng mềm ở cấp độ này cần có: phương pháp lập kế hoạch, thực hiện công việc, làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp và lắng nghe, viết mail, báo cáo và kỹ năng trình bày,

Cấp độ 2: IT Helpdesk (Dành cho những nhân viên IT hỗ trợ kỹ thuật)
Vị trí này tập trung vào việc hỗ trợ kỹ thuật, xử lý sự cố do đó đòi hỏi IT Helpdesk có kỹ năng lănggs nghe một cách cẩn thận, đặt câu hỏi chính xác và xác định bản thân của vấn đề từ yêu cầu của người dùng. Ở vị trí này cần trang bị các kiến thức và kỹ năng khác liên quan như: làm việc nhóm, giao tiếp qua điện toại, lắng nghe và đặt câu hỏi xác định vấn đề, làm việc với khcáh hàng khso tính, viết tài liệu hỗ trợ kỹ thuật

Cấp độ 3: IT Admin (Dành cho trưởng nhóm IT/ Quản trị hệ thống mạng)
Trách nhiệm của một người quản trị hệ thống bao gồm: Thiết kế, triển khai, quản lý và duy trì cơ sở hạ tầng máy tính, hệ thống mạng LAN, mạng diện rộng WAN của tổ chức doanh nghiệp. IT Admin làm việc với một loạt các thành phần phần cứng, cũng như các chương trình mạng và các chức năng của nó. Trong trường hợp hệ thống có sự cố; họ thực hiện nhiệm vụ chuẩn đoán, xử lý sự cố để xác định và giải quyết những vấn đề khó khăn. Việc quản trị hệ thống mạng thường được thực hiện từ thiết bị đầu cuối đến máy tính đặc biệt truy cập thông tin mạng
Trong một số tổ chức hay doanh nghiệp, người quản trị hệ thống cũng sẽ chịu trách nhiệm về các biện pháp an nình. Họ có thể làm việc với các phần mềm chống Virus và các chương trình mã hóa dữ liệu. Hay lfa quản lý việc hạn chế truy cập mạng
Đối với các chuyên gia mạng có tay nghề cao, đó là tất cả công việc trong một ngày làm việc. Tyu nhiên, kỹ sư mạng không chỉ am hiểu về công nghệ, giải quyét các vấn đề hệ thống mà còn cần trang bị thêm các kỹ năng như: Tổ chức công việc, lập các kế hoạch, thiết kế giải pháp kỹ thuật, xây dựng ra tiêu chuẩn, chính sách để quản trị hệ thống

Cấp độ 4: IT Manager (Dành cho trưởng bộ phận IT)
IT manager/ IT Director là người quản lý cong nghệ thông tin ở vị trí đứng đầu trong bộ phận IT. Những nhà quản lý, lãnh đạo IT này có thể quản lý tất cả quyết định công nghệ cho các doanh nghiệp nhỏ hơn, hoặc các tổ chức lớn hơn; Họ có thể lãnh đạo một đội ngũ chuyên gia CNTT, hạ tầng máy chủ, cơ sở dữ liệu và các ứng dụng phần mềm để áp dụng vào trong doanh nghiệp.
Ví trí này đòi hỏi nhiều kiến thức hơn là chuyên môn công nghệ. IT Manager/ IT Director cần phải hiểu lĩnh vực hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, có khả năng giao tiếp rõ ràng các thông tin về kỹ thuật, công nghệ cho các đơn vị không có liên quan đến kỹ thuật hoặc khách hàng.
Vai trò của IT Manager/ IT Director cũng đòi hỏi kiến thức và kỹ năng lập kế hoạch, phân tổ tài nguyên- nguồn lực, chính sách; cũng như tham gia vào việc tuyển dụng và đánh giá năng lực của nhân viên cấp dưới.
Cấp độ 5. Chief Information Officer- CIO (Dành cho những người đứng đầu hoạch định chiến lược bộ phận IT)
Công cụ CNTT đang được các nhà lãnh đạo, quản lý CNTT (CIO/ CTO, CSO) ứng dụng triển khai rộng rãi trong quá trình cải tiến và hoàn thiện quy trình sản xuất kinh doanh. Song làm thế nào để triển khai cũng như điều hành hoạt động IT một cách khoa học, hiệu quả nhấ, khi đó CIO cần
- Hiểu được và làm chủ xu hướng công nghệ
- Đầu tư công nghệ, tiết kiệm ngân sách và phù hợp chiến lược kinh doanh
- Đạt được chất lượng kết quả dự án triển khai kỳ vọng
- Quản trị và lường trước được các rủi ro xảy ra khi thực hiện kế chiến lược IT




Đừng xem khách hàng là CÁ

Trong kinh doanh, bạn được dạy rằng phải xác định khách hàng mục tiêu, phải làm Marketing để nắm bắt nhu cầu khách hàng và đáp ứng nhu cầu đó, mang lại lợi ích cho khách hàng, rồi người bán xem khách hàng là thượng đế... vv. Ngày Black Friday hôm qua, nhiều cửa hàng giảm giá, bán cho khách hàng những sản phẩm với giá rẻ không tưởng.

Tất cả những điều trên nghe qua có vẻ đề VÌ KHÁCH HÀNG, có thực vậy chăng? Có thực là vì khách hàng chăng? Không, lật đến những dòng cuối hay đọc lại tóm tắt chương bạn sẽ thấy, mục đích CUỐI CÙNG của tất cả các hoạt động trên là để bán được sản phẩm, thu về lợi nhuận. Hóa ra cũng vì NGƯỜI BÁN.

Thú thật, mình vẫn không sao "nuốt" nổi các luận điệu trong một số sách về sales. Ở đó, bạn được dạy mọi thứ, từ nắm bắt tâm lý khách hàng, trò chuyện thế nào, vờ vĩnh thế nào, chốt sales ra sao để làm cho khách hàng mua hàng. Khách hàng có thể là vui vẻ, tự nguyện, cũng như có thể là "bị ép", cũng có thể là "bị lừa". Rồi đọc các thủ thuật về trưng bày sản phẩm, giảm giá khuyến mại thế nào, để các bà các cô có thể chất đầy xe hàng khi ra khỏi siêu thị, mặc dù có nhiều món hàng không thực sự cần thiết cho khách hàng

Rồi những công trình nghiên cứu khách hàng, nghiên cứu tâm lý, nghiên cứu xem vùng nào trong đàu của khách hàng ra quyết định mua hàng... v.v
Nói cho rõ, các sách đó dạy có đúng không? Mình thấy ĐÚNG. Và người làm kinh doanh buôn bán nên học hỏi tất cả những điều trên. Ơ thế đúng thì nói nãy giờ làm gì? Vâng, đúng nhưng chưa đủ, hoặc ít ra là chưa nhấn mạnh một vấn đề quan trọng.
Xin nhắc lại, mục đích CUỐI CÙNG khi dạy các vấn đề trên trong kinh doanh là để BÁN ĐƯỢC HÀNG, và hầu hết mọi người đang làm kinh doanh cũng vì mục đích như thế.
Bây giờ, hãy tạm quên là bạn đang kinh doanh, hãy trở về với vai trò của một người nội trợ đi mua hàng siêu thị, trở về với vai trò của một khách hàng. Bạn sẽ cảm giác thế nào? Mình thì có cảm giác như là CON CÁ, bị người ta giăng bẫy khắp nơi, móc những món mồi thật thơm vào lưỡi câu và chờ sẵn. Bạn có thấy thế không?
Vâng đó chính là vấn đề, là phần còn thiếu khi nghĩ về kinh doanh. Bạn được dạy, và bạn nghĩ rằng MỤC ĐÍCH CUỐI CÙNG vẫn là BÁN ĐƯỢC HÀNG. Và khách hàng nghĩ gì? sớm hay muộn họ cũng nhận ra mình là một CON CÁ trong mắt người kinh doanh, không hơn không kém. Và khách hàng nhìn người làm kinh doanh với ánh mắt đầy nghi ngờ, đầy cảnh giác. Và khi đó, người ta lại dạy bạn những cách khác để xây dựng hình ảnh tốt đẹp trong mắt khách hàng, để khách hàng tin và yêu bạn.

Sách đắc nhân tâm dạy rằng, bạn nên khen người khác. Và giữa khen và nịnh khác nhau thế nào? Chẳng phải cũng chỉ là những lời tốt đẹp khi nói về người khác ư, chẳng phải giống nhau sao? Vâng, chỉ khác, và khác nhau chút xíu thôi, đó là sự CHÂN THÀNH.
Trong kinh doanh cũng thế, thiếu đi sự chân thành thì người bán và người mua bao giờ cũng ở hai chiến tuyến, bạn không thể được khách hàng yêu quý một cách thật lòng. Vậy sự chân thành trong kinh doanh nằm ở đâu. Nằm ở MỤC ĐÍCH CUỐI CÙNG. Mục đích cuối cùng trong kinh doanh là MANG LẠI GIÁ TRỊ CHO KHÁCH HÀNG, chứ không phải bán hàng. Và người làm kinh doanh PHẢI và ĐANG mang đến những giá trị cho khách hàng.
Chính điều đó, lẽ ra trong các sách kinh doanh, người ta phải nhấn mạnh hoặc có một câu kết rằng, chúng ta làm tất cả những điều trên, marketing, sales, gì gì đó là nhằm MỤC ĐÍCH CUỐI CÙNG mang đến cho khách hàng NHIỀU GIÁ TRỊ HƠN. và người làm kinh doanh cần đặt cho mình mục đích cuối cùng như thế.
Nói đến đây, chắc nhiều người sẽ bảo rằng, anh này lý thuyết hão. Kinh doanh mà không vì mục đích bán hàng, lợi nhuân là "ăn cám", thậm chí cám cũng không có để ăn. Vâng, kinh doanh cần phải có doanh số, lợi nhuận, nhưng lợi nhuận nên là phần thưởng mà khách hàng dành tặng người kinh doanh khi mang đến lợi ích cho họ.

Mình không hay nói về đạo đức, mà bài viết này không nói về đạo đức kinh doanh, là kinh doanh phải có tâm... hay gì gì hết. Bài viết này chỉ đề cập đến một nguyên tắc căn bản, đơn giản trong cuộc sống đó là CÓ QUA CÓ LẠI, bạn cho người khác giá trị, người ta sẽ trao lại bạn cái tương xứng, Kinh doanh cũng là một phần của cuộc sống.
Vậy tại sao phải đặt mục đích kinh doanh là mang đến giá trị cho khách hàng? Thì anh vẫn thu về lợi nhuận cơ mà, khác nhau gì?
KHÁC. Trong một phân tích về cơ cấu giá của một loại đồ uống, người ta chỉ ra rằng, giá trị nguyên liệu chưa đến 5%. Hơn 50% là chi phí quảng cáo, marketing. Và tất nhiên là khách hàng phải trả tất cả những chi phí đó. Bạn giải thích với khách hàng như thế nào về điều này? Bạn nói với họ rằng, hơn một nửa số tiền họ bỏ ra cho bạn, là để bạn mua mồi câu và câu chính họ ư? Rằng bạn phải lmà thế trong kinh doanh, vì nếu bạn không câu thì cũng sẽ có người khác câu ư? Câu trả lời nào hợp lý cho vấn đề trên?
Nếu không NGHĨ ĐÚNG và LÀM ĐÚNG thì mãi mãi khách hàng vẫn nghĩ họ là cá, và cá thì không thể yêu quý một cách thật lòng con người khác được. Tuy nhiên, khi nghĩ mục đích cuối cùng là mang lại giá trị cho khách hàng thì những điều trên đều có thể làm được và giải thích một cách hợp lý. Chi phí để quảng cáo, marketing cũng là đang mang giá trị đến cho người khác. Các quảng cáo là để mang lại cái SƯỚNG, mang lại sự SẢNG KHOÁI cho khách hàng khi uống một lon nước ngọt, không phải MỤC ĐÍCH CHÍNH là kích thích khách hàng mua hàng. Mặc dù vẫn có mục đích này, tuy nhiên khi phân biệt cái chính cái phụ, bạn sẽ biết làm gì với nội dung quảng cáo. Nội dung nghiêng về làm cho khách hàng cảm nhận giá trị, hay nội dung nghiêng về lôi kéo. Thấy sự khác nhau chưa?

Xin thưa, giá trị đó là khi viết bài này mình biết cahcs làm thế nào để khách hàng YÊU QUÝ MỘT CÁCH THẬT LÒNG một nhãn hàng, một thương hiệu. Và tài sản lớn nhất của một người kinh doanh ngày nay không phải là quy mô, không phải là doanh thu, lợi nhuận. Tài sản lớn nhất của người kinh doanh lfa CÓ BAO NHIÊU KHÁCH HÀNG THẬT LÒNG TIN YÊU BẠN. Và để có được điều đó, đừng xem khách hàng là CÁ. Khách hàng là bạn, là người thân, là bạn là tôi, hãy suy nghĩ và hành động vì điều đó.

Chủ Nhật, 19 tháng 11, 2017

Quy trình phát triển sản phẩm mới

Sản phẩm mới hoặc cải tiến sản phẩm hiện có là tương lai của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp không có sản phẩm mới hoặc sản phẩm hiện có không có điểm gì mới, khác biệt so với đối thủ cạnh tranh thì sẽ không còn sức hấp dẫn đối với khách hàng và thị trường thì tương lai của doanh nghiệp đó sẽ gặp nhiều khó khăn.

Để phát triển một sản phẩm mới hoặc cải tiến một sản phẩm hiện có phải được thực hiện như thế nào. Quy tình như thến ào cũng là một vấn đề mà các doanh nghiệp cũng cần phải biết đến. Không có một quy trình phát triển mới cụ thể sẽ dẫn đến
1. Sản phẩm mới không đạt yêu cầu của khách hàng, thị trường
2. Thờ igian phát triển không đáp ứng được yêu cầu của khách hàng
3. Chi phí phát triển sản phẩm lớn
4. Chi phí đầu tư cao
5. Chi phí sản xuất sản phẩm dẫn đến giá thành sản phẩm không có tính cạnh tranh
6. Chi phí cao cho việc xử lý hàng không đạt chất lượng
7. Và nhiều hệ lụy khác...

Về cơ bản, quy trình phát triển sản phẩm mới sẽ có 5 giai đoạn chính (sự phân chia giai đoạn thì tùy theo ngành hàng, sản phẩm và doanh nghiệp)
Giai đoạn sản phẩm: Bắt đầu phát triển
Giai đoạn 2: Thiết kế và hình thành sản phẩm
Giai đoạn 3: Sản xuất thử
Giai đoạn 4: Bắt đàu sản xuất đại trà (hàng loạt)
Giai đoạn 5: Theo dõi việc sản xuất đại trà

*  Giai đoạn 1: Bắt đầu phát triển
Đây là giai đoạn cực kỳ quan trọng cho việc phát triển một sản phẩm mới. Nếu tiến hành các công việc của giai đoan này không tốt sẽ dẫn đến thất bại của cả một dự án phát triển sản phẩm mới.
Các đầu vào cơ bản của Giai đoạn 1
- Các yêu cầu đặc biệt của khách hàng CSR (Customer Specific Requirements)
- Các yêu cầu về đặc tính của sản phẩm từ khách hàng (Customer's specifications)
- Thông tin về giá bán của sản phẩm mới
- Các yêu cầu về thời gian của khách hàng
- Phân tích điểm mạnh và điểm yếu của các đối thủ cạnh tranh (Bendchmarking data)
- Lịch sự chất lượng của sản phẩm tương tự (Lesson & Learned)

** Các đầu ra cơ bản của Giai đoạn 1
- Đánh giá tính khả thi của dự án phát triển sản phẩm mới
- Kế hoạch phát triển sản phẩm mới
- Mục tiêu về chất lượng, độ tin cậy của sản phẩm mới
- Mục tiêu về thiết kế cho sản phẩm mới
- Mục tiêu về chi phí cho sản phẩm mới
- Danh mục dự kiến các nguyên liệu cần thiết cho sản phẩm mới
- Các đặt tính đặc biệt của sản phẩm mới

Còn tiếp...

Bạn đã giúp bao nhiêu người thăng tiến

Hồ sơ của bạn không có nhiều điểm nổi trội, thậm chí không phù hợp với mô tả công việc đòi hỏi
Bạn không thể trả lời mọi câu hỏi trong buổi phỏng vấn
Nhưng nhà tuyển dụng nhận ra tiềm năng nơi bạn: Đó là năng lực, tính dí dỏm và thái độ tích cực của bạn.

Vì thế nhà tuyển dụng quyết định thuê bạn, chứ không phải thuê theo bản mô tả công việc. Mỗi lần bạn thăng tiến trong sự nghiệp là họ đang cho bạn một cơ hội.
Giờ thì đến lúc bạn ở vào vị trí tuyển dụng. bạn chỉ muốn tuyển người phù hợp theo những gì bạn viết trên bản mô tả công việc
Vậy có công bằng không?
Hãy trao người khác cơ hội như bạn từng được trao

"Lãnh đạo giỏi không đo bằng vị trí cao cấp bạn nắm giữ mà bằng bạn đã giúp bao nhiêu người thăng tiến:


Đằng sau mỗi nấc thang sự nghiệp của bạn luôn có ai đó giúp đỡ. Và bạn cũng nên chìa tay ra giúp.
Lòng quảng đại không phải là cảm thấy an vui mà là điều thiện hảo.

Nghiên cứu của trường Đại học California cho thấy nhân viên có lãnh đạo có lòng quảng đại thì sang tạo hơn gấp ba lần, lương tăng 37 lần và đem lại hiệu suất làm việc tăng 31%. Ở đây không có ý đề cập đến tiền bạc. Người ta KHÔNG thể có lòng quảng đại bằng tiền người khác- ví dụ, tiền của công ty.

Cấp lãnh đạo có lòng quảng đại thì phải quảng đại cho đi những gì họ có.
Lãnh đạo quảng đại sẽ làm những điều sau
Dành thời gian chia sẻ thông tin, kiến thức, chân lý và phản hồi cho nhân viênl
Chia sẻ sự tin cậy
Chia sẻ và cùng chúc mừng thành công.
Không quên những người heté mình vì công việc
Khiêm nhu và biết ơn.
Khoáng đạt và chân thành với những thiếu sót của chính mình
Lo âu vì tương lai nghề nghiệp của nhân viên rồi sau đó mới đến bản thân. Họ biết rõ chìa khóa thành công của chính họ là sự thành công của nhân viên. Họ gợi cảm hứng hướng dẫn và dành thời gian khám phá và phát triển tài năng  tiềm tàng nơi nhân viên. Họ sẵn sàng đứng mũi chịu sào vì nhân viên
----------
Nhân viên sẽ trung thành với lãnh đạo quảng đại đi đến cùng trời cuối đất
----------
Vì dù ngay thời điểm đen tối nhất vẫn có ánh sáng mặt trời chiếu soi ngoài kia
Vì dù đơn độc trong một trận chiến, vẫn có bạn bè đâu đó cổ vũ.
Và giữa lúc không ngời, lòng tốt sẽ xuất hiện

Lời trăng trối của một tỷ phú bên giường bệnh....

Trong sự nghiệp kinh doanh, tôi đánh trận nào thắng trận đó. Trong con mắt người khác, tôi là một doanh nhân thành đạt điển hình. Nhưng niềm vui tôi có được người công việc cũng không nhiều. Thói quen hưởng thụ vật chất dư thừa của cuộc sống giàu sang khiến cơ thể tôi phát phì

Giờ đây, khi mắc bệnh phải nằm việc, tôi mới có thời gian suy nghĩ lại cuộc sống trước đây. Bao nhiêu sự đắc ý, bao nhiêu công danh lợi lộc đối với một người sắp chết, chúng không còn sức hút nữa, không có chút ý nghĩa nào nữa.

Trong bóng tôi, tôi đã nhiều lần tự hỏi chính mình. Nếu như có thể làm lại cuộc đời, điều tôi muốn làm nhất là gì? Liệu có thể xem nhẹ tiền tài và danh vọng? Có thể làm được vậy không?

Trong bóng đêm, tôi thấy những thiết bị y tế phóng ra những ánh sáng đủ màu sắc và những tiếng gọi của tử thần.

Hiện tại, tôi hiểu được rằng, khi còn sống, con người nên biết đủ tiền tài, dành thời gian nhiều hơn để theo đuổi niềm đam mê khác như tình yêu thương, nghệ thuật hoạcw chỉ để có một thân hình đẹp.

Theo đuổi tiền tài chỉ làm con người tham lam hơn và sống nhạt nhẽo. Biến con người thành những hình hài kỳ quái giống như tôi hiện tại

Lúc Thương Đế tạo ra con người với đầy đủ giác quan, là muốn con người cảm thụ vạn vật bằng tất cả con tim, không phải niềm vui mang đến từ tiền bạc

Tôi đã kiếm được rất nhiều tiền khi còn khỏe mạnh, nhưng khi chết, tôi lại không mang theo được thứ gì. Tình thương yêu không có quan hệ đến vật chất, chúng không phai mờ và mất đi, có được nó mới là thật sự được giàu sang. Tình thương sẽ đi theo, luôn bên cạnh, tiếp thêm động lực và tạo ra ánh sáng soi đường cho mỗi bước đi đúng đắn. Còn tiền bạc sẽ không đi theo con người ta mãi mãi.

Tiền bạc đủ dùng cho chi tiêu sinh hoạt cơ bản, phần còn thừa nên để nó phục vụ lý tưởng, phục vụ tinh thần và phục vụ xã hội

Tình yêu thương sẽ đưa chúng ta đi xa ngàn dặm. Dù đi bao xa, trèo lên bao cao, nó đều nằm trong trái tim của mỗi người. Ai cũng nắm trong tình yêu và thế giới này đều trong đó.

Chiếu giường nào đắt tiền nhất thế giới? Đó chính là giường bệnh.

Trên trặn đường đi của đời người, chúng ta có thể có người lái xe thay, có thể giúp kiếm tiền nhưng không có ai mang bệnh hộ chúng ta được. Đồ vật mất đi có thể tìm trở lại, nhưng có một thứ mấtđi không bao giờ trở lại được, đó là sinh mệnh, tình cảm.

Công danh lợi lộc chẳng dài lâu, đời người chỉ thoáng qua như mây khói. Vì vậy, hãy tận trụng những năm tháng đời người ngắn ngủi để sống sao cho có ý nghĩa, sống sao cho có ích, đừng để đến khi sắp cận kề cái chết, mới nhận ra ý nghĩa của đời người.

Nghiệp dư hay chuyên nghiệp

Kẻ nghiệp dư dừng làm việc khi đạt được điều gì đó. Người chuyên nghiệp hiểu thành tựu lúc đầu chỉ là khởi sự cho hành trình dài.

Kẻ nghiệp dư có mục tiêu. Người chuyên nghiệp nhắm tới hành trình

Kẻ nghiệp dư cho rằng họ hoàn hảo mọi sự. Người chuyên nghiệp hiểu họ có những thiếu sót và luôn tìm kiếm những phê bình mang tính xây dựng.

Kẻ nghiệp dư đề cao các thành tựu mang tính chiếm đoạt, luôn cho rằng họ chụp được trái bóng chuyền đi qua một cú đánh bóng hiểm hóc. Người chuyên nghiệp coi trọng tính nhất quá. Họ hỏi "Liệu thôi có thể bắt trái bóng này 9 lần trong 10 lần phát bóng của cùng một tình huống không?

Kẻ nghiệp dư từ bỏ ngay khi gặp dấu hiệu gian nan và tự cho mình đã thất bại. Người chuyên nghiệp lại cho rằng thất bại là một phần của tiến trình phát triển trở nên bậc thầy.

Kẻ nghiệp dư không biết cách biến điều dở thành điều hay. Người chuyên nghiệp lại có thể

Kẻ nghiệp dư thích thể hiện làm việc cách vui vẻ. Người chuyên nghiệp nhận ra rằng những gì đang diễn ra trong thực tế cũng như trong trò chơi thử thách.

Kẻ nghiệp dư chú trọng vào việc xác định điểm yếu của mình và cải thiện chúng. Người chuyên nghiệp tập trung vào điểm mạnh của mình và tìm kiếm những ai mạnh mẽ ở điểm mà họ yếu.

Kẻ nghiệp dư nghĩ tri thức là sức mạnh. Người chuyên nghiệp vươn lên sự khôn ngoan và tham vấn

Kẻ nghiệp dư tập trung vào điều đúng. Người chuyên nghiệp tập trung vào kết quả tốt nhất

Kẻ nghiệp dư tập trung vào tư tưởng cấp thứ nhất. Người chuyên nghiệp tập trung vào tư tưởng cấp thứ hai

Kẻ nghiệp dư cho rằng kết quả tốt là hệ quả của sự thông mình của họ. Người chuyên nghiệp lại nghĩ kết quả là hệ quả của may mắn.

Kẻ nghiệp dư tập trung ngắn hạn. Người chuyên nghiệp chú trọng dài hạn

Kẻ nghiệp dư chủ yếu hạ gục người khác. Người chuyên nghiệp nâng đỡ tha nhân

Kẻ nghiệp dư quyết định theo số đông nên không ai chịu trách nhiệm khi có sự cố. Người chuyên nghiệp quyết định mang tính cá nhân và sẵn sàng nhận trách nhiệm

Kẻ nghiệp dư trách cứ người khác. Người chuyên nghiệp nhận trách nhiệm về mình

Kẻ nghiệp dư thi thoảng đúng giờ. Người chuyên nghiệp luôn đúng giờ mỗi ngày.

Kẻ nghiệp dư tiến nhanh. Người chuyên nghiệp tiến xa hơn

Kể nghiệp dư bắt dầu vào việc ngay khi ý tưởng đầu tiên xuất hiện trong đầu. Người chuyên nghiệp nhận ra ý tưởng đầu tiên hiếm khi là ý tưởng tốt nhất

Kẻ nghiệp dư nghĩ đến những cách thức không thể trở thành vô hiệu. Người chuyên nghiệp không nghĩ đến những cách như thế

Kẻ nghiệp dư luôn nghĩ đến tính tuyệt đối. Người chuyên nghiệp nghĩ đến tính khả thi

Kẻ nghiệp dư sợ va chạm và tránh thành thực với chính mình. Người chuyên nghiệp cảm nhận như thể họ có khả năng giải quyết hầu hết mọi sự

Trên đây chỉ là vài ý tưởng, còn theo bạn thì sự khác biệt giữa nghiệp dư và chuyên nghiệp là gì? Trong tình huống nào bạn thấy mình hành xử như kẻ nghiệp dư? Bạn bè của bạn ai là nghiệp dư, ai chuyên nghiệp

6 bài học về quản lý từ Games of Thrones

Games of Thrones- tựa đề tiếng Việt dịch là Trò chơi Vương quyền- là một series ăn khách bậc nhất à luôn đạt rating cao dần theo mỗi mùa phim của hãng HBO.
Một trong những nhân vật làm khán giả say mê chính là Jon Snow-. Jon Snow mang trong mình nửa dòng máu thiêng của họ nhà rồng, dù danh phận là đứa con hoang của Eddard Stark.
Dù là câu chuyện giả tưởng A Song of Ice and Fire của George R.R. Martin, nhưng tính hiện đại mà khán giả có thể tìm thấy nơi đó là những bài học về phận người, về các mưu mô, toan tính. Trang Entreprreneur đã lọc ra 6 bài học quản lý từ nhân vật thú vị Jon Snow

1. Đánh giá cao đội mình.
Trong mùa chiếu phim sau cùng, Jon được Davos, Sansa và các gia tộc miền Bắc đồng hành, giúp họ sống sót qua các tháng mùa đông. Jon có lẽ đã không vượt qua được thử thách này nếu không nhờ đội của anh, một bài học giá trị cho bất kỳ lãnh đạo nào.
Chìa khóa để trở thành CEO hay qunả lý một công ty là đánh giá cao nhân viên của mình. Có lẽ biết nhưng cần thực hiện nó để biến điều mình biết thành hiện thực.
Chuyên gia về tương quan xã hội John Hall, nhận xét :" Các mối quan hệ giống như gia vị Ketchup trong bánh mì, quan trọng bạn có cần nó hay không?"

2. Liên minh cách thông minh
Hẳn không ai mong đợi hay muốn Jon Snow để đội quân Người lang thang vượt tường thành nhưng John biết rõ mùa đông sắp đến và anh không thể giữa thành Winterfell an toàn trước Vua Bóng Đêm. Vì thế anh quyết định ngăn đội quân Bóng Trắng gia tăng quân số bằng cách để mọi người gia nhập với nhóm Người lang thang

Trong quản trị, đôi khi, những liên minh bất ngờ nhất lại là những liên minh khôn ngoan nhất. Là CEO hoặc là thành viên ban quản trị, bạn phải làm những điều tốt nhất cho công ty và đội ngũ của bạn. Hãy hợp tác với bất cứ với ai đem lại giá trị cho công ty của bạn.

3. Khích lệ thành viên cùng đặt mục tiêu chung
Mục tiêu tối hậu của Jon là cứu miền Bắc, cũng như bạn bè, gia đình và những bầy tôi trung thành của anh ta. Anh muốn mọi người đồng lòng cho một mục tiêu chung: an toàn trong cuộc chiến chống lại Vua bóng đêm và những tháng mùa đông lạnh cắt da cắt thịt. Cảm thức về đam mê và động cơ là điều mà mọi CEO cần phải có và luôn nuôi dưỡng. Nếu bạn là CEO của một công ty, bạn cần chia sẻ đam mê của bạn với đội ngũ của mình để khích lệ họ hướng đến mục tiêu bạn đề ra. Bạn cũng đừng quên có mỗi tương quan thân thiết với những người thân cận, những người nâng đỡ chính bạn.

4. Luôn biết kiểm soát
Kiểm soát mọi sự trong bàn tay của mình và điều hành mọi sự một cách trơn tru luôn làm đau đầu chính của CEO. Nếu bạn mất kiểm soát chính bạn, bạn sẽ mất kiểm soát công ty của bạn.

Trong cuộc chơi Vương quyền, khi Janos Slynt bất phục tùng mình, chính Jon Snow đã hạ thủ Janos, nhằm xác định mình là người lãnh đạo mọi thứ.
Trong thế giới thực và trong kinh doanh, kiểm soát cách nào đó không khác mấy- có điều bạn không được quyền chém đầu ai thôi.

5. Luôn biết nuôi dưỡng cảm xúc nhân văn
Hãy học kiểm soát bản thân bằng chính cảm xúc nhân văn. Nhiều tập trong Trò chơi Vương quyền hé lộ góc nhìn cạnh cảm thông của Jon. Chính Jonb là người duy nhất chở che Sam. Anh cũng tha cho Ygritte thay vì giết cô trong ttrận chién giữa Người lang thang và Kẻ canh giữ. Sau cùng, anh tha cho Mance Rayder thay vì để anh ta bị thiêu chết.
Là nhà lãnh đạo, bạn phải tìm cách cân bằng giữa kiểm soát và sự cảm thông, học cách thể hiện đúng nơi, đúng chỗ. Mặc dù ở vị trí đầy quyền lực, bạn đừng quên quyền lực có thể tha hóa chính bạn.

6. Đừng bao giờ ngưng học hỏi.
Jone được bầu làm Sỹ quan cao cấp của Đội quan canh giữ bóng đêm nhưng vẫn đủ tự tin để nhờ giúp đỡ hoặc xin tham vấn. Anh không xấu hổ khi làm theo lời khuyên nếu anh thấy có lợi cho tình huống.
CEO không có nghĩa là biết mọi sự. là CEO ở vị trí cao hơn không có nghĩa bạn trở thành chuyên gia trong mọi lĩnh vực của ôcng ty bạn đang quản lý, hay công ty của chính bạn. Chẳng hạn, nếu bạn là chuyên gia về tài chính nhưng không rành về IT, đừng ngại khi tham vấn bộ phận IT để cho lời khuyên.
Sau cùng...
Bạn cần nhớ bạ là ai, bạn đang đứng ở đâu. Để biết kết nối với đội ngũ của bạn, hãy là chính mình. Hãy hiểu điểm mạnh và điểm yếu của bạn. Từ đó, bạn mới có thể xây dựng một đội ngũ đúng nghĩ và khích lệ họ cùng hướng về muc tiêu chung của ôcng ty: thành công

Thứ Hai, 6 tháng 11, 2017

Đàn ông có ý chí

Tôi thích đàn ông có ý chí
họ nhất định phải tạo ra đời sống ngày một tốt đẹp hơn cho người đàn bà mà họ yêu

đàn ông có ý chí, thường rất cuốn hút. họ luôn say mê hết lòng, yêu hết lòng, họ khao khát điều tốt đẹp, cho người thân, họ lao động miệt mài, tập luyện miệt mài. họ không ngừng không buông tay khi gặp khó khăn, họ ít chịu an phận tẻ nhạt nghèo khổ, họ luôn muốn vợ con hay người yêu được sung sướng, tận hưởng cuộc sống.

nhiều phụ nữ trẻ thiếu kinh nghiệm sẽ chọn một anh hiền, tốt bụng, đơn giản để cưới, tin rằng, chồng hiền là an toàn, họ mơ về căn nhà nhỏ với những đứa trẻ con, cả hai sống yên bình mãi mài. vài năm sau hôn nhân họ nhận ra ông chồng tốt ấy, chả chịu trưởng thành. họ chả quan tâm điều gì cho sâu, yêu gì cho tha thiết, họ chả hiết lòng vì ai họ chỉ sống thật tẻ nhạt, họ luôn sợ hãi sự thay đổi, trách nhiệm hay những gì mới mẻ, họ hoàn toàn thiếu Ý CHÍ mạnh mẽ của người đàn ông. Thiếu ý chí, thiếu luôn sức mạnh nam tính để bảo bọc và yêu thương một người đàn bà. Họ luôn trốn tránh trách nhiệm gánh vác gia đình, vợ họ phải lo từ A đến Z mọi thứ, từ tinh thần đến vật chất, họ mãi mãi là cậu bé hiền hành dễ mến vô hại, chả chịu lớn khôn

Đàn ông có ý chí, tất nhiên, thường từng trải, có cuộc đời sóng gió, trông rất nguy hiểm :) họ thường gây ra những cảm xúc phức tạp cho phụ nữ, nhưng lấy một ông chồng có ý chí, bạn luôn được trở thành một người đàn bà thật đàn bà. được chiều chuộng chăm sóc, được ăn ngon mặc đẹp, ông nhất định không cho bạn khổ vất vả lâu. ông luôn khiến bạn tin cậy an tâm.

luôn nhắc rằng ngày mai còn tốt hơn hôm nay, tin rằng mình sẽ hạnh phúc.

mẹ có con gái, hãy tập cho con nhận ra những điều quan trọng nhất để trở nên hạnh phúc,
một người tốt, chưa chắc đã gây ra hạnh phúc

đàn bà thông minh, là người biết nhận ra người đàn ông gây ra hạnh phúc cho mình
(Giao Giao Giao)

5 phẩm chất phụ nữ hiện đại



1. Tri thức: sự hiểu biết của một người đàn bà chính là chìa khóa giúp phụ nữ tự chủ, độc lập, họ không cần phải học giỏi, nhiều bằng hay lý thuyết. Nhưng cần có kiến thức đời sống, hiểu biết nhiều lĩnh vực, say mê tri thức, giúp họ trở nên sinh động, thu hút. Tri thức khiến người phụ nữ tổ chức quản lý công việc nhà tốt hơn, biết làm cho họ đẹp hơn, đi làm đạt thành công và thăng tiến hơn. Tri thức khiến họ không chìm vào các bi kịch của cuộc đời.

2. Linh hoạt: sự mềm dẻo chính là một phẩm chất hiếm có của người mạnh mẽ, tự tin, phụ nữ giỏi ứng biến, tháo vát, luôn làm chủ mọi tình thế. Họ rất nhẹ nhàng nhưng rất khó bẻ gẫy, bắt nạn hay bị xúc phạm. Người linh hoạt thường ít trầm trọng vấn đề, ít độc đoán, ít cho rằng mình là nhất. Họ cởi mở, chân thhành và họ biết lắng nghe. Người linh hoạt luôn tìm ra giải pháp, luôn cân bằng, họ ít kêu than ít đòi hỏi, người linh hoạt làm việc gì cũng dễ dàng, vì họ rất sáng tạo, nhanh trí.

3. Nhân hậu: biết quan tâm đến người khác, biết nghĩ cho người hơn cho mình, họ rất tinh tế từng chi tiết, chu đáo từng việc nhỏ, biết thấu cảm, biết đọc lòng người, biết tránh hứa hẹn viển vông và tránh làm tổn thương người khác. Ở bên cạnh họ thật dễ chịu, họ động viên khích lệ, họ biết an ủi, biết vuốt ve. Họ có giác quan bén nhạy để tận hưởng cái đẹp, họ sẵn sàng giúp đỡ và tin cậy người khác.

4. Ham học hỏi: họ khao khát biết thêm nhiều thứ mới, họ tràn đầy năng lượng để cho đi, họ không cho rằng mình biết hết mọi thứ. Họ chia sẻ, họ tìm kiếm, họ hoàn thiện bản thân, họ chân thành khen ngợi thành công của người khác. Họ biết ơn ai giúp mình trở nên tốt đẹp hơn, họ học hỏi cả khi gấp ngã, để trưởng thành.

5. Điềm tĩnh: phụ nữ tìm thấy bình an, sức mạnh nội tại. Không chyạ theo phong trào ồn ào, không tuôn trào cảm xúc thái quá, phụ nữ điềm tĩnh như một dòng suối mát trong vắt, khiến ta cảm thấy dễ chịu êm ả.
Khi ở bên họ, họ không chiếm hữu không nóng giận không chua cay không ồn ào không hờn mát. Họ rất tự trọng không xâm phạm riêng tư, tôn trọng tình cảm và ý kiến của người khác. Họ có phong thái đĩnh đạo họ chả sợ bị ai chê trách.

Phụ nữ văn mình là chính mình
Yêu chính mình
Mỗi ngày đều muốn trở nên tốt đẹp hơn chính mình

Chủ Nhật, 29 tháng 10, 2017

Đàm phán

Dù trong quan hệ với sếp, đối tấc, hay khách hàng... nếu không đàm phán, bạn sẽ không có được điều kiện tốt nhất. Thụ động chấp nhận mọi yêu cầu là tự làm khó mình. Nhiều khi, đối phương hoàn toàn không có chủ ý ép ta, nhưng điều kiện họ đưa ra thường chưa phải là tốt nhất
Có 3 tình huống phổ biến nhất
1. Sếp giao nhiệm vụ và "quên" không giao đủ quyền hạn và nguồn lực để thực hiện
2. Nhân viên nhận nhiệm vụ vội vàng, mà không xem xét quyền hạn và nguồn lực đã đủ để hoàn thành tốt nhiệm vụ hay chưa
3. Ngây thơ tin vào thiện chí của đối tác, đã đưa ra điều kiện tốt nhất
Trong giao dịch thương mại, đừng bao giờ tin, những điều kiện mình đang có là tốt nhất
Chẳng hạn, bạn là người đi mua hàng. Khi nghe đói tác nói "đây là giá tốt nhất, là giá chỉ dành riêng cho các anh, những khách hàng thường xuyên lâu năm của chúng tôi" thì đừng xúc động. Bạn vẫn có thể đạt được giá tốt hơn. Và ngay cả khi là đối tác đã cho giá tốt nhất co thể, thì bạn vẫn có thể tìm kiếm thêm các hỗ trợ khác như chi phí quảng cáo, quà khuyến mãi... Chỉ cần deal chưa chốt thì bạn vẫn còn quyền lực của người mua. Hãy nhớ lại kinh nghiệm thời học sinh: không nộp bài thi, khi chưa hết giờ. Nếu còn thời gian, đừng vội chốt deal.
Nhưng đàm phán không đơn giản là trả giá, là cò kè bớt một thêm hai. Bạn cần trang bị những kỹ năng cơ bản trong đàm phán. Nhưng chừng đó chưa đủ. Đàm phán là một nghệ thuật tổng hợp, ở đó thông tin, tri thức, cảm xúc, sự chia sẻ... không tách rời nhau. Khi mục tiêu của bạn và đối tác giống nhau, đều là "giao dịch thành công", thì bạn có cơ hội đạt được điều kiện tốt hơn.
Một điều quan trọng cần chú ý trong đàm phán thương mại: không lợi dùng hoàn cảnh để chèn ép đối tác quá mức. Tinh thân win-win mới giúp bạn thành công dài hạn hơn.
Trong kinh doanh, đàm phán hợp đồng là một trong những khâu mang lại hiệu quả nhất

Chủ Nhật, 1 tháng 10, 2017

Bí kíp viết bài chuẩn SEO dễ lên TOP

1. Chủ đề hấp dẫn
Đây là phần rất quan trọng buộc phải có trước khi viết bài. Một chủ đề tốt phải đảm bảo được nhiều khách hàng quan tâm. Hơn nữa, bạn đừng nghĩ đến cáic bạn muốn bán. Thay vào đó, hãy nghĩ đến khách hàng đang quan tâm đến điều gì, sản phẩm của bạn có mặt nào đáp ứng được mối quan tâm đó không?

2. Nghiên cứu và chọn từ khóa tốt nhất
Việc lựa chọn từ khóa trong SEO là vô cùn quan trọng, lựa chọn từ khóa phải thực sự khôn ngoan, nhiều lượt tìm kiếm mà ít đổi thủ cạnh tranh để tăng traffic cho website, quảng cáo hiệu quả cho thương hiệu.

3. Viết thẻ title có chứa từ khóa
Thẻ Meta title hay còn được gọi là thẻ tiêu đề. Nội dung trong thẻ này sẽ được Google hiển thị trong kết quả tìm kiếm. Để khuyến khích người đọc click vào bài viết của bạn, hãy đảm bảo title của bạn thật hấp dẫn nhắm trúng insight của khách hàng mục tiêu. nếu có thể hãy thêm con số và lợi ích mà khách hàng có thể nhận được vào tiêu đề. Title bài viết chứa từ khóa và không dài quá 69 ký tự

4. Tối ưu nội dung bài viết
Viết nội dung liên quan chủ đề và có chứa từ khóa
Phân đoạn và đặt các thẻ H1, H2, H3... để bố cục rõ ràng, gây hứng thú cho người đọc. Tối ưu mật độ và từ khóa từ 4.5-5%, bôi đậm in nghiên các từ khóa (có thể có hoặc không)
Chèn ảnh và tói ưu hình ảnh chuẩn SEO. Thẻ Alt và caption đều chứa từ khóa. Đặt liên kết các bài viết liên quan trong phần xem thêm

5. Viết thẻ mô tả chuẩn SEO
Phần mô tả hay còn gọi là meta description. Đối với thẻ này, bạn cần viết ngắn gọn và đảm bảo những nội dung quan trọng nhất. Bởi vì Google sẽ show ra khi khách hàng tìm kiếm. Khách hàng quyết định xem nội dung của bạn hay không phần lớn phụ thuộc vào nội dung của phần mô tả này và tiêu đề của bài viết.
Đặc biệt lưu ý phần này không quá 140 ký tự. Vì vậy hãy hiểu mong muốn thực sự của khách hàng và lựa chọn thông tin mà họ quan tâm nhất nhé

6. Xuất bản bài viết
Kiểm tra lỗi chính tả, từ khóa, hình ảnh, nội dung lại một lần nữa và xuất bản bài viết
(Nguồn facebook)

Thứ Ba, 19 tháng 9, 2017

Những quy luật, công thức cơ bản người làm kinh doanh phải biết

Ngay cả người bán hàng rong cũng biết tính làm sao để thu phải nhiều hơn chi. Vì vậy, đừng ra kinh doanh nếu không biết các quy luật, công thức cơ bản, cho dù không phải là chuyên gia tài chính

Quy luật cung- cầu
Cho dù làm ngành nghề gì thì muốn thành công phải có sự nhạy bén trong kinh doanh (busines sense). Ngành nghề gì cũng thế, càng có nhiều cầu thì càng hấp dẫn, ai cũng muốn nhảy  vào, tạo nên sự cạnh tranh khiến cung đôi khi vượt quá cầu
Để giành giật khách hàng, số đông doanh nghiệp hay chọn chiến lược cạnh tranh về giá thay vì tạo sự khác biệt, vì giảm giá thì dễ làm hơn, đỡ phải đau đầu suy nghĩ cách làm sao để khác biệt. Thế nên mới có nhiều "đại dương đỏ" với lượng cá có hạn nhưng quá nhiều người câu, dẫn đến cuộc chiến phá giá gay gắt.
Không có loại sản phẩm hay dịch vụ nào dễ làm, ít tốn công sức hay đem lại thành công cho tất cả mọi người. Không nắm quy luật cung- cầu thì cũng như ra trận mà không có vũ khí
Ví dụ về việc cho thuê nhà kiểu Airbnb: Nếu trong khu vực bạn muốn đầu tư có nhiều khách tìm thuê nhà (cầu nhiều) mà chưa nhiều người cho thuê (cung ít) thì đây là cơ hội tốt cho bạn. Nhưng nếu đã có nhiều đối thủ cạnh tranh trong cùng khu vực thì bạn nên cân nhắc và tính toán xem lượng khách hàng tiềm năng có đủ nhiều cho tất cả mọi người hay không

Tuy nhiên, néu bạn tự tin về gu thẩm mỹ (biết trang trí nhà mình cho bắt mắt để hút khách) cũng như dịch vụ khách hàng siêu tốt của mình thì cơ hội dành vẫn dành cho bạn - khách vẫn sẽ tìm đến bạn nếu bạn đưa ra mức giá thuê hợp lý

Công thức ROI và chi phí cơ hội
Đối với doanh nghiệp siêu nhỏ và quyết định đơn giản thì chênh lệch thu- chi là đủ dùng. Tuy nhiên công thức này bị hạn chế khi đụng đến các quyết định có liên quan đến máy móc, công nghệ, những tài sản có thể khấu hao, vì chi phí ban đầu để mua những thư này thường không rẻ và chỉ tính được hiệu quả kinh tế về lâu dài

ROI (Return On Investment), còn gọi là tỷ suất hoàn vốn, là chỉ số mà bất cứ người kinh doanh nào cũng cần biết. Nói một cách dễ hiểu, tìm chỉ số ROI là việc trả lời câu hỏi nếu bỏ ra 1 đồng thì tôi sẽ có thể có thêm mấy đồng nữa. Ví dụ, lãi suất tiết kiệm ngân hàng cũng là một chỉ số ROI
ROI  giúp bạn ra những quyết định về đầu tư, chi tiêu. Khi bạn muốn chi cái gì mà chưa biết cái đó sẽ mang lại cho bạn bao nhiêu thì hãy dành ít phút ngồi tính ROI trước đã. Ví dụ như dứng trước quyết định có nên đầu tư vào hệ thống camera và khóa thông minh hay không, tôi tính ROI và htấy nó giúp tôi hoàn vốn nhanh hơn so với việc thuê tiếp tân hay bảo vệ hàng tháng

Công thức tính: ROI = lợi nhuận ròng/ chi phí đầu tư (%). Trong trường hợp chi quá nhiều, thu không đủ bù chi thì lợi nhuận bị âm, lúc đó ROI cũng sẽ âm.
Ví dụ: Nếu ROI là 20% nghĩa là 100 đồng tôi bỏ ra sẽ mang lại cho tôi thêm 20 đồng. Nếu ROI là -20% nghĩa là 100 đồng tôi bỏ ra đầu tư sẽ khiến tôi mất thêm 20 đồng nữa vì kinh doanh kém.

Để tính lợi nhuận ròng trong công thức ROI, cần biết doanh thu dự kiến và chi phí đầu tư là bao nhiêu.

Ví dụ trong việc cho thuê nhà Airbnb: Chi phí đầu tư là tổng chi phí mặt bằng (nếu là nhà thuê lại), nội thất, trang thiết bị (TV, máy lạnh, tủ lạnh...), cơ sở vật chất (dầu gội, sữa tắm, giấy vệ sinh...), điện nước, phí vệ sinh, phí bảo vệ, phí quản lý, thuế... Nói chung có bao nhiêu chi phí phải tính hết vào và chọn mức khấu hao hợp lý. Về doanh thu dự kiến thì chỉ nên chọn tỉ lệ kín phòng (occupancy rate) khoảng 66% (2/3) là mức trung bình an toàn, vì ngành du lịch bị ảnh hưởng bởi yếu tố mùa vụ (seasonality), luôn có mùa cao điểm và thấp điểm. Như vậy, doanh thu dự kiến cả năm của bạn sẽ xấp xỉ bằng giá thuê 1 đêm x 20 ngày/ tháng (66% số ngày của một tháng) x 12 tháng. Sau đó, bạn chỉ cần áp dụng công thức ROI ở trên để cân nhắc  và quyết định đầu tư của mình

Tuy nhiên, doanh thu thực tế sẽ khác doanh thu dự kiến, do 2 yếu tố trong công thức: Giá thuê 1 đêm và tỷ lệ kín phòng. Khi đang mùa thấp điểm hoặc mới bắt đầu kinh doanh Airbnb, bạn nên giảm giá để tăng tỷ lệ kín phòng và kiếm được càng nhiều "bình luận" (review) càng tốt. Khi đã trở thành "điểm được ưa thích" (superhost) hoặc đến mùa cao điểm, khi mà tỷ lệ kín phòng đã tương đối tốt (>80%), bạn có thể tăng giá đê cải thiện doanh thu

Nhưng giá là con dao 2 lưỡi, bạn phải luôn giữ nó ở mức ngang giá thị trường hoặc thấp hơn nếu không muốn tỷ lệ kín phòng bị suy giảm. Vì cho dù nhà bạn có tuyệt vời thế nào, số đông vẫn sẽ không chấp nhận trả cao hơn mức giá trị trường chung. Tăng giá (cao hơn thị trường) mùa cao điểm hoặc giữ nguyên mức giá trong mùa thấp điểm đều đưa đến nguy cơ mất khách hàng, Ở đây, bạn cần biết và hiểu khái nhiệm chi phí cơ hội, đó là giá trị kin htế mà bạn bị mất khi không giảm giá kịp thời, vì khách không thuê phòng thì bạn vẫn phải trả tiền mặt bằng (nếu là nhà thuê lại) và những chi phí cố định khác.

Bên cạn ROI, chi phí cơ hội cũng là một khái niệm hữu ích được sử dụng trong lý thuyết lựa chọn. Chi phí cơ hội của một lựa chọn thay thế được định nghĩa như chi phí do đã không lựa chọn cái hay thế "tốt nhất kế tiếp"

Với vai trò là "superhost" trong cho thuê nhà qua Airbnb, người viết chia sẻ ví dụ minh hoạt cho các định nghĩa và công thức như sau
Bạn thuê một căn nhà có 10 phòng, giá thuê nguyên căn là 60 triệu/ tháng (chi phí cố định). Các loại chi phí khác (chi phí biến đổi) vào khoảng 10 triệu đồng/ tháng nếu khai thác hết công suất. Khi áp dụng tỷ lệ kín phòng an toàn 66% thì tổng chi phí = 60 + (10x66%) = 67 triệu đồng/ tháng , tương đương 804 triệu đồng/ năm

Giá thuê trung bình trên Airbnb cho loại phòng này là 500k/ đêm
Doanh thu dự kiến = 500.000 đ x 30 ngày x 10 phòng x 66% = 100 triệu/ tháng, tương đương 1.200 triệu đồng / năm
Lợi nhuận ròng = 1.200 - 804 = 396 triệu đồng/ năm
ROI = 396/804 = 49%

Nghĩa là, cứ mỗi một đồng đầu tư, bạn có thêm 0,49 đồng
Đến mùa thấp điểm, tỷ lệ kín phòng giảm còn 30%, dẫn đến doanh thu tháng đó còn 500.000 x 30 ngày x 10 phòng x 30% = 63 triệu đồng chi phí hàng tháng
Nếu không muốn lỗ (63-45) = 18 triệu đồng trong tháng đó, bạn có thể
1. Điều chỉnh giá thuê xuống còn 300.000 (tương đương -40%) nhưng tỷ lệ kín phòng lên 90% (tuy mùa thấp điểm nhưng các khách hàng sẽ chọn bạn nếu giá của bạn tốt nhất). Doanh thu sẽ là 300.000 x 30 ngày x 10 phòng x 90% = 81 triệu, tuy ít hơn doanh thu tháng dự kiến (100 triệu) nhưng vẫn mang lại lợi nhuận là 81 - (60 + 10x 90%) = 12 triệu đồng
2. Điều chỉnh giá thuê xuống còn 400.000 (tương đương -20%) nhưng tỷ lệ kín phòng lên 60%. Doanh thu sẽ là 400.000 x 30 ngày x 10 phòng x 60% = 72 triệu, tuy ít hơn doanh thu tháng dự kiến (100 triệu) nhưng vẫn mang lại lợi nhuận là 72 - (60 + 10 x 60%) = 6 triệu

Chênh lệch kinh tế giữa việc không giảm giá với việc giảm giá 40% (chi phí cơ hội) = 18 triệu (lỗ nếu không giảm giá 20% (chi phí cơ hội) = 18 triệu (lỗ nếu không giảm giá) + 6 triệu (lãi dự kiến nếu giảm giá 20%) = 24 triệu đồng
Rõ ràng là nếu bạn không giảm giá khi tỷ lệ kín phòng quá thấp (<50%), bạn sẽ phải trả giá những chi phí cơ hội cao hơn nhiều so với khoản lỗ mà bạn nhìn thấy được

Hơn nữa, với cùng một mức doanh thu, chủ nhà cho thuê với giá thấp nhưng tỷ lệ kín phòng cao sẽ có nhiều review hơn người cho thuê với giá cao nhưng tỷ lệ kín phòng thấp, vì số review luôn tỷ lệ thuận với tỷ lệ kín phòng. Và bạn thừa biết là trên Airbnb, càng nhiều review sẽ càng có nhiều khách đến với bạn

Thứ Tư, 6 tháng 9, 2017

5 điều cần nhớ để có quyết định sáng suốt

Ra quyết định thể hiện tính quyết đoán và tự tin của người lãnh đạo. Tuy nhiên, nhiều nhà điều hành doanh nghiệp còn phân vân và e dè trước những thời khắc quan trọng.
Một số "quyết định" không đưa ra quyết định. Một số khác do dự chưa biết nên quyết định hay không. Cả hai cách xử lý này đều không phải là hiếm và không được đánh giá cao trong giới quản lý kinh doanh thì thực ra đó là những cách thoái thác trách nhiệm chẳng khôn ngoan. 5 tips dưới đây có lẽ phần nào giúp bạn quyết định nhanh hơn và hiệu quả hơn.

1. Đừng quá kỳ vọng sự hoàn hảo
Thông thường, những nhà lãnh đạo giỏi sẽ hy vọng một dự án hay một báo cáo được hoàn thành ở mức 80% nhưng sớm hơn tiến độ ít nhất vài giờ đồng hồ, thay vì làm xong 100% nhưng trễ 5 phút. Bài học từ kinh nghiệm này là đừng bao giờ tổng đợi mọi thứ hoàn hảo tuyệt đối. Thay vì bỏ hết công việc và trí tuệ đi tìm những thứ không thể, những người lãnh đạo khôn ngoan sẽ quyết định chọn giải pháp tương đối và tiếp tục tìm tòi để hoàn thành phần còn lại trong giai đoạn tiếp theo của dự án

2. Tự tin vào quyết định của mình
Những người dày dặn trong việc đưa ra các quyết định thường biết tận dụng tính "độc lập tương tác". Điều này có nghĩa, họ luôn biết tận dụng ý tưởng và sự hỗ trợ từ phía những đối tác hay cộng sự giỏi nhất đang hiện diện xung quanh để giúp họ đưa ra các quyết định sáng suốt. Chẳng hạn, khi thảo luận một vấn đề nào đó với các chuyên gia trong lĩnh vực đang đề cập, họ sẽ không đặt câu hỏi "Tôi nên làm gì", thay vào đó là "Ông nghĩ thế nào về vấn đề này?". Nếu đợi chờ hết người này đến người nọ, hết ban này đến ngành nọ... để tham khảo ý kiến, thì bạn sẽ mất rất nhiều thời gian và cơ hội. Tốt nhất trong trường hợp này, bạn nên tham khảo ý kiến trực tiếp từ các nguồn đáng tin cậy và có uy ín rồi quyết định luôn ngay sau đó

3. Hãy để đầu óc thư giãn
Sự sáng suất thường xuất hiện rất bất ngờ, tương tự như trường hợp bạn sực nhớ tên của một diễn viên mà mình đã quên bẵng đi từ lâu. Khi đang suy nghĩ về một quyết định nào đó, bạn đừng buộc bản thân phải cố gắng quá mức. Bạn nên tìm cách thư giãn đầu óc hay suy nghĩ về một vấn đề dễ chịu khác. Như vậy, não bộ của bạn sẽ có thời gian lẫn cơ hội để duyệt lại ngân hàng dữ liệu, giúp tìm ra thông tin chính xác nhất đang tồn tại trong đó và đưa đến sự lựa chọn sáng suốt nhất

4. Đừng chỉ giải quyết vấn đề, hãy đưa ra quyết định
Một quyết định có thể giải quyết được một vấn đề, nhưng không phải mọi vấn đề đều được giải quyết bằng cách đưa ra một quyết định. Thay vào đó, việc quyết định thường dựa vào trực giác hơn là khả năng phân tích. Ví dụ như khi lựa chọn những nhà bán lẻ, việc đưa ra quyết định đòi hỏi phải có sự nghiên cứu các thông tin như quy mô, doanh số... thật kỹ lưỡng. Nhưng, trường hợp quyết định thưởng nóng cho best seller thì lại cần sự mạnh dạn và quyết đoán tức thời của trực giác

5. Thừa nhận mình đã sai
Nếu cảm thấy quyết định của mình là sai, thì hãy mạnh dạn thừa nhận rồi tìm cách khắc phục. Dù có quyết định không đúng, nhưng bạn vẫn sẽ được mọi người tôn trọng, tiếp tục ủng hộ nếu bạn biết chấp nhận và chịu trách nhiệm. Ngược lại, nếu bạn cứ cố tình trốn tránh và cố chấp, điều đó sẽ dần trở thành thói quen xấu và bị đánh giá là thiếu quyết đoán

(Nguồn Tạp trí Nữ Doanh Nhân)